Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái luôn được quan tâm bởi các nhà giao dịch trong thời gian gần đây. Kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển, kéo theo đó là quá trình hội nhập và toàn cầu hoá làm đẩy mạnh quá trình trao đổi đồng tiền giữa các quốc gia với nhau.

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, các cuộc kinh doanh và giao dịch giữa các nước trên thế giới bắt đầu diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Đơn giản nhất, chúng ta có thể thấy lượng khách quốc tế ghé thăm nước ta ngày càng tăng, do đó nhu cầu trao đổi tiền cũng tăng nhiều hơn. 

Vậy thì, việc trang bị các kiến thức cơ bản về tỷ giá là rất cần thiết, đặc biệt là khi phải giao dịch quốc tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tỷ giá hối đoái là gì? cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Cung cầu ngoại tệ

Tiền tệ cũng giống như các loại hàng hóa cơ bản,đều chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Khi mà lượng cung ngoại tệ lớn hơn lượng cầu, tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Ngược lại, khi lượng cung ngoại tệ thấp sẽ dẫn đến khan hiếm, đẩy giá ngoại tệ tăng cao và đồng nội tệ bị rớt giá. Đây cũng chính là yếu tố cốt lõi nhất ảnh hưởng đến tỷ giá của ngoại tệ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi ngoại tệ

Ngân hàng trung ương của các quốc gia thường chịu trách nhiệm cho việc điều tiết lượng cung ngoại tệ cho quốc gia đó. Các chính sách kinh tế được thực thi nhằm giữ vững tỷ giá ở mức ổn định nhất.

2. Lạm phát

Lạm phát tác động đến sức mua của đồng tiền. Nó sẽ bào mòn giá trị của đồng tiền theo thời gian. Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát càng cao thì đồng tiền mất giá càng mạnh, làm tăng tỷ giá hối đoái. Các nhà đầu tư thường yêu thích những quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp. Những đồng tiền mạnh có xu hướng được tích trữ, còn tiền không ổn định dễ bị bán tháo. Duy trì mức lạm phát thấp luôn là mục tiêu của nhiều quốc gia.

3. Lãi suất

Lãi suất là một trong những công cụ điều tiết nền kinh chính của chính phủ. Thông qua việc thay đổi lãi suất, nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ lạm phát phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Lãi suất cao sẽ giữ cho lạm phát ở mức thấp, đồng thời thu hút nhà đầu tư đầu tư vào, thúc đẩy giá trị động tiền và giảm tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, mức lãi suất quá cao trong thời gian dài sẽ khiến nền kinh tế quốc gia bị đình trệ và nguy cơ dẫn đến suy thoái.

4. Nợ công

Nợ công lớn dẫn đến thâm hụt ngân sách quốc gia. Khi một quốc gia bị thâm hụt ngân sách, quốc gia đó sẽ tăng cường lượng ngoại tệ thông qua hình thức vay nợ. Lượng ngoại tệ tăng lên dẫn đến việc tỷ giá của đồng ngoại tệ so với nội tệ bị giảm xuống.

Tuy nhiên, nợ công quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát cao. Nếu quốc gia không đủ tiền để trả nợ, họ bị buộc phải in thêm tiền của nước mình, dẫn đến bùng nổ lạm phát. Bạn có thể tìm hiểu forex và tài chính để biết rõ hơn về vấn đề này. Lạm phát tăng tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Khi mà quốc gia tiến hành trả nợ, lượng ngoại tệ nắm giữa sẽ giảm xuống, kéo tỷ giá hối đoái phải giảm theo.

5. Thu nhập quốc gia

Một nước có nền kinh tế phát triển mạnh sẽ có mức thu nhập quốc gia cao. Những nước này sẽ có xu huống tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, làm tăng cầu ngoại tệ. Từ đó, tỷ giá hối đoái sẽ tăng cao. Ngoài ra, thu nhập tăng sẽ khiến người dân chi tiêu nhiều hơn,thúc đẩy lạm phát tăng theo, góp phần đẩy lạm phát tăng lên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường
Có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau

6. Cán cân thương mai

Cán cân thương mại là tỷ lệ giữa xuất khẩu so với nhập khẩu. Những quốc gia nhập khẩu cao dễ bị mất giá đồng tiền, và nguồn cung ngoại tệ bị khan hiếm hơn. Từ đó, dẫn đến việc tăng tỷ giá hối đoái. Những quốc gia xuất khẩu mạnh chứng tỏ nền kinh tế vững chắc, đồng tiền của nước đó cũng sẽ tăng giá trị hơn so với những nước nhập khẩu.

7. Yếu tố chính trị

Chính trị là có ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Cụ thể, chính sách của người cầm quyền sẽ ảnh hưởng đến đến cách thức nền kinh tế vận hành, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Mỗi khi có sự thay đổi lớn trong bộ máy chính trị, thường sẽ dẫn đến sự biến đổi về tỷ giá trong thời gian ngắn.

Những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ kéo theo nền kinh tế lẫn tỷ gí hối đoái đi xuống. Một quốc không ổn định sẽ khiến mọi hoạt động sản xuất bị đình trị, nền kinh tế lao dốc. Đặc biệt, những nước xảy ra chiến tranh thì giá trị đồng tiền hầu như trở thành giấy vụn. Các nhà đầu tư sẽ rút hét ngoại tệ của họ về nước.

8. Sự phát triển của nền kinh tế

Sức mạnh của đồng tiền sẽ tỷ lệ thuận với sức mạnh kinh tế của quốc gia đó. Một quốc gia phát triển sẽ thu hút một lượng ngoại hối khổng lồ. Nguồn ngoại tệ dồi dào làm tăng giá trị của đồng nội tệ, thay đổi tỷ giá hối đoái theo hướng tích cực.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu được khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà bạn cần phải chú ý khi thực hiện các giao dịch quốc tế. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine