Bạn có biết tiền đồng tiền của Việt Nam hay đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được gọi là tiền gì không? Chúng được hình thành như thế nào và có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nội tại cũng như thế giới? Câu trả lời nằm trong chính cái tên Fiat Currency. Nếu muốn biết chi tiết hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Fiat Currency là gì?
Fiat Currency là tiền pháp định hay tiền định danh, là một loại tiền riêng được chính phủ của một đất nước phát hành, quy định về tính chất, mệnh giá, hình thức và công nhận tính hợp pháp của đồng tiền này. Tiền pháp định có thể là tiền giấy, tiền xu, có đặc trưng riêng của quốc gia.
Với Fiat Currency nó không có giá trị nội tại mà giá trị của đồng tiền sẽ phụ thuộc vào quyền lực và sức mạnh của quốc gia đó. Đất nước càng có quyền lực đối với các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội hay quân đội thì đồng tiền Fiat Currency của nhà nước càng lớn và ngược lại.
Nhà nước có thể quyết định số lượng tiền pháp định được in ra và đưa vào nền tinh tế. Tuy nhiên, nếu không tính toán cẩn thận, nó sẽ gây ra tình trạng lạm phát của cả một nền kinh tế. Từ đó, kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Chính vì vậy, chính phủ sẽ phải quyết định lượng tiền được in ra và đưa vào nền kinh tế dựa theo mối quan hệ cung – cầu của quốc gia mình. Cùng với đó là các chính sách về sự ổn định của đất nước.
Ở Việt Nam, Việt Nam đồng là tiền pháp định. Tương tự, Mỹ có đô la Mỹ, Trung Quốc có nhân dân tệ, yên Nhật của Nhật Bản và Hàn Quốc có Won, v.v. Đây chính là Fiat Currency.
2. Fiat Currency ra đời và phát triển như thế nào?
Trước kia, khi con người còn chưa biết đến tiền giấy, nhưng họ đã biết trao đổi, mua bán hàng hóa. Đầu tiên là sử dụng các loại lương thực, thực phẩm hiện có như lúa, mỳ, khoai, ngô, v.v. Sau đó, họ sử dụng một loại hàng hóa chung để quy đổi là vàng.
Sau khi nhận thấy vàng gặp bất tiện trong việc di chuyển và không thể đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán. Tiền xu bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 11, tiền giấy chính thức được đưa vào sử dụng ở Tứ Xuyên – Trung Quốc. Nhưng phải chính thức đến thế kỷ thứ 13, hệ thống Fiat Currency mới chính thức lên ngôi và làm sụp đổ đế chế Mông Cổ. Nguyên nhân được cho rằng, quốc gia này đã để xảy ra tình trạng siêu lạm phát, chi tiêu quá mức dẫn đến việc mất giá và quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn.
Mặc dù vậy, trải qua nhiều thế kỷ, Fiat Currency vẫn chưa được lưu thông trên toàn cầu. Mà phải đến thế kỷ thứ 20, tiền pháp định mới chính thức được sử dụng rộng rãi tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Chấm dứt việc dùng vàng để mua hàng hóa. Thay vào đó là tiền giấy và tiền kim loại – tiền xu.
Chính sự thay đổi này đã tạo nên một cuộc cách mạng mới, nơi mà mọi người có thể mua bán, trao đổi hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Việc lưu trữ cũng không còn gặp nhiều khó khăn như trước, tiết kiệm chi phí nhiều hơn cho chính phủ các nước. Thay vào đó, các nước cũng có thể kiểm soát được vấn đề in tiền giả từ bên ngoài vào. Mỗi đồng tiền định danh còn thể hiện được nét văn hóa, đặc trưng của mỗi quốc gia.
3. Fiat Currency có ưu và nhược điểm gì?
Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, Fiat Currency vẫn đang được sử dụng như một đồng tiền mạnh nhất. Nhưng nó không còn là duy nhất. Hiện nay, một số quốc gia trên Thế giới đã cho phép người dân được sử dụng đồng tiền điện tử để thanh toán một số mặt hàng. Mặc dù con số này vẫn còn ít, nhưng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của tiền ảo, thì đây cũng không hẳn là không thể xảy ra. Chưa hết, các nước đều đang khuyến khích người dân sử dụng và thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhiều hơn, giảm chi tiêu tiền mặt trên thị trường.
3.1 Ưu điểm của Fiat Currency
Dĩ nhiên, ở thời điểm này, Fiat Currency vẫn đang chiếm được rất nhiều lợi thế. Mặc dù vẫn có những tranh cãi từ các chuyên gia kinh tế. Xong so với các loại khác thì tiền pháp định có nhiều ưu điểm hơn.
+Không bị giới hạn về nguồn cung
Không bị giới hạn về nguồn cung, nói cách khác là không có tính khan hiếm. Vàng trước kia cũng được dùng để làm phương thức thanh toán, nhưng nó bị giới hạn bởi sự khan hiếm, nếu khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt. Nhưng tiền giấy thì khác. Ngân hàng có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau, không bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm này.
+ Chi phí tạo ra Fiat Currency rẻ hơn
So với các loại tiền khác, Fiat Currency có chi phí để tạo ra không quá lớn. Mức chi phí phải bỏ ra này được coi là đáng giá, không quá cao. Trong khi đó, để biến vàng trở thành phương tiện thanh toán, người ta phải cần nhiều hơn cả giá trị của nó. Lấy một ví dụ đơn giản như một đồng tiền xu 5.000đ của Việt Nam. Người ta thậm chí còn mất đến gấp vài lần, thậm chí cả chục, vài chục lần mới tạo ra được một đồng tiền này. Như vậy còn mất nhiều hơn sơ với được.
+Dễ dàng thích ứng với sự thay đổi: Sự thay đổi ở đây được hiểu là các biến động của nền kinh tế. Khi gặp phải các sự cố, chính phủ các nước dễ dàng sử dụng Fiat Currency để cung ứng vào nền kinh tế và kiểm soát thị trường, hạn chế tình trạng để xảy ra khủng hoảng kinh tế.
+Giảm thiểu chi phí kiểm soát: Nếu Fiat Currency được thay thế bằng vàng, nhà nước sẽ tốn rất nhiều chi phí lưu kho, bảo vệ và giữ gìn số vàng đó. Cùng với đó là kiểm tra để tránh tình trạng bị tổn thất và thiệt hại. Nhưng với tiền pháp định thì vấn đề này được khắc phục tốt hơn. Mọi chi phí liên quan đều giảm đi rất nhiều. Cùng với đó là việc thu hồi và hủy bỏ cũng không gây ra quá nhiều thiệt hại. Trong khi đó, rất khó để thu hồi và hủy được vàng.
+ Tính thương mại: Fiat Currency không chỉ có khả năng sử dụng trong nước, nó còn được sử dụng tại các quốc gia trên toàn thế giới. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển, giao lưu, thuận tiện về giao thương quốc tế.
3.2 Những sự hạn chế của Fiat Currency
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, một trong những vấn đề lớn nhất của Fiat Currency chính là khả năng gây ra lạm phát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới.
+Nhà nước có thể in số lượng tiền lớn mà không gặp vấn đề gì, bởi nó không có tính khan hiếm giống như vàng. Đây là lợi ích, ưu điểm lớn nhưng cũng chính là nguyên nhân hình thành nên nhiều cuộc lạm phát khác nhau. Khi mà thị trường gặp các vấn đề về bất ổn kinh tế. Nhà nước có thể in thêm tiền và đẩy vào thị trường để vượt qua khó khăn. Từ đây, lạm phát được hình thành, tiền mất giá, khủng hoảng kinh tế càng lớn hơn. Nếu nguy hiểm hơn, nó hoàn toàn có thể làm sụp đổ cả một nền kinh tế của một quốc gia.
+Vẫn sẽ có những rủi ro khi thực hiện hệ thống Fiat Currency. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử. Rất nhiều cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của cả một nền kinh tế đã xảy ra.
Tổng kết
Hi vọng, thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm các thông tin về Fiat Currency. Nắm được sự hình thành, phát triển cũng như ưu và nhược điểm của nó.