Kiểm soát tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam không quá 4% năm 2021

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tỷ lệ lạm phát trên thế giới tăng cao. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế trong nước quan ngại về tình hình lạm phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Việt Nam. Song, nhiều ý kiến lại cho rằng các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu “bật” trạng thái chung sống với dịch bệnh, nỗ lực vực dậy sau khó khăn để phát triển. Và hy vọng tình trạng lạm phát sẽ được kiểm soát, đạt yêu cầu đề ra của Quốc hội với tỷ lệ lạm phát dưới 4%.

1. Tỷ lệ lạm phát là gì?

Trước khi muốn khi định nghĩa chính xác tỷ lệ lạm phát, cần hiểu đúng về khái niệm lạm phát. Lạm phát là sự tăng mức giá chung và liên tục của các mặt hàng, dịch vụ và sự mất present value của đồng tiền nào đó. Nói cách khác, lạm phát là sự phản ánh suy giảm về sức mua của một đơn vị tiền tệ nào đó.

Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá. Đây là số liệu phản ánh mức độ lạm phát của thị trường. Thông thường, tỷ lệ này được tính theo từng tháng, quý, năm và dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP.

Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

2. Tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế

2.1 Tác động tích cực

  • Kích thích tiêu dùng, đầu tư, vay vốn và các dịch vụ phát triển kinh tế.
  • Tạo cơ hội cho nhà nước lựa chọn các hình thức kích thích đầu tư nhằm đưa các ngành kinh tế kém ưu tiên phát triển, cân đối thị trường trong và ngoài nước.

2.2 Tác động tiêu cực

  • Lạm phát khiến lãi suất tăng cao. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế ngắn hạn, dài hạn.
  • Đời sống của người dân chật vật do phải chi tiêu dè sẻn bởi giá dịch vụ, hàng hóa quá cao.
  • Tỷ lệ lạm phát kéo dài khiến người dân dần mất lòng tin cho nhà nước và Chính phủ.
  • Gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo (Người giàu càng nhiều tiền do vơ vét tài sản, hàng hóa để tích trữ, người nghèo vừa chịu lãi suất cao vừa khan hiếm hàng hóa để tiêu xài).
  • Dẫn đến tình trạng nợ quốc gia, v.v.

3. Kinh tế Việt Nam trong năm 2021 – Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai

Đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới một phen chao đảo trượt dài từ kinh tế đến chính trị, xã hội. Tình trạng lạm phát trên thế giới liên tục xảy ra. Nhưng bằng các biện pháp khác nhau, Việt Nam đang làm tốt công tác kìm hãm lạm phát. Và sự thật, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm luôn giữ vững ổn định dưới 4%.

So với năm 2019, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu thích nghi dần với việc sống chung với dịch bệnh nhằm thiết lập một trạng thái bình thường mới. Theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho hay: Chỉ số lạm phát (CPI) của nước ta trong 7 tháng vừa qua tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Có chăng, đây là tín hiệu vui để Việt Nam rút ngắn mục tiêu khống chế lạm phát theo yêu cầu của Quốc hội đề ra.

Bước vào năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục là chủ đề nóng bỏng. Thành phố Hồ Chí Minh chịu tổn thất nặng nề về người và của. Thế nhưng, nhà nước vẫn đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ phát triển kinh tế bằng chính sách tài khóa và tiền tệ, đưa kinh tế nước nhà “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.

Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Từ bĩ cực đến thái lai
Kinh tế Việt Nam năm 2021 – Từ bĩ cực đến thái lai

4. Những yếu tố tác động đến tỷ lệ lạm phát

Các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam có thể kể đến:

4.1 Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo được hiểu là sự tăng lên về giá của một mặt hàng nào đó kéo theo tăng giá của tất cả các mặt hàng và dịch vụ khác. Trong năm 2021, nhiều nhà nhận định kinh tế cho rằng, khi dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu từng bước được kiểm soát bởi vắc-xin thì kinh tế sẽ sớm khôi phục trở lại. Các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tiêu dùng, xăng dầu, sắt thép tăng giá khiến tình trạng làm phát có thể xảy ra bất cứ khi nào.

4.2 Lạm phát do giá đẩy

Chi phí đẩy ở đây là những yếu tố “đầu vào” cung ứng cho doanh nghiệp hoạt động: giá vật tư, nguyên liệu, tiền lương công nhân, máy móc trang thiết bị, bảo hiểm lao động, thuế, lãi suất, v.v. Khi các yếu tố này tăng giá buộc giá các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường phải tăng để đáp ứng nhu cầu.

Giá xăng dầu trên thế giới đang có động thái tăng nhẹ. Cùng với đó, hầu hết tất cả nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất công, nông nghiệp và thủy hải sản tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt hơn hết là sự tăng giá đến mức chóng mặt của giá sắt thép lên đến 40% khiến tỷ lệ lạm phát có xu hướng quay ngược trở lại.

4.3 Lạm phát do nhập khẩu

Hệ quả của việc giá nhập khẩu tăng chính là giá bán các sản phẩm trong nước tăng. Đặc biệt, ghi nhận trong năm 8 tháng đầu năm 2021, giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh kéo theo phí giao vận, phí nguyên vật liệu, thực phẩm trong nước tăng. Tổng giá trị nhập khẩu có biểu hiện tăng mạnh hơn giá trị xuất khẩu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng lạm phát, khiến biểu đồ lạm phát việt nam qua các năm có sự biến động ít nhiều.

4.4 Lạm phát do xuất khẩu

So với nhập khẩu thì tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Do nền kinh tế của nước ta có độ mở nhất định nên tình hình lạm phát chung trên thế giới cũng tác động nhất định đến thị trường nước ta.

Ngoài những yếu tố trên đây thì việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất, nhu cầu vốn tín dụng của người dân tăng cao làm gia tăng tình trạng lạm phát. Một lượng tiền lớn đang bắt đầu có hướng chuyển sang đầu tư chứng khoán và bất động sản. Dự đoán “mạch ngầm” lạm phát vẫn luôn âm ỉ và chờ chực trào.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát

5. Việt Nam nỗ lực kiểm soát lạm phát trong năm 2021

Theo yêu cầu của Quốc hội, chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong nước năm 2021 không được vượt quá 4%. Đứng trước muôn vàn áp lực nhiều phía, liệu kinh tế Việt Nam có trụ vững? PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định năm 2021, Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế. Đây là tín hiệu đáng mừng. Song, không được lơ là chủ quan trước những tình huống khiến tỷ lệ lạm phát có thể tăng bất cứ lúc nào.

Theo nhiều chuyên gia dự đoán, chỉ số CPI tại Việt Nam sẽ tăng cao vào những tháng cuối năm 2021. Khi dịch bệnh được kiểm soát là lúc nhu cầu mua sắm, sử dụng các mặt hàng, dịch vụ của người dân tăng. Trong khi đó nguồn cung chưa kịp đáp ứng sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm và lạm phát sẽ bùng nổ. Bằng mọi giá, từ bây giờ, nhà nước phải lên kế hoạch kích thích nguồn cung, thiết lập chế độ “vừa chống dịch, vừa sản xuất” để hạn chế tối đa tình trạng lạm phát.

Nỗ lực chống lạm phát là yêu cầu chung cho ngành kinh tế
Nỗ lực chống lạm phát là yêu cầu chung cho ngành kinh tế

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2021, có hơn 45.000 doanh nghiệp trong nước “bay màu” khỏi thị trường. Quan ngại trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh kéo dài triền miên, nhà nước đang lên dây cót cho chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát theo yêu cầu của Quốc hội. 

Nhà nước đang nỗ lực quan tâm đến các doanh nghiệp khó khăn trong mùa dịch, các hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề về người và của trong dịch bệnh. Đây là một trong những biện pháp kịp thời giúp người dân ổn định cuộc sống, về lâu dài giúp kinh tế ổn định, tránh lạm phát dưới mọi hình thức.

Lạm phát là một trong những dấu hiệu nhận biết về sự thay đổi mức giá của thị trường. Thông qua tỷ lệ lạm phát, chúng ta biết được tình hình kinh tế để đưa ra các chiến lược ngắn hạn, dài hạn khác nhau nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô. Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu và rộng về tình hình lạm phát của kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Ghé website https://toptradingforex.com/ thường xuyên để cập nhật tin tức mới nhất về tình hình kinh tế, thị trường tài chính, chứng khoán uy tín tại Việt Nam.

Google search engine