Trái phiếu là gì? Cách phân loại Trái phiếu được phát hành

Có tiền nhàn rỗi nên gửi ngân hàng hay đầu tư kinh doanh? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có một lượng tiền nhất định. Họ cũng muốn tìm cho mình một hình thức kinh doanh nào đó, để “tiền đẻ ra tiền. Một gợi ý về giải pháp trong trường hợp này là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến cụm từ “trái phiếu chính phủ” hay “mua trái phiếu để đầu tư”. Vậy Trái phiếu là gì, chúng có những loại nào và tính an toàn, mức độ rủi ro ra sao? So với cổ phiếu thì loại nào có độ an toàn cao hơn? Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một giấy chứng nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành phải trả cho người sở hữu chúng với một khoản tiền cụ thể (tương ứng với mệnh giá của trái phiếu) trong một khoảng thời gian xác định và có thêm một khoản lợi tức đã được quy định từ trước. 

Người phát hành ra loại giấy chứng nhận nợ này có thể là tổ chức, chính phủ của một nước, doanh nghiệp, do vậy, cùng hình thành ra nhiều loại khác nhau. Với người mua, có thể là bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay chính phủ nào cũng có thể mua được chúng.  

Trái phiếu là một giấy chứng nhận nghĩa vụ nợ
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nghĩa vụ nợ

2. Đặc điểm của trái phiếu

Mỗi một loại tiền tệ, hình thái của tiền tệ đều có những đặc điểm của riêng nó. Và giấy chứng nhận nợ này cũng không ngoại lệ. 

2.1 Người phát hành

Trái phiếu không bị giới hạn bởi người phát hành, tức là chúng có thể phát hành bởi doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ, hay kể cả Kho bạc nhà nước. Với điều kiện phải đáp ứng được các tiêu chí và có thẩm quyền cũng như khả năng thanh toán. 

Điểm này sẽ khác so với việc phát hành cổ phiếu. Chỉ những công ty cổ phần, công ty đã lên sàn mới có quyền phát hành cổ phiếu.

Bất kỳ ai cũng có thể mua trái phiếu, không phân biệt là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Họ chỉ có duy nhất một sự ràng buộc với nhau là tờ giấy chứng nhận ghi nợ. Một bên là người phát hành, có nhu cầu muốn huy động vốn và phải trả lãi theo định kỳ hàng năm, sau đó trả lại toàn bộ gốc đã vay. Một bên có nhu cầu cho vay để hưởng lợi tức (lãi) trong quá trình cho vay. 

2.2 Lãi tức

Thu nhập từ trái phiếu là khoản lãi cố định theo năm, tháng, quý, hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của công ty. Điều này có nghĩa dù doanh nghiệp làm ăn tốt hay không tốt thì mức lãi của loại giấy nợ này vẫn là như ban đầu, không bị thay đổi. Đây có thể coi là ưu điểm lớn nhất của chúng. Mang tính ổn định, không chịu các tác động, biến động của thị trường hay các yếu tố khác. 

2.3 Ưu tiên thanh toán

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Theo thứ tự ưu tiên khi thanh toán, trong trường hợp công ty, doanh nghiệp bị giải thể hay không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải thanh toán nợ (hoặc cả lãi) cho trái chủ trước. Sau đó mới đến những người mua cổ phiếu. 

Hiểu đơn giản, khi công ty huy động cả đồng thời cả cổ phiếu và trái phiếu, nhưng khi công ty phá sản, giải thể, những người trái chủ sẽ được trả nợ trước. Sau khi trả hết nợ cho trái chủ, thì các cổ đông mới được nhận tiền theo số vốn góp ban đầu. 

Một lợi thế khá lớn khi các nhà đầu tư đang muốn cân nhắc giữa hai loại hình này. 

Dựa theo các đặc điểm trên, có thể nhận thấy chúng có thể đầu tư khá an toàn, ít rủi ro hơn, có tính ổn định cao hơn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận lại không quá cao, chỉ thích hợp để đầu tư khi vốn dư dả. 

2.4 Sự khác biệt so với cổ phiếu

Nghe đến đấy, nhiều người lầm tưởng và nghĩ rằng, chúng giống như cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành. Trên thực tế, tính chất của hai loại hình này lại khác nhau. Về bản chất, chủ trái chỉ “cho vay tiền” và thu lãi từ khoản tiền cho vay, thông qua một loại giấy ghi nợ để làm chứng. 

Họ không liên quan, cũng như không chịu ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị phát hành. Cùng với đó, trái chủ cũng không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không có quyền được biết, số tiền cho vay của mình sẽ đi về đâu, làm những công việc gì và doanh nghiệp sử dụng nó ra sao. Ngược lại, doanh nghiệp hay tổ chức phát hành không có nghĩa vụ phải thông báo tình hình hoạt động của công ty, phân bổ nguồn vốn như thế nào ngoài việc trả lãi theo thời hạn. 

