Giá trị ròng là gì? Ý nghĩa của nó trên bảng cân đối kế toán

Để đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp, tổ chức, cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố. Một trong số đó là giá trị ròng hay giá trị tài sản ròng. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư sẽ biết được số tiền thực có của doanh nghiệp đang là bao nhiêu để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư một cách hợp lý. 

1. Giá trị ròng là gì?

Giá trị ròng hay giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán (tiếng Anh là Net Worth) là khái niệm dùng để chỉ khối tài sản của một cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó. Là khoản chênh giữa số tiền đang có và số nợ cần phải trả. 

Giá trị ròng được tính bằng sự chênh lệch giữa tài sản đang có (có thể không phải của mình hoặc vốn kinh doanh, v.v.) và các khoản còn nợ chưa được thanh toán. Như tiền vay ngân hàng để mua nhà, mua ưxe, đầu tư kinh doanh, v.v. Sau khi trừ hết tất cả các khoản chi phí, khoản nợ, còn lại bao nhiêu thì đó mới được coi là giá trị tài sản ròng. 

Giá trị ròng là gì?
Giá trị ròng là gì?

2. Cách tính giá trị tài sản ròng

Dựa theo định nghĩa, ta cũng có thể đoán được cách tính giá trị tài sản ròng một cách tương đối đơn giản như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Ví dụ:

Một doanh nghiệp xuất sản xuất là kinh doanh Nôi cũi cho bé. Theo báo cáo của công ty năm 2020, tài sản mà công ty đang có là 500.000.000đ, tổng các khoản nợ là 350.000.000đ. Vậy, ta sẽ có giá trị tài sản ròng của công ty vào năm 2020 là:

500 triệu – 350 triệu = 150 triệu đồng

Theo lý thuyết thì cách tính này hoàn toàn không khó. Tuy nhiên, trên thực tế, để tính được tổng tài sản và tổng nợ thì lại khó khăn hơn nhiều. Bởi nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Việc tính toán, xếp nó vào là nợ phải trả hay nợ đang có cũng không hề đơn giản. Với các doanh nghiệp tư nhân thì việc này không có quá nhiều số liệu. Nhưng với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì lại hoàn toàn khác. 

Cách tính giá trị tài sản ròng
Cách tính giá trị tài sản ròng

3. Các loại giá trị ròng

Thật ra, chỉ có một giá trị tài sản ròng, tuy nhiên, nó áp dụng và hiểu theo các trường hợp khác nhau nên có thể hiểu là có nhiều loại khác nhau. Ví dụ như với cá nhân thì giá trị tài sản của họ tính trên các nguồn khác nhau. Với tổ chức, doanh nghiệp hay chính phủ thì cách tính tài sản lại khác. 

3.1 Giá trị tài sản ròng của cá nhân

Với các cá nhân, họ cũng có nhiều khoản thu nhập và tài sản khác nhau. Đồng nghĩa cũng có những khoản nợ ở cả tương lai và nợ ở cả hiện tại. 

Giá trị tài sản ròng của cá nhân sẽ được tính vào các loại tài sản ở dạng hữu hình, có thể nhìn thấy được và sở hữu được. Ví dụ như các khoản đầu tư ở hiện tại hoặc tương lai, số tiền mặt đang sở hữu, nhà cửa, xe cộ hay vàng bạc, trang sức, v.v.

Các loại tài sản khác ở dạng vô  hình như bằng cấp hay các loại chứng chỉ, mặc dù nó có thể nhìn thấy nhưng lại không có giá trị hiện hữu nên không tính vào tài sản ròng. Dù rằng trên thực tế, người sở hữu nó phải bỏ ra nhiều khoản chi phí khác nhau để sở hữu. Các loại bằng cấp, chứng chỉ này cũng góp phần tạo nên việc cải thiện tài chính của người sử dụng nhưng nó vẫn không có giá trị tài sản ròng. 

Trong khi đó, các khoản nợ phải trả của cá nhân cũng khá đa dạng như vay bạn bè, người thân, nợ trả góp ngân hàng, nợ tiêu dùng, v.v.

3.2 Giá trị ròng của công ty là gì?

Đây chính là ý nghĩa của giá trị tài sản ròng trên báo cáo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Nhìn vào con số này, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động sẽ biết được tình hình sức khỏe, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang như thế nào. Số vốn sử dụng có hiệu quả không, công ty còn nợ bao nhiêu và đang có bao nhiêu, v.v.

Nên đôi khi, mọi người cũng có thể sẽ bắt gặp cụm từ như giá trị sổ sách hay vốn chủ sở hữu, nó cũng tương đồng với giá trị tài sản ròng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Để ra được số liệu của giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, chỉ cần lấy giá trị tất cả các loại tài sản mà doanh nghiệp đang có (bao gồm cả tài sản cố định, máy móc, thiết bị, v.v.) trừ đi số nợ mà doanh nghiệp phải trả. 

Nếu giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp hay chủ sở hữu đang có tài sản của riêng mình, tài sản dương. Nhưng ngược lại, nếu giá trị tài sản ròng âm, nghĩa là doanh nghiệp đang chịu lỗ, có nhiều khoản nợ cần phải trả và đang sử dụng tiền của người khác. 

3.3 Giá trị ròng của chính phủ là gì?

Mỗi quốc gia, chính phủ cũng đều có bảng cân đối kế toán để thể hiện các loại thu chi về tài sản. Bởi Chính phủ cũng có các khoản vay nợ từ các nước khác trên Thế giới. 

Nhờ vào giá trị này sẽ biết được tình hình tài chính của Chính phủ, cũng như nền kinh tế mà quốc gia đó đang phải đối mặt.

3.4 Giá trị ròng của quốc gia

Giá trị ròng của quốc gia sẽ khác với giá trị tài sản ròng của Chính phủ. Bởi đó là giá trị của cả một đất nước. Bao gồm nhiều giá trị tài sản ròng của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang kinh doanh và hoạt động sản xuất trên đất nước đó. Và bao gồm cả tài sản của Chính phủ. Quy mô rõ ràng là lớn hơn rất nhiều. 

Cũng tương tự như vậy, giá trị này sẽ cho các chuyên gia biết được tình hình tài chính của đất nước đó như thế nào. Nền kinh tế mạnh hay yếu, bất ổn hay không. Từ đó, đưa ra các chính sách điều chỉnh hoặc các chiến lược đầu tư một cách hợp lý nhất. 

4. Ý nghĩa của giá trị ròng 

Giá trị ròng không chỉ là một con số được thể hiện trên báo cáo tài chính. Nó còn thể hiện rất nhiều điều ở bên trong. Qua đây, rất nhiều bên có thể có được các số liệu thông tin mà mình cần để đưa ra các quyết định đầu tư riêng cho mình. 

-Giá trị ròng sẽ thể hiện và là thước đo, thể hiện được khối tài sản của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ hay một quốc gia nào đó. Một doanh nghiệp hay cá nhân có quá nhiều khoản nợ, giá trị tài sản luôn âm thì không thể nào coi là giàu có được. 

Giá trị tài sản ròng có nhiều ý nghĩa
Giá trị tài sản ròng có nhiều ý nghĩa

-Có sự điều chỉnh trong việc sử dụng các khoản thu chi ra sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Từ việc nhìn nhận các con số, nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra sao. Không phải có nhiều tài sản đã là kinh doanh tốt nếu như số nợ cũng rất lớn. Và ngược lại, doanh nghiệp không thể coi là thất bại nếu như số nợ nhỏ và tài sản đang có cũng nhỏ nếu như giá trị ròng luôn dương. 

-Các nhà đầu tư có  thể dựa vào đây để biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp ra sao, có hiệu quả hay không. Để từ đó sẽ phân tích, đánh giá có nên đầu tư vào đây hay không. Nếu như chỉ dựa vào các số liệu báo cáo tài chính thì không thể nào biết được lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi suy cho cùng, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là giá trị ròng, lợi nhuận nhận được. 

Tổng kết

Như vậy, chúng ta vừa đi tìm hiểu về giá trị ròng là gì, khái niệm, cách tính cũng như cách phân loại và ý nghĩa của chúng. Hi vọng, thông tin trong bài sẽ cung cấp được nhiều giá trị cho bạn đọc. 

Google search engine