Lũy kế là gì? Có những loại lũy kế nào trong kinh doanh

Trong báo cáo kinh doanh từng thời kỳ có rất nhiều những khái niệm đòi hỏi người quản lý cần phải nắm được. Trong số đó có những thuật ngữ có ý nghĩa gần giống nhau, một vài thuật ngữ gây ra sự khó hiểu. Lũy kế là một trong số đó, chúng ta đã nghe qua khá nhiều những khái niệm như lỗ lũy kế, doanh thu lũy kế,.. vậy lũy kế (Cummulative) là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với quá trình thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh.

1. Lũy kế là gì?

Lũy kế trong kinh doanh chính là những số liệu thống kê được thực hiện cộng dồn lại theo từng giai đoạn hoạt động. Những số liệu từ đợt này được tính tiếp theo vào kỳ hoạt động kế tiếp. Một doanh nghiệp trải qua một năm hoạt động sẽ có sự xuất hiện của lũy kế theo nhiều dạng.

Số liệu kế toán quan trọng trong kinh doanh.
Số liệu kế toán quan trọng trong kinh doanh.

Trong quy mô một doanh nghiệp lớn, Cummulative sẽ có mức độ phức tạp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, để dễ hiểu chúng ta sẽ theo dõi một ví dụ khá đơn giản sau đây:

Trong quý 4 một doanh nghiệp hoạt động kết thúc tháng 11 với khoảng nợ ghi nhận được là 50 triệu, tiếp tục ở tháng 12 doanh nghiệp lại ghi nhận thêm 20 triệu từ các khoảng nợ. Theo đó tổng nợ bạn phải tra trong hai tháng nếu chưa thanh toán sẽ là 70 triệu. Lúc này những bên cho vay nợ sẽ thực hiện việc ghi lũy kế 70 triệu này vào thống kê kinh doanh của họ.

2. Những yếu tố liên quan đến việc tính lũy kế

Những yếu tố có thể tạo nên Cummulative tương đối đa dạng, nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng với nhiều lĩnh vực, sản phẩm.

2.1 Lũy kế đối với giá trị thanh toán

Phần lũy kế này đề cập đến hai khoản chi phí cần thanh toán đó là Cummulative khối lượng cần thanh toán và Cummulative thanh toán tạm ứng.

Cummulative thanh toán tạm ứng sẽ được xác định bằng cách lấy tổng phần giá trị tạm ứng dựa trên những loại hợp đồng của khách hàng vẫn chưa thu hồi toàn bộ. Số liệu này sẽ được tính tổng trong kỳ kinh doanh trước đó. Sau đó thực hiện từ đi số tiền khách hàng đã ứng một phần. Và cuối cùng là cộng với phần mà doanh nghiệp đề nghị khách hàng chi trả trong kỳ hiện tại.

Phân loại những chỉ số kế toán.
Phân loại những chỉ số kế toán.

Cummulative khối lượng thanh toán sẽ được xác định bằng cách tính tổng những giá trị mà doanh nghiệp đã thực hiện chi trả cho toàn bộ khối lượng mà tổ chức đã thực hiện cho tới thời điểm cuối kỳ trước. Sau đó thực hiện cộng với phần giá trị đã chiết khấu dựa trên phần tạm ứng. Cuối cùng cộng với phần tiền được yêu cầu thanh toán tại thời điểm kinh doanh hiện tại.

Việc xác định được các giá trị lũy kế giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các hoạt động, những lỗ liệu báo cáo sẽ chính xác hơn. Để những kết quả này không bị sai lệch hay thể hiện không đúng chúng ta cần xác định chính xác các yếu tố cấu thành nên công thức.

2.2 Khấu hao lũy kế

Đây là thuật ngữ có lẽ được nghe đến và sử dụng nhiều nhất trong quá trình doanh nghiệp thực hiện tính toán khấu hao. Để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh của tổ chức, những nhà quản lý cần phải hiểu rõ và nắm bắt được các khái niệm về lũy kế.

Thống kê những khoản khấu hao trong kỳ.
Thống kê những khoản khấu hao trong kỳ.

Khấu hao chính là quá trình thu hồi lại những giá trị đối với những tài sản như máy móc, thiết bị, chung quy lại là các loại tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Vậy khấu hao lũy kế là quá trình như thế nào?

Đó chính là quá trình tính tổng giá trị khấu hao theo tưng năm, giai đoạn hoạt động. Sau đó tỉnh tổng các giá trị khấu hao của các năm trước đó lại để được một con số cộng dồn được gọi là lũy kế khấu hao.

2.3 Lỗ lũy kế

Thông qua những nội dung đã đề cập đến ở trên thì bạn cũng phần nào hiểu được lỗ lũy kế có ý nghĩa là gì. Đúng như tên gọi của nó, đây chính là phần suy giảm, thiếu hụt, những phần kinh doanh không hiệu quả tạo ra các khoản lỗ được thống kê trên các bản báo cáo. Lỗ kinh doanh chính là phần thiếu hụt của doanh thu so với những chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh.

Doanh nghiệp cần giám sát và tính toán những khoản lỗ lũy kế này vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tổ chức. Cụ thể, một doanh nghiệp xây dựng và chuẩn bị một dây chuyền với thời gian hoạt động theo kế hoạch là 5 năm. Tuy nhiên, máy móc hoạt động được đến cuối năm thứ 4 nhưng lại bị hư hỏng và không thể dùng thêm nữa. Điều này sẽ tạo ra một khoảng lỗ do thời gian khấu hao chưa đủ theo kế hoạch. Đây chính là một khoảng lỗ lũy kế mà doanh nghiệp phải chịu.

Việc xác định những khoản lỗ này đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, nhưng chung quy lại thì:

Khoảng lỗ này sẽ được xác định bằng việc sử dụng giá trị sổ sách của toàn bộ các sản phẩm sau đó trừ đi cho cho chính nó trên giá trị thu hồi. Mọi giá trị trong cách tính này đều sẽ được quy thành tiền.

Trong suốt quá trình hoạt động nếu xảy ra những tình huống làm phát sinh các khoản lỗ này. Các tổ chức cần phải thực hiện hoạch toán ngay vấn đề này. Trong trường hợp nếu có sự xảy ra của quá trình biểu diễn lại giá gốc hàng hóa được sử dụng, thì giá trị lỗ này sẽ được tính toán và thống kê lại như sau:

Những khoảng nợ sẽ được đo lường bằng những giá trị lỗ đối với những loại tài sản không mang lại giá trị đúng như kỳ vọng. Những khoảng này sẽ được tính toán dựa trên những mức lỗ hoặc lãi ghi nhận được đối với tài sản cụ thể.

3. Những vấn đề có liên quan đến lỗ lũy kế

3.1 Có thể đảo ngược những khoảng lộ này không?

Trong quá trình hoạt động, những người thống kê số liệu có thể thực hiện đảo lại những khoản lỗ lũy kế. Bằng cách sử dụng những chỉ số làm mức lỗ này bị giảm đi và đưa về một mức lỗ duy nhất. Điều này được thực hiện thông qua việc đưa những khoảng khấu hao dịch chuyển sang kỳ sau và đồng thời đảm bảo không làm đảo ngược những khoảng lỗ tạo nên các lợi thế kinh doanh.

3.2 Làm thế nào để xác định sự suy giảm

Những kết quả này ngoài việc đánh giá và thể hiện được mức suy giảm trong giá trị trên thị trường. Nó còn đánh giá những tác động xấu đến yếu tố kỹ thuật đối với mô hình sản xuất, làm giảm đi khả năng thu lại lợi nhuận, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Mặc dù các thông số chưa nói hết lên được thực trạng, cũng như đánh giá không đúng với mức độ thiệt hại và khả năng duy trì sản xuất, cũng như là doanh nghiệp có thực sự gặp bất lợi hay không. Vì thế chúng ta cần căn cứ vào những yếu tố này mới có thể đánh giá được chính xác tác động của những sự suy giảm này.

4. Tổng kết

Lũy kế là khái niệm mà người quản lý hoạt động doanh nghiệp cần phải nắm được bởi nó được sử dụng rất nhiều trong quá trình báo cáo kinh doanh. Chỉ số lũy kế có tác động đến những kỳ hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp vì vậy cần có kế hoạch tính toán và sử dụng thật phù hợp. Đây là một trong những yếu tố đánh giá được hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Vì vậy cần chú trọng chỉ số này trong quá trình thống kê.

Google search engine