Biểu đồ nến là gì? Những điều cần biết về nến Nhật

Một trong những kỹ thuật phân tích sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay là biểu đồ nến. Mô hình hữu dụng này là niềm tự hào của người Nhật trong lĩnh vực tài chính khi đã phát minh ra nó. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư những điều cơ bản về các loại biểu đồ hình nến hay xuất hiện trên thị trường tài chính.

1. Biểu đồ nến là gì?

Khái niệm

Candlestick hay biểu đồ nến là một loại biểu đồ kỹ thuật mô tả diễn biến giá trong các phiên giao dịch. Mỗi cây nến là đại diện cho những thông tin riêng biệt và kết hợp lại với nhau tạo thành biểu đồ. Nhờ biểu đồ, bạn có biết được tình hình của thị trường và dự báo xu hướng tương lai.  

Biểu đồ nến
Biểu đồ nến Nhật là gì?

Nguồn gốc

Biểu đồ hình nến được một người Nhật phát minh vào những năm của thế kỳ 18. Mục đích ban đầu là để ghi chép sự biến động của giá qua từng ngày. Qua quá trình phát triển, biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản được biết đến và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới trong việc đánh giá thị trường chứng khoán. Ngày nay, biểu đồ nến còn được sử dụng trong nhiều loại hình đầu tư khác như forex, tiền điện tử.

2. Cấu tạo của nến Nhật

Có 3 bộ phận để cấu tạo thành cây nến Nhật :

Râu nến trên: thể hiện mức giá cao nhất trong phiên giao dịch đó.

Thân nến hay body: có hai màu là đỏ và xanh. Với hình nến có thân màu xanh thì giá mở cửa sẽ nằm phía dưới, còn nằm trên là giá đóng cửa. Còn ngược lại, khi nến thân màu đỏ, đó là giá giảm, có giá mở cửa ở trên và giá đóng cửa ở dưới.

Râu nến dưới: cho biết giá thấp nhất của phiên giao dịch đó.

Biểu đồ nến