Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đọc về chỉ số GNI. Một chỉ số cực kỳ quan trọng để đánh giá được nền kinh tế mạnh yếu giữa các quốc gia với nhau. Cùng với đó là cách tính GNI, sự thay đổi của GNI Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn GNI là gì nhé!
1. GNI là gì?
GNI – viết tắt của cụm từ Gross National Income, hiểu đơn giản là Tổng thu nhập quốc dân. Đây là tổng số tiền mà các cá nhân, tổ chức của một quốc gia kiếm được trong một thời gian nhất định. Bao gồm cả tiền quốc nội và quốc ngoại – gửi từ nước ngoài về.
Khi xác định được con số GNI của 1 quốc gia thì chúng ta có thể đánh gia được tình trạng, sự giàu có, thịnh vượng của một quốc gia. GNI càng cao, chứng tỏ đất nước đó kiếm được càng nhiều tiền và người dân cũng có thể có được cuộc sống hạnh phúc và ổn định hơn.
Thời gian để tính GNI thông thường là 01 năm. Đây là khoảng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn, đủ để quốc gia đó nhận biết được những biến động và tình hình thay đổi trong một năm vừa qua.
2. Cách tính GNI của một quốc gia
Khi tính GNI, tất nhiên con số này là không hề nhỏ chút nào. Bởi GNI liên quan đến cả dân số của một quốc gia. Trong đó, còn có các khoản tiền từ việt kiều, người lao động từ nước ngoài gửi về.
Hiện nay, có hai cách tính chỉ số GNI, tính GNI theo giá hiện hành và tính GNI theo giá so sánh. Tùy vào thời điểm, Nhà nước chọn một trong hai cách, hoặc sử dụng cùng lúc cả hai phương án để có được số liệu chính xác nhất.
2.1 Tính GNI Việt Nam theo giá hiện hành
GNI = GDP + (Thu nhập của những người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài – Thu nhập của những người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam) + (Thu nhập sở hữu mà Việt Nam có từ nước ngoài gửi về – Tổng thu nhập sở hữu phải trả cho người nước ngoài)
Trong đó, chỉ tiêu GDP có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số GNI. Chỉ số GDP càng lớn (trong khi các chỉ số khác không đổi) thì GNI của một quốc gia càng lớn.
Nhiều người hỏi rằng, tại sao lại chỉ xét đến mỗi GDP mà không xét đến các yếu tố khác. Trên thực tế, GDP là chỉ số tổng sản lượng quốc nội của mỗi quốc gia và quốc gia đó có thể chủ động được trong vấn đề này.
Nhà nước có thể thực hiện các chính sách khác nhau để cải thiện, tăng tổng sản lượng quốc nội lên, làm tăng GNI.
Trong khi các chỉ số khác như thu nhập từ nước ngoài gửi về, đó là yếu tố khách quan, Nhà nước không thể nào kiểm soát hay thực hiện các biện pháp để tăng được.
Ví dụ, lao động từ Việt Nam ra nước ngoài, Nhà nước không thể nào ép họ mỗi năm phải gửi về bao nhiêu hay thực hiện cùng lúc nhiều công việc khác nhau để tăng thu nhập lên rồi gửi về. Điều này là không khả thi bởi nó còn phụ thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia.
Điều này cũng giống như việc Nhà nước không thể can thiệp vào việc những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, mỗi năm họ gửi về đất nước của họ bao nhiêu tiền, gửi nhiều hay ít. Chính bởi vậy, chỉ có duy nhất chỉ số GDP là chỉ số chủ quan mà Nhà nước có thể can thiệp, thực hiện các chính sách phát triển, thúc đẩy chỉ số này mà thôi.
Tiếp đến, chúng ta có thể xem xét đến tiêu chi thu nhập hay chi trả sở hữu. Khái niệm này có vẻ khá mới với những ai không hiểu rõ về thị trường tài chính.
Các nội dung thuộc mục này bao gồm các khoản như: các khoản thu nhập, chi trả về lợi tức mà người nước ngoài nhận được, các khoản đầu từ từ nước ngoài. Các khoản chi trả về lợi tức của các nhà đầu tư nước ngoài nhưng mua cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, v.v. cũng được tính vào để trả nợ.
Ngoài ra, các khoản chi trả cho việc thuê quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sáng tác, quyền khai thác các loại khoáng sản để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh cũng được tính vào đây. Tất nhiên, đây sẽ phải là các khoản để phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu của đất nước chứ không tính một cá nhân hay tổ chức nào khác.
2.2 Tính GNI theo giá so sánh
GNI theo giá so sánh sẽ được tính dựa theo công thức sau:
3. Sự thay đổi của GNI Việt Nam kể từ năm 2011 – 2019
Theo như kết quả báo cáo, đã có những sự chuyển biến tích cực về GNI của Việt Nam trong các năm qua. Con số này cho thấy được sự nỗ lực của các nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế.
Kết quả từ năm 2011 – 2019 đã chỉ ra rằng, GNI Việt Nam tăng đều qua các năm. Từ 1.250 – 2.590 USD. Tất nhiên, so với các nước khác trong khu vực và Châu lục thì con số này không phải là lớn. Nhưng GNI phản ánh được phần nào các chính sách, đường lối mà Nhà nước ta đang đi là đúng đắn. Sự dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đã có những hiệu quả rõ rệt và bước đầu cho thấy thành công.
GNI sẽ là một chỉ số kinh tế quan trọng, từ trước kia, hiện nay và cho đến cả sau này. GNI phản ánh một cách chính xác sự đi lên của một quốc gia. Sau các giai đoạn, cải cách thì liệu quốc gia ấy có đang đi đúng đường, cuộc sống của người dân có được cải thiện và tốt hơn hay không. Đó là lý do vì sao nói GNI thực sự quan trọng để làm chỉ số kinh tế, so sánh giữa các quốc gia trong khu vực hay vùng lãnh thổ.
4. Mối quan hệ giữa chỉ số GNI và GDP
Như đã giới thiệu ở trên thì GDP là tổng sản phẩm quốc nội – trong nước. Nó là thước đo để biết được sản lượng sản phẩm, hàng hóa đã được tạo ra trong nước trong thời gian nhất định.
Giữa GNI và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó đều phản ánh tình trạng, năng lực kinh tế, phát triển của một quốc gia.
Việc GNI hay GDP lớn hơn hay nhỏ hơn đôi khi không phản ánh chính xác ở thời điểm hiện tại mà nó còn là kết quả đầu tư ở tương lai. GNI nhỏ hơn GDP không phải là đất nước đang bị tụt lại, mà GNI còn phản ánh cả mối quan hệ của nước đó đến các nước khác. GNI bao gồm cả mối quan hệ giữa đầu tư, tình trạng sử dụng lao động của một đất nước, tình trạng vốn sử dụng như thế nào. Chỉ khi nào thế hiện và nắm bắt được đầy đủ các chỉ số này, chúng ta mới có thể đánh giá được GNI thấp hay cao hơn GDP là hiệu quả hay không hiệu quả.
Chúng ta cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo một hướng sau. Khi mà đất nước nào đó đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn thì GNI thường cao hơn GDP và ngược lại thì có thể là nước đó đang nhận được đầu tư từ nước ngoài về nhiều hơn.
Nên nhớ, chỉ số này chỉ phản ánh trong một khoảng thời gian nhất định như 1 năm, 5 năm hay 10 năm, v.v. chứ không phải là phản ánh chung. Có thể ở thời điểm này, quốc gia đó đang gặp khó khăn nên nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn nhưng sau khi chiến dịch kết thúc, quốc gia lại có thể đầu tư ra nước ngoài như trước.
Tổng kết
GNI – một chỉ tiêu kinh tế cực kỳ quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Hi vọng, thông qua bài viết, mọi người đã hiểu hơn GNI là gì. Từ đó, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của GNI và GDP khi đánh giá hiệu quả phát triển của một quốc gia.