Các đặc điểm của trái phiếu
Các đặc điểm của trái phiếu

3. Phân loại Trái phiếu

Như đã nói ở trên, chúng có khá nhiều loại, dựa trên đơn vị phát hành hay lợi tức để phân loại. 

3.1 Phân loại theo người phát hành

Dựa theo người phát hành, có thể chia chúng ra thành ba loại:

Trái phiếu chính phủ: Là loại cho Chính phủ của một quốc gia phát hành nhằm huy động nguồn tiền nhàn rỗi của nhân dân hay các tổ chức kinh tế. Tiền thu được sau khi huy động được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của Quốc gia đó. Đồng nghĩa, Chính phủ không có quyền và nghĩa vụ phải trình vào mục đích sử dụng cũng như tổng số vốn đã huy được được với trái chủ. 

Đây có thể coi là loại trái phiếu uy tín và có mức độ rủi ro thấp nhất so với các loại còn lại.

Trái phiếu doanh nghiệp: Khi muốn mở rộng quy mô, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các công ty, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp của nhà nước có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động nguồn vốn từ các bên khác, tổ chức hay người dân trong và ngoài nước. 

Trái phiếu của ngân hàng hay các tổ chức tài chính: Các ngân hàng cũng có quyền phát hành trái phiếu nhằm huy động nguồn vốn cho tổ chức của mình. Việc này phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia trên Thế giới. Về mặt bằng chung, trái chủ vẫn luôn được đảm bảo quyền lợi, dựa trên đặc điểm, thứ tự ưu tiên khi giải thể doanh nghiệp đã kể trên.

Cách phân loại Trái phiếu
Cách phân loại Trái phiếu

3.2 Phân loại theo mức độ đảm bảo của người phát hành

Trái phiếu đảm bảo là loại mà người phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật bảo đảm. Khi nhà phát hành mất hoặc không còn khả năng thanh toán thì trái chủ (người mua) có quyền thu và bán món tài sản đó để thu hồi lại vốn hay số nợ còn lại. 

Loại đảm bảo chia ra thành hai loại là trái phiếu có tài sản cầm cố và loại thứ hai là trái phiếu bằng chứng khoán ký quỹ. Đối với loại có tài sản cầm cố, người phát hành thường cầm cố bằng một bất động sản và có giá trị lớn hơn tổng số mệnh giá của các trái chủ. Điều này sẽ bảo vệ được lợi ích của các trái chủ một cách tối đa.

Trong khi đó, loại bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà người phát hành sở hữu để làm tài sản đảm bảo. 

Trái phiếu không đảm bảo là loại mà người phát hành dùng uy tín cá nhân hay uy tín của doanh nghiệp phát hành để làm đảm bảo mà không cần phải sử dụng tài sản làm vật thế chấp. 

So với loại ở trên, loại thứ hai này có độ rủi ro về tính thanh khoản thấp hơn, tuy nhiên, lợi tức lại thường cao hơn.

3.3 Phân loại dựa vào hình thức 

Trái phiếu ghi danh: Có ghi tên của người mua vào trong sổ sách của người phát hành. 

Trái phiếu vô danh: Không ghi tên của người mua vào trong sổ sách của người phát hành. Điều này sẽ giúp cho trái chủ có lợi hơn. 

3.4  Phân loại dựa vào tính chất 

Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Khi sở hữu loại này, trái chủ được quyền kèm thêm khoản mua thêm một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty phát hành, tất nhiên, với điều kiện đơn vị phát hành đã lên sàn, hoặc sẽ lên sàn giao dịch chứng khoán, có phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. 

Trái phiếu chuyển đổi: Áp dụng cho các công ty cổ phần. Trong trường hợp trái chủ muốn trở thành Cổ đông của công ty, hưởng lãi suất theo tình hình hoạt động của công ty thì họ có quyền đổi từ Trái phiếu sang cổ phiếu của đơn vị phát hành. Và điều này phải được quy định từ trước về thời gian và tỷ lệ ngay từ khi mua. 

Trái phiếu mua lại: Đây là loại mà nhà phát hành có quyền mua lại một phần hoặc toàn bộ trước thời hạn thanh toán. 

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã đề cập khá chi tiết về khái niệm Trái phiếu là gì cũng như các loại trái phiếu, đặc điểm và đặc trưng của loại hình tiền tệ này. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, chúng có thể phân ra thành nhiều loại để phù hợp với nhu cầu của người mua cũng như người phát hành. Về tổng thể, giấy chứng nhận nợ này có tính an toàn cao, lợi tức ổn định, hạn chế rủi ro so với cổ phiếu.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine