Mortgage là gì? Những hình thức thế chấp tài sản để vay vốn

Thế chấp(Mortgage) là một thuật ngữ dường như rất quen thuộc đối với bất kỳ ai hoạt động kinh doanh, mua bán, và kể cả đầu tư trên thị trường. Thế chấp chính là một hành đồng nhằm xác lập mối quan hệ giữa các chủ thể tín dụng nhằm để đảm bảo tín an toàn cho một khoản vay nào đó. Ngoài việc thể hiện sự liên quan của các chủ thể trong vay vốn, Mortgage còn có những đặc điểm nào trong nền kinh tế nói chung?

1. Mortgage là gì

Mortgage hay thế chấp là một hành động sử dụng tài sản bất kỳ thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện việc đổi lấy một khoảng vốn, tiền nhất định. Đối tượng thế chấp phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, thỏa thuận trước đó và không chuyển giao chuyền sở hữu gốc của tài sản.

mortgage
Thế chấp tài sản là gì?

Xem thêm:

Mortgage là hình thức diễn ra nhằm đảm bảo việc cho vay tránh phải những rủi ro bằng việc đưa ra các tài sản có giá trị tương đương để đảm bảo. Nếu xét theo những quy định của luật pháp về nội dung của Mortgage thì: Thế chấp(Mortgage) chính là quá trình một bên sử dụng những loại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo về khả năng thanh toán khoảng nay cho bên kia. Những loại tài sản này không được chuyển giao, hay sang nhượng cho bên cho vay vốn. Việc thỏa thuận việc giữ các loại tài sản này có thể thông qua 2 bên. Hoặc bên thứ 3 nào đó có thể được bàn giao tài sản thông qua sự thỏa thuận của cả hai.

2. Đặc điểm của các loại hình Mortgage

Một vài những đặc điểm và quy định cần phải đảm bảo cả hai bên cần tuân thủ trong quá trình diễn ra Mortgage. Cụ thể:

Đầu tiên, trong quá trình thực hiện Mortgage, những cá nhân, tổ chức không cần thực hiện quyền chuyển đổi trạng thái mà chỉ cần đưa ra những giấy tờ chứng minh đối tượng sở hữu tài sản.

Thứ hai, đối với bên cho vay, nhận tài sản thế chấp có thể sử dụng loại tài sản này trong khoảng thời gian thỏa thuận, cụ thể là thời gian thế chấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo không làm hư hại trong thời gian Mortgage.

Thứ ba, các loại tài sản được dùng để Mortgage thường là bất động sản, tài sản Mortgage cũng có thể là hàng hóa, phương tiện giao thông, những loại tài sản có giá trị tương đương khoản vay Mortgage.

Thứ tư, những loại tài sản Mortgage có thể là các loại tài sản được hình thành trong tương lai.

Thứ năm, quá trình diễn ra Mortgage cần phải đảm bảo đúng những quy định của pháp luật nói chung bao gồm luật đất đai, luật hình sự và những điều luật khác có liên quan.

Và điều cuối cùng, toàn bộ các loại tài sản Mortgage sẽ được bên cho thế chấp giữ. Trong trường hợp có một bên thứ ba giữ các loại tài sản Mortgage cần phải có sự đồng ý của 2 bên.

3. Có những loại tài sản Mortgage nào?

3.1 Mortgage theo nội dung

mortgage
Phân loại các hình thức thế chấp tài sản.

Mortgage pháp lý:

Đối với trường hợp này những người đi vay sẽ có những thỏa thuận liên quan đến việc chuyển đổi quyền sử dụng tài sản cho ngân hàng trong trường hợp không thể thanh toán khoản vay. Trong trường hợp này phía ngân hàng có thể thực hiện cho thuê, bán tài sản này mà không cần phải xảy ra tố tụng.

Thông qua tính pháp lý của Mortgage, các tổ chức tín dụng được quyền thu hồi tài sản nếu hợp đồng Mortgage không được thanh toán mà không cần pháp luật can thiệp.

Các tổ chức tín dụng được quyền sử dụng toàn bộ số tiền đã thanh lý tài sản Mortgage mà không cần phải có sự can thiệp vào của những đối tượng nào khác.

Quá trình Mortgage diễn ra với nhiều thủ tục khá phức tạp và trải qua nhiều quá trình. Mỗi lần thực hiện Mortgage đều cần phải có hợp đồng và các thỏa thuận mới.

