Bảo lãnh đối ứng là gì? Lợi ích của bảo lãnh đối ứng

Hiện nay, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm tài chính tại ngân hàng ngày càng đa dạng. Vì vậy, các ngân hàng cần nâng cấp và ngày càng cải thiện dịch vụ của họ để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Và việc thực hiện bảo lãnh là một trong số đó. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về bảo lãnh đối ứng, giúp bạn trả lời được câu hỏi bảo lãnh đối ứng là gì? Nó có lợi ích gì cho khách hàng khi sử dụng hay không. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Bảo lãnh đối ứng là gì?

Bảo lãnh đối ứng (Counter Guarantee) là bất kỳ những cam kết bảo lãnh, trái phiếu hoặc cam kết thanh toán nào khác của bên chỉ dẫn dù nó được nêu tên hoặc mô tả bằng văn bản cho việc thanh toán tiền. Counter Guarantee được yêu cầu và thực hiện bởi ngân hàng.

bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là gì?

Nó được hiểu như là một số người đến ngân hàng hoặc bất kỳ những tổ chức cung cấp tài chính nào để vay một khoản vay, khi này, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn một bên thứ 3 bảo lãnh.

Việc thực hiện bảo lãnh nhằm mục đích là để bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra về tài chính. Bảo lãnh có nghĩa như một lời hứa hẹn hoặc một sự đảm bảo được đưa ra từ người này cho người khác. 

Trong những trường hợp vay, thì đó là một sự đảm bảo cho ngân hàng thay mặt cho người đi vay, nếu người đó không trả được khoản vay thì người bảo lãnh sẽ đảm bảo Ngân hàng thu hồi lại tiền của người đó.

Nếu có Counter Guarantee sẽ bảo vệ được lợi ích của hai bên tham gia trong một giao dịch và bảo vệ họ khỏi những tổn thất về tài chính.

2. Bảo lãnh đối ứng hoạt động như thế nào?

Trong các giao dịch thương mại quốc tế thì Counter Guarantee hoạt động như sau:

bảo lãnh đối ứng
Sơ đồ hoạt động của bảo lãnh đối ứng trong thương mại.
  • Đầu tiên, bên bán, cho vay (bên A) và bên thụ hưởng (bên B) phải thực hiện ký kết một hợp đồng vay hoặc hợp đồng mua bán. Thực hiện bảo lãnh được chấp nhận khi bên A và bên B phải ở hai quốc gia khác nhau. Nếu không được thì bên A không không cần phải sử dụng hình thức Counter Guarantee mà chỉ cần phát hành một bảo lãnh ngân hàng cho bên B.
  • Bên A gửi những chỉ thị cho ngân hàng của mình để yêu cầu ngân hàng đưa ra một việc bảo lãnh.
  • Bước tiếp theo là ngân hàng của bên A sẽ phát hành ra một bảo lãnh cho ngân hàng thực hiện bảo lãnh đối ứng của ngân hàng đối ứng.
  • Ngân hàng đối ứng thực hiện bảo lãnh cho người thụ hưởng là bên B.

3. Những bên tham gia bảo lãnh

Có những người tham gia trong việc thực hiện bảo lãnh mà bạn nên biết đó là:

  • Bên giao dịch: là người yêu cầu phát hành thực hiện bảo lãnh 
  • Ngân hàng chỉ dẫn: ngân hàng yêu cầu ngân hàng của người nhận phát hành bảo lãnh đối với khoản chi phí tăng thêm đối ứng của mình.
  • Ngân hàng bảo lãnh: ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán số tiền tăng thêm đã thoả thuận nếu người bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng và người thụ hưởng yêu cầu bằng văn bản theo các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh.
  • Người thụ hưởng: là bên ủng hộ mà bảo lãnh được phát hành.

4. Những lợi ích của bảo lãnh đối ứng

Những lợi ích nổi bật của việc thực hiện bảo lãnh mang lại như:

  • Có thể tránh được những rủi ro xấu về những tình hình khủng hoảng kinh tế và chính trị của một đất nước. Nếu ngân hàng của người bảo lãnh và người thụ hưởng nằm ở hai quốc gia khác nhau thì rủi ro sẽ tăng lên đáng kể.

Do đó, để giảm rủi ro thì ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng phải ở cùng một quốc gia thì sẽ tránh được những rủi ro cao hơn. 

  • Tránh được những rủi ro về các quyền tài phán, luật pháp ở nước ngoài để đảm bảo yêu cầu về quyền lợi của cả 2 bên tham gia.
  • Sự độc lập của BLĐU: đây là một hình thức riêng lẻ và độc lập nó chỉ bị ràng buộc bởi những luật và quy định riêng của nó chứ không bị ràng buộc bởi một cơ quan, tổ chức nào khác.

5. Chi phí bảo lãnh đối ứng là bao nhiêu?

BLĐU không có thêm chi phí cho bên thụ hưởng, những khoản bồi thường sẽ theo giá của bên nước người thụ hưởng quy định. Trong những khoản phí thì người thụ hưởng có thể giữ 10% khoản phí bảo lãnh. 90% còn lại được chia cho người bảo lãnh và cho chính phủ của nước đó tùy thuộc vào tỷ lệ hoàn trả đã được thỏa thuận trước đó.

Trên thực tế thì phí bảo lãnh này sẽ được điều chỉnh vào cuối năm tính theo lịch dương. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa phí bảo lãnh trả trước đã trả và phí bảo lãnh được tính sau đó sẽ được bù trừ với phí bảo lãnh tạm ứng được tính cho việc gia hạn BLĐU cho năm hiện tại sau đó.

BLĐU sẽ trở nên vô hiệu nếu người bảo lãnh không thanh toán phí bảo lãnh trong thời hạn thanh toán do Chính phủ ấn định ngay cả sau khi nhận được thư nhắc nhở; trong trường hợp này, người bảo lãnh phải duy trì hiệu lực bằng cách thanh toán trong thời hạn được quy định.

6. Quyền và nghĩa vụ của việc thực hiện bảo lãnh là gì?

Khi bạn cần một BL đối ứng thì bạn cần biết những quyền mà bên bảo lãnh sẽ làm đối với người thụ hưởng. Và bạn sẽ nhận được những gì từ bên bảo lãnh đó là nghĩa vụ.

bảo lãnh đối ứng
Quyền và nghĩa vụ khi thực hiện việc bảo lãnh.

Những quyền mà bên bảo lãnh được phép làm như:

  • Có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với việc thực hiện bảo lãnh.
  • Đề nghị các doanh nghiệp và các bên cung cấp đầy đủ thông tin về những việc cần bảo lãnh và những tài sản để đối ứng.
  • Đề nghị các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của việc bảo lãnh.
  • Luôn theo dõi, kiểm tra tình hình phát triển của doanh nghiệp, những sự thay đổi về tài chính trong thời gian thực hiện bảo lãnh.
  • Có quyền thay đổi mức phí hay mức lãi suất đồng thời tiến hành thu chi phí thực hiện bảo lãnh.
  • Nếu bên thụ hưởng vi phạm những điều đã cam kết từ trước, bên bảo lãnh có quyền khởi kiện.
  • Cho phép xử lý các tài sản thế chấp theo những gì đã thỏa thuận từ trước.
  • Nếu trường hợp bảo lãnh hết hạn hoặc bên thụ hưởng không thanh toán chi phí đúng hẹn thì có quyền từ chối các nghĩa vụ bảo lãnh.

Những nghĩa vụ bảo lãnh làm cho bên thụ hưởng:

  • Phải thực hiện đầy đủ như những gì đã được cam kết trong hợp đồng, có trách nhiệm theo sát và thực hiện khi nhận được những yêu cầu từ bên thụ hưởng.
  • Nếu không có thỏa thuận để đảm bảo, bên bảo lãnh sẽ hoàn lại hết những tài sản thế chấp của bên thụ hưởng nếu có.
  • Phải lưu giữ những hồ sơ của bên thụ thưởng một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Nếu bên thụ hưởng có những thắc mắc gì thì bên bảo lãnh cần giải đáp và thực hiện một cách nhanh chóng.

7. Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về việc thực hiện bảo lãnh, giúp bạn hiểu được bảo lãnh đối ứng là gì. Qua đó bạn biết được những lợi ích, quyền và nghĩa vụ của BLĐU một cách cụ thể hơn và thấy được vai trò quan trọng mà BLĐU mang lại. Hy vọng bạn có được những thông tin bổ ích về Counter-Guarantee (BLĐU) và có thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến nó.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine