Proof of stake xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, đến nay đã có hàng trăm đồng tiền điện tử sử dụng thuật toán đồng thuận PoS. Với khả năng linh hoạt, sinh lợi nhuận dễ dàng cùng tính bảo mật tuyệt vời, Proof of stake xứng đáng là xu hướng thuật toán “quốc dân” trong tương lai của blockchain. Cùng tìm hiểu Proof of stake là gì? và những kiến thức liên quan đến PoS trong bài viết sau!
1. Proof of stake là gì?
Proof of stake được hiểu là bằng chứng đồng thuận của không gian blockchain. Trong đó, người tham gia cần phải stake coin (đặt cược) để xác nhận tham gia các giao dịch trên các block khác nhau. Nói chính xác hơn thì người tham gia cần phải đặt cọc coin để xác minh danh tính trên không gian blockchain.
2. Những thuật ngữ liên quan đến Proof of stake
Nếu bạn là một người am hiểu về tiền điện tử nói chung và không gian blockchain nói riêng thì các thuật ngữ liên quan đến Proof of stake khá dễ hiểu. Nhưng với những người tập tành chơi bitcoin thì những kiến thức sau đây vô cùng bổ ích:
- Node (Masternode): Hay còn gọi là người tham gia. Đây là những người xác nhận tham gia giao dịch, có nhiệm vụ đóng block cho đồng coin. Node sẽ sử dụng các phần mềm quản lý đồng coin khác nhau để giữ ổn định cho toàn bộ hệ thống.
- Validator – Người kiểm định: Tùy theo thời gian nắm giữ tài sản, Blockchain sẽ random 1 node để làm validator.
- Stake – Người đặt cọc: Stake trong PoS được hiểu là điều kiện cần để một node trở thành một validator.
- Lock & Unlock – Khóa và mở khóa: Tất cả các coin được node stake sẽ được khóa (lock). Đồng nghĩa với việc trong quá trình Node trở thành Validator thì coin không được giao dịch. Ngược lại, nếu quá trình trở thành Validator thất bại thì tất cả các coin ban đầu sẽ được mở khóa (unlock).
- Mint hay Forge: Đây là thuật ngữ nhằm phân biệt với lệnh mine (đào) trong Proof of work, chỉ quá trình kiểm định và đóng các block của Validator.
3. Phương thức hoạt động của Proof of stake
Bạn có thể hiểu đơn giản phương thức hoạt động của Proof of stake này như sau:
Thuật toán đồng thuận PoS sẽ sử dụng công thức tìm kiếm khác nhau (Randomised Block Selection hoặc Coin Age Selection) để lựa chọn ra người kiểm định – Validator. PoS yêu cầu tất cả node muốn tham gia buộc phải đóng một lượng coin nhất định để xác nhận đồng thuận cho mỗi block.
Bất kể ai cũng có quyền tham gia giao dịch, miễn là có đóng một lượng coin nhất định vào hệ thống blockchain. Nếu đặt cược thành công thì hệ thống sẽ chính thức khóa (lock), loạt đồng coin này được dùng làm tài sản thế chấp cho hệ thống.
Sau khi unlock, phần thưởng sẽ xuất hiện và được chia để cho tất cả những người tham gia giao dịch. Hạn mức phần thưởng phụ thuộc vào số coin mà node đóng trước đó.
Thực chất, hoạt động của Proof of stake phức tạp hơn và chịu chi phối từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là cách chọn nút node trong PoS với hai phương thức cơ bản sau:
- Randomised Block Selection (Lựa chọn node ngẫu nhiên): Là cách lựa chọn người xác thực từ những node có giá trị băm (hashrate) thấp nhất kết hợp với giá trị cổ phiếu cao nhất.
- Coin Age Selection (Thời gian nắm giữ tài sản): Là cách chọn lựa người xác thực dựa trên tuổi của tài sản. Cách tính đó là lấy số ngày các coin được giữ làm cổ phần nhân với số lượng các coin. Lưu ý: Các node phải có ít nhất 30 ngày xem xét tài sản mới được quyền “tranh cử” làm Validator ở block tiếp theo. Do đó, node nắm giữ tài sản trong thời gian lâu hơn sẽ uy tín và có mức cạnh tranh cao hơn.
4. Các loại coin/token sử dụng Proof of stake
Ý tưởng về thuật toán đồng thuận Proof of stake lần đầu tiên được khơi mào vào năm 2011 tại diễn đàn Bitcointalk. Ngay năm sau đó, 2012, đồng tiền điện tử Peercoin tiên phong sử dụng PoS và mang lại những phản hồi tốt. Từ đó về sau, PoS được hàng trăm đồng tiền điện tử lớn nhỏ sử dụng và phát triển, thay thế thuật toán Proof of Work trong tương lai.
Đến ngày nay, các đồng tiền điện tử dùng PoS có thể kể đến là: Ethereum đang trên đà chuyển đổi từ PoW sang PoS. Ngoài ra, Cosmos cũng đang khai thác và hoạt động hiệu quả trên cơ chế PoS. Một số đồng coin khác như: NavCoin, NEO coin, Lisk (LSK), Reddcoin (RDD), ARK, v.v.
5. Tại sao không nên bỏ lỡ thuật toán đồng thuận Proof of stake?
Sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of stake được coi là hình thức “lấy coin để đào coin” hiệu quả số 1 hiện nay. Sức hấp dẫn của thuật toán này được thể hiện:
- Kiếm lời trong vai trò của một Holder: Người chơi chỉ việc giữ coin trong ví trong một thời gian nhất định. Nếu có thưởng, sẽ được thực hiện qua giao thức tự động hoặc thông qua hành động của người chơi.
- Kiếm lời thông qua việc “đặt cược” staking: Người chơi sẽ thực hiện ủy thác coin của mình cho một người khác. Lợi nhuận sẽ được người xác nhận chia cho người chơi theo đúng phần trăm cổ phần họ đóng ban đầu.
- Proof of stake hứa hẹn sẽ là xu thế thuật toán trong không gian tiền điện tử tương lai. Việc cân nhắc sử dụng thuật toán này ngay từ bây giờ là cách bạn đón đầu xu thế, phát triển bền vững.
6. Ưu, nhược điểm của thuật toán PoS
6.1 Ưu điểm
- Tối ưu hóa năng lượng: Nếu như Proof of Work đòi hỏi phải sử dụng ổ cứng và quy trình lắp đặt phức tạp thì Proof of Stake gần như đảm bảo yêu cầu về tối ưu hóa năng lượng.
- Kiếm lợi nhuận dễ dàng hơn: Ưu điểm vượt trội của PoS chính là có khả năng tăng được coin cho holder do đó mà dù giá có giảm thì bạn vẫn hoàn toàn có thể kiếm lời trên những đồng coin còn lại của mình.
- Tính bảo mật cao: Mạng lưới của Proof of stake có tính độc quyền cao hơn khi thiết lập tấn công với tỷ lệ lên đến 51%. Việc một cá nhân hay một tổ chức kiểm soát phần băm thực hiện xâm nhập phi pháp với tỷ lệ 51% gần như là không tồn tại. Bởi nếu khi thất bại thì xác suất mất trắng là rất cao. Đồng thời, nếu các validator cố gắng chấp thuận các giao dịch phi pháp thì khả năng cao bị trừ đi gần hết số tài sản đang giữ. Một nguyên nhân khác nữa đó là chẳng có nhà độc quyền nào lại muốn “đưa mình vào hang cọp” khi xác nhận giao dịch bất lợi khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng coin. Một khi cầu giảm sẽ khiến giá giảm, và tất nhiên tỷ lệ stake coin cũng giảm, người nhận “trái đắng” tiếp theo hẳn là nhà độc quyền.
6.2 Nhược điểm
- Không có mức hạn định lãi chính xác: Nếu cao hơn ban đầu thì node nhận thưởng nhiều, nhưng ngược lại lãi suất thấp hơn kỳ vọng khi staking thì sẽ lỗ.
- Gặp rủi ro scam bất cứ lúc nào: Bên cạnh những rủi ro khi staking với đồng coin thì việc node lựa chọn blockchain không uy tín cũng làm tăng nguy cơ gặp rủi ro.
- Phụ thuộc vào các node khác: Với Proof of stake, ai “giàu” hơn người đó có “quyền” quyết định đến tính xác thực phi tập trung của mạng.
Xem thêm: Top những trang đào bitcoin uy tín, đăng nhập miễn phí 100%
7. Lời kết
Thuật toán đồng thuận Proof of stake đang nhận được phần lớn “cảm tình” của các đồng coin trên không gian blockchain. Hứa hẹn trong tương lai, đây là thuật toán “quốc dân” được ứng dụng rộng rãi. Với cơ chế staking, các masternode rộng khắp có thể tham gia giao dịch dễ dàng nhằm giúp mạng lưới mang tính bảo mật cao hơn với cơ chế phi tập trung tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên về Proof of stake là gì? và những kiến thức cơ bản về Proof of stake đã trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết cho “hành trình” kiếm tiền từ đồng PoS. Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại website https://toptradingforex.com/ nhé!