Thế chấp công bằng

Đối với hình thức thế chấp tài sản này thì phía ngân hàng chỉ được giữ lại những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của các loại tài sản đó.

Trong trường hợp khách hàng mất đi khả năng thanh toán lại khoản nay, ngân hàng trong tình huống này không thể thực hiện thanh lý tài sản mà phải căn cứ vào các thỏa thuận tiếp theo đã ghi trong hợp đồng.

Quá trình diễn ra thủ tục cho hình thức này không quá phức tạp và ít mất đi chi phí.

Trong quá trình xử lý tài sản Mortgage, các tổ chức tín dụng có thể phải chia phần với những đối tượng là chủ cho vay khác vì tài sản này có thể được mang đi thế chấp ở nhiều nơi.

Điều thiếu sót của hình thức này đó là các tổ chức tín dụng khó có thể xử lý tài sản này vì có nhiều chủ nợ khác cùng tham gia. Vì vậy hình thức này cần phải được xử lý bởi yếu tố luật pháp.

3.2 Mortgage dựa vào số lần

Nếu xét trên phương diện Mortgage tính theo số lần, Mortgage có thể được chia thành hai trường hợp và ứng với mỗi trường hợp sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:

Mortgage lần một là lần đầu tiên tài sản được mang đi để đảm bảo tính an toàn cho một khoảng tiền vay từ tổ chức tín dụng.

Mortgage lần hai: là hình thức người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch của tài sản với khoản vay để mang đi làm khoảng đảm bảo cho các khoản vay tiếp theo.

3.3 Mortgage dựa vào tính chất

mortgage
Thế chấp tài sản dựa vào tính chất.

Nếu dựa vào tính chất và quy mô của loại tài sản dùng để Mortgage chúng ta sẽ có hai loại đó là thể thấp tất cả và một phần. Cụ thể:

Mortgage một phần có nghĩa loại tài sản đó chỉ được sử dụng một lần để mang đi làm vật để thế chấp. Trong trường hợp loại tài sản đó phát sinh thêm những loại tài sản phụ gắn liền thì các bên cần phải đưa ra thỏa thuận rằng nó có thuộc vào tài sản để Mortgage hay không. Cụ thể là những loại nhà ở gắn liền với khoảng đất.

Đối với những loại thể chấp toàn bộ thì tất cả các loại tài sản gắn liền, phụ đi kèm đều sẽ được dùng làm tài sản cho quá tình Mortgage giữa các bên mà không cần phải trải qua những thỏa thuận.

3.4 Mortgage dựa vào cơ sở nguồn gốc

Giống như các hình thức Mortgage ở trên, nếu dựa vào nguồn gốc của Mortgage chúng ta có thể phân thành hai loại đó là thế chấp gián tiếp và trực tiếp:

Mortgage gián tiếp chính là những loại tài sản được sử dụng để làm vật Mortgage, hay những loại tài sản được tạo nên từ quá trình vay tiền của các tổ chức tín dụng. Nên nhớ hai loại tài sản này không giống nhau.

Mortgage trực tiếp là trường hợp những loại tài sản được sử dụng cho quá trình Mortgage được tạo nên, hình thành từ nguồn vốn đã vay từ các tổ chức tín dụng. Tiêu biểu như vay ngân hàng để mua nhà ở, mua xe hơi.. những tài sản này sẽ được dùng làm vật để Mortgage.

4. Tổng kết

Đây là toàn bộ những kiến thức về Mortgage hay quá trình diễn ra thế chấp để vay vốn. Để không bị nhầm lẫn và xảy ra những tình huống rắc rối đặc biệt là liên quan đến những loại tài sản có giá trị lớn. Trong quá trình diễn ra Mortgage bản thân người cho vay và cả người đi vay cần phải hiểu rõ những quy định để quá trình vay vốn diễn ra được minh bạch. Việc xác định đúng và hiểu rõ những hình thức vay vốn sẽ giúp bạn thực hiện thế chấp(Mortgage) một cách phù hợp với nhu cầu của chính bản thân. Ngoài ra, hiểu rõ về Mortgage sẽ giúp đảm bảo những quyền lợi của chính bản thân cũng như trách nghiệm của người đi vay đối với tổ chức tín dụng.

Google search engine