SPDR là gì? Tại sao SPDR lại có tác động đến giá vàng?

SPDR có tác động khá lớn đến thị trường vàng nói chung. Đây là một loại tài sản giao dịch được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm trên thị trường tài chính. Có những thời điểm giá vàng diễn ra sự biến động tăng giảm khiến nhà đầu tư khó có thể giải thích được. Nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về SPDR bởi khả năng mà tổ chức này thao túng giá vàng là khá lớn. Vậy tại sao lại có nhiều giả thuyết về SPDR thao túng giá vàng trên thị trường?

1. SPDR là gì?

Quỹ SPDR tên gọi của một quỹ ETF được thành lập bởi State Street Corporation – đây là một tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý tài sản trên thế giới. Chính bởi vì sở hữu lượng hàng lớn trên thế giới, nên hầu như các động thái giao dịch của SPDR đều sẽ có ảnh hưởng đến thị trường.

spdr
SPDR Gold Trust là gì?

Đây là lý do chính khiến nhiều nhà đầu tư trên thị trường nghi ngờ về việc SPDR có tác động tiêu cực đến giá vàng. Cụ thể, vào thời điểm 2008, quỹ này đã thực hiện động thái bán đi một lượng lớn khoản hơn 20 tấn vàng. Hành động này đã gián tiếp kéo giá vàng xuống mức thấp nhất tại thời điểm này khi mức giả chi rơi vào khoản từ 880 cho đến 894 đô la/ounce.

2. SPDR Gold Trust hoạt động như thế nào?

SPDR hoạt động theo hình thức giám sát giá vàng trên thị trường và giữ lượng vàng đó ở tại ngân hàng London với số lượng khoảng 400 ounce/thỏi tại tài khoản của một trung tâm cất giữ. Khối lượng vàng cụ thể sẽ được giữ và giám sát tại kho tiền này. HSBC chính là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc cất giữ vàng.

SPDR Gold Trust sau đó sẽ thực hiện việc mua bán thông qua quá trình đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường. Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức sẽ thực hiện việc mua các cổ phiếu này trên sàn chứng khoán. Chẳng hạn như BNY Mellon đã thực hiện việc mua 1000 CP sau đó mang đến cho các thị trường khác có nhu cầu để phân bổ.

3. Tác động của SPDR đến thị trường vàng

SPDR là một trong những tổ chức có khối lượng vàng lưu trữ lớn trên thế giới. Vì vậy dù mua bán ở số lượng như thế nào cũng đều mang đến những biến động trên thị trường. Những nhà đầu tư, chuyên gia phân tích cũng đề cập đến việc giá vàng bị thao túng bởi những tổ chức lớn có thể diễn biến xấu hơn việc xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế của hai thị trường Mỹ và Châu Âu.

Theo thời gian, quỹ SPDR ngày càng trữ được một lượng vàng lớn hơn trên thế giới. Con số kỷ lục được ghi nhận vào thời điểm 2012. Chình vì thế SPDR và các tổ chức ETF khác trên thị trường đều có tác động ít nhiều đến giá trị vàng thế giới. Đặc biệt là ở thời điểm thị trường nhiên liệu và đồng đô la đang có dấu hiệu không quá khả quan. Việc thực hiện mua bán ETF hay của SPDR có thể tạo nên sự chú ý và nghi ngờ cho giới đầu tư chung.

4. Những yếu tố tác động đến SPDR Gold Trust

spdr
Những yếu tố có ảnh hưởng đến SPDR

Những giao dịch mua bán vàng của SPDR trong ngắn hạn có thể tạo ra những tác động đến thị trường. Nhưng về mặt dài hạn thì quỹ này vẫn chưa có đủ sức bởi lượng vàng nắm giữ vẫn chưa phải là yếu tố tác động quá lớn đến giá trị của vàng. SPDR chỉ có thể tạo nên biến động trong ngắn hạn, về lâu dài thị trường sẽ có khả năng sự cân bằng riêng. Hơn hết những yếu tố như tôn giáo, chính trị.. cũng tác động không nhỏ đến giá vàng.

Nhà đầu tư khi thực hiện việc mua vào các chứng chỉ GLD, các tổ chức SPDR sẽ thực hiện việc bán ngược ra lượng vàng tương ứng với khối lượng đã được mua trên thị trường.

