Nến Nhật giúp nhận biết giá cả của thị trường Forex, Crypto, chứng khoán. Từ đó hỗ trợ bạn phân tích thị trường và đưa ra những quyết định đúng đắn. Các loại nến trong biểu đồ hình nến sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau cho sự cạnh tranh giữa phe bán và phe mua.
1. Nến Nhật là gì?
Nến Nhật là một mô hình giúp nhận biết giá cả thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi cây nến khi hình thành sẽ mang những thông tin quan trọng đi kèm. Qua đó chúng ta có thể phân tích kỹ thuật về giá cả biến động của một số thị trường như Crypto, Forex và chứng khoán.
Đối với những trader, các loại nến Nhật luôn là công cụ hữu ích giúp họ khám phá xu hướng thị trường thường xuyên biến động. Tuy nhiên những phân tích kỹ thuật này chỉ có giá trị tức thời tại thời điểm đó.
Biểu đồ hình nến là biểu đồ dùng để phân tích tài chính được phát minh bởi một người nước Nhật Bản nên còn gọi là biểu đồ hình nến Nhật. Trong biểu đồ có giá đóng cửa (close), giá mở cửa (open), giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low).
Tên tiếng anh của biểu đồ nến là Candlestick chart. Nó được phát minh bởi ông Munehisa Homma – một thương nhân gạo người Nhật Bản. Ông được mệnh danh là chúa tể thị trường nước Nhật vào những năm đầu thế kỷ 18. Ông đã tự vẽ ra biểu đồ hình nến Nhật để theo dõi sự biến động của thị trường lúa gạo từ các nguyên nhân như mất mùa, thời tiết, nhu cầu…
Qua quá trình nghiên cứu ông đã thực hiện phi vụ đầu cơ được mang tên “ba ngày mua, một ngày bán”. Bằng cách cho người rao tin khắp nước về thông tin hết gạo, mất mùa vào ngày thứ 4 ông đã thực hiện thành công phi vụ đầu cơ đầu tiên và thu về lợi nhuận khổng lồ. Kể từ đó ông Homma kiểm soát thị trường lúa gạo Nhật Bản lúc bấy giờ.
2. Những thông tin trên nến Nhật
Nhìn chung nến Nhật có cấu trúc đơn giản, bao gồm: mức giá cao nhất (high), mức giá thấp nhất (low); giá mở cửa (open), giá đóng cửa (low); thân nến; bóng nến trên, bóng nến dưới.
Giá cao nhất nằm phía trên đỉnh, giá thấp nhất nằm ở phía dưới cùng. Bóng nến trên và bóng nến dưới nằm kế tiếp. Chúng còn được gọi là đuôi nến và râu nến. Bóng nến trên thể hiện sức mạnh phe bán, bóng nến dưới thể hiện sức lực phe mua. Nếu bóng nến trên càng dài, dài hơn bóng nến dưới cho thấy phe bán đang áp đảo giao dịch. Ngược lại, bóng nến dưới càng dài cho thấy bên mua đang chiếm lĩnh thị trường.
Trong một phiên giao dịch tại khoảng thời gian nhất định, giá trị tài sản lúc đóng cửa cao hơn lúc mở cửa thân nến sẽ có màu xanh, thể hiện nến tăng. Ngược lại, giá đóng cửa thấp hơn lúc mở cửa thì thân nến có màu đỏ, thể hiện nến giảm.
Đoạn giữa giá đóng cửa, giá mở cửa có hình chữ nhật được gọi là thân nến. Khi nhìn vào thân nến bạn nên quan tâm đến màu sắc và độ dài của nó. Ngoài màu xanh và đỏ, nếu thị trường đang ở thế cân bằng giữa hai bên thì thân nến rất nhỏ hoặc không có.
Bạn cần hiểu rõ những thông tin trong biểu đồ hình nến nhật để có thể phân tích thị trường một cách chính xác. Kết hợp sử dụng thêm một số công cụ và kỹ thuật khác để cho kết quả tốt nhất nhé!
3. Các loại nến trong biểu đồ hình nến
Có 6 loại nến Nhật cơ bản thường xuyên được sử dụng để nghiên cứu thị trường: Spinning Top, Marubozu, Hammer, Inverted Hammer, Dragonfly Doji, Gravestone Doji. Trong đó mỗi loại nến Nhật đều biểu thị hàm ý nghĩa khác nhau về biến động thị trường.
3.1 Nến Spinning Top
Nến Spinning Top hay còn gọi là nến con xoay. Đặc điểm nhận dạng: thân nến nhỏ và ngắn. Bóng nến dài ở cả hai đầu. Khi nhìn thấy nến con xoay trong biểu đồ hình nến, bạn nên hiểu rằng thị trường lúc này không có nhiều biến động dù cả bên mua và bên bán đều đang cạnh tranh mạnh mẽ.
Có thể thấy quyền kiểm soát không rơi vào tay phe nào cả. Giá cả trên thị trường lúc này tương đối bình ổn, không có sự chênh lệch quá nhiều về chiều nào. Kết thúc phiên giao dịch cả hai bên đều không giành ưu thế, thể hiện ở thân nến nhỏ và ngắn.
Khi nến Spinning Top xuất hiện trong biểu đồ hình nến nhật còn thể hiện sự bế tắc của cục diện. Dù đã có những chiến thuật và đôi lúc có phần áp đảo đối phương. Nhưng cuối cùng, cả hai phe đều ngang tài ngang sức và đi đến sự cân bằng.
3.2 Nến Marubozu
Loại nến Nhật Marubozu có thân nến to, dài phủ hết cả mô hình. Lúc này bạn sẽ không thấy bóng nến ở đâu cả. Vì đã có một bên kiểm soát được thị trường.
Nếu nến có màu xanh, tức nến tăng thì bạn hiểu rằng bên mua chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn. Những người này nắm thị trường từ đầu đến cuối phiên giao dịch mà không để đối thủ có cơ hội chiếm lại.
Nếu nến có màu đỏ, tức nến giảm thì bên bán chiếm lĩnh thị trường. Trong phiên giao dịch bên bán luôn làm chủ và lợi thế thuộc về họ một cách trọn vẹn. Như vậy bạn có thể biết được bên nào đang kiểm soát thị trường thông qua việc hiểu các loại nến Nhật.
3.3 Nến Hammer
Nến nhật Hammer có hình giống chiếc búa nên còn được gọi dễ hiểu là nến búa. Khi bạn nhìn vào sẽ thấy phía trên không có bóng nến, bóng nến dưới rất dài. Thân nến ngắn và đẩy lên phía trên. Nói chung bạn cứ nhìn mô hình nào giống chiếc búa nhất chính là nến Hammer.
Mô hình này cho thấy ban đầu bên bán chiếm lợi thế, dần dần bên mua đã chiếm lĩnh thị trường. Kết quả cuối cùng bên mua đẩy giá lên cao. Kết thúc phiên giao dịch thuận lợi về phía bên mua khi đẩy được bóng nến dưới dài ra.
Đồng thời nến Hammer trong biểu đồ hình nến còn chỉ ra rằng bên bán không thể đẩy giá xuống thấp hơn được nữa. Nếu nến có màu xanh thì càng chứng tự sự áp đảo của bên mua rõ ràng.
3.4 Nến Inverted Hammer
Cũng với cấu trúc như nến nhật Hammer nhưng đảo ngược thân nến xuống dưới thì là nến Inverted Hammer. Sự đảo ngược cũng thể hiện ý nghĩa trái chiều của nó so với Hammer.
Ban đầu bên mua áp đảo khi đẩy giá lên cao nhưng cuối cùng bên bán vẫn kéo giá xuống thấp để giành chiến thắng. Nếu nến có màu xanh thì bên mua sẽ có phần nhỉnh lại hơn. Bạn cũng thận trọng vì nến Inverted Hammer có thể đang dự báo về một sự đảo chiều trong các phiên tiếp theo.
3.5 Nến Doji
Nến Doji thông thường chỉ ra rằng cả hai phe hòa, không bên nào chiếm ưu thế hơn. Thị trường bình ổn giá, không biến động gì nhiều. Lúc này giá mở cửa và đóng cửa ngang nhau, nó trùng (hoặc rất gần nhau). Chúng có vị trí ở giữa nến.
3.6 Nến Dragonfly Doji
Đối với loại nến Nhật này, giá mở cửa và đóng cửa ở trên cùng. Điều đó chứng tỏ giá đóng – mở đều ở mức cao nhất. Khi bạn thấy nến Dragonfly Doji trong biểu đồ hình nến thì nên hiểu rằng bên mua không chấp nhận giá thấp hơn. Dù kết thúc phiên ở thế trận hòa nhưng sang đến phiên sau rất có thể bên mua sẽ nhanh chóng chiếm ưu thế.
3.7 Nến Gravestone Doji
Nến nhật Gravestone Doji lại trái ngược với Dragonfly Doji. Lúc này bên bán sẽ chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sau. Dù phiên hiện tại hai bên ở thế cân bằng nhưng kết thúc bằng giá đóng – mở cửa thấp nhất.
4. Lời kết
Như vậy là bạn đã tìm hiểu cụ thể các loại nến Nhật phổ biến. Mặc dù mô hình này rất có ý nghĩa để bạn phân tích thị trường trong các phiên giao dịch nhưng cần xem thêm nhiều công cụ nữa để tổng hợp chi tiết và khách quan hơn. Bởi vì bạn chỉ biết được mức giá cao hoặc thấp nhưng không biết cụ thể giá đó là bao nhiêu. Sự chi tiết không thể hiện qua các loại nến nhật trong biểu đồ hình nến. Chúc bạn có những sự đầu tư khôn ngoan và thành công nhé!
Tổng hợp: toptradingforex.com