Tổ chức GLD không hề thực hiện mua bán dựa trên giá trị tiền của mình, họ chỉ đứng ra làm cầu nối để giải quyết các nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. SPDR khi phát triển thành một lĩnh vực đầu tư mới với nhiều khía cạnh giúp thu hút nhiều thanh khoản hơn, từ đó làm cho thị trường trở nên được cải thiện tính sôi nổi, từ đó giúp cải thiện được khả năng lạm phát của thị trường.

5. Tại sao SPDR lại có tác động đến giá vàng?

Nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch ETF với nhiều mục đích nhưng cơ bản đó là giúp tài sản của mình tránh đi được rủi ro khi giữ vàng trong thời gian dài. Những quỹ tương tự như SPDR sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thoát được các rủi ro khi cất giữ tài sản bằng vàng trong thời gian dài. Điều này sẽ thông qua việc SPDR sẽ phát hành các loại cổ phiếu trên những thị trường đầu tư như chứng khoán. Cho đến thời điểm 2019, quá trình giao dịch vàng trên thế giới vẫn phát triển mạnh mẽ. Khối lượng ước tính trong một năm đối với lượng vàng giao dịch là từ 7,5% trên toàn cầu.

spdr
Lượng vàng mà quỹ SPDR đang dự trữ

Theo nhiều số liệu thống kê ghi nhận lại, các quỹ vàng như SPDR và những quỹ ETF khác hiện đang giữ khoản 92 triệu Ounce vàng. Tổng khối lượng vàng hiện tại của quỹ SPDR đã đạt con số hơn 3.300 tấn, tăng khoảng 30% so với thời điểm thống kê trước đó. Chính điều này đã tạo động lực khiến giá vàng có sự tăng mạnh trong năm 2020 khi giá vàng ghi nhận mức cao kỷ lục tại thời điểm này là 2000 đô la.

Còn theo báo cáo từ những tổ chức quản lý Vàng trên thế giới. Khối lượng vàng được giao dịch chỉ tính riêng cho các quỹ ETF và quỹ SPDR trong đầu năm 2021 cũng đã ghi nhận con số rất lớn trị giá 23 tỷ đô la.

SPDR hiện tại đang là tổ chức dự trữ số lượng vàng lớn tại HSBC ở London. Lượng vàng của SPDR nắm giữ lên đến hơn 950 tấn tương đương với giá trị 27,5 triệu Ounce bao gồm gần 70.000 thỏi. Theo tính toán tại thời điểm thống kê giá trị của số vàng của SPDR ước đạt 37 đô la.

Cho đến thời điểm này, con số vàng mà SPDR dự trữ đã vượt qua mức 1.250 tấn, nhiều chuyên gia đánh giá rằng SPDR dữ trữ số vàng đã vượt qua Fort Knox của Mỹ. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện tại có lượng vàng dự trữ thấp hơn khá nhiều so với SPDR.

6. Tác động của chứng chỉ vàng và giá vàng

Chứng chỉ và biểu đồ vàng của SPDR có sự tương tác qua lại lẫn nhau một cách tích cực. GLP sẽ có sự phụ thuộc dựa trên giá vàng. Khi giá vàng có xu hướng tăng cao sẽ khiến GDL đạt mức tăng dao động từ mức 14%/năm. Điều này thể hiện rõ nhất vào năm 2007 đến 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra khiến giá vàng biến động, biểu đồ vàng cũng vì thế mà có mức tăng đến hơn 280%.

SPDR đã tạo ra được một sự mở rộng cho lĩnh vực đầu tư vàng nói chung từ đó kích thích, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. SPDR đã tạo nên được một sự sôi nổi, đồng thời SPDR củng cố thêm về tính thanh khoản. Đồng thời đảm bảo được tính an toàn cho thị trường. Nếu quan sát trên biểu đồ của SPDR, ta có thể nhận ra được tác động tốt đến quá trình hoạt động của thị trường.

7. Tổng kết

Trong ngắn hạn, SPDR tạo ra những biến động trên thị trường một cách khó đoán. Mọi giao dịch của SPDR đều được công bố vào ngày hôm sau, chính vì thế các diễn biến trên thị trường đều rất khó đoán trước được. Nhà đầu tư cũng có thể theo dõi hoạt động của SPDR để dự đoán xu hướng tương lai của thị trường. Nhưng việc đón đầu dựa trên các quyết định mua bán của quỹ này có phần không khả thi.

Hy vọng rằng qua bài viết này các độc giả sẽ hiểu hơn về SPDR là gì.

Google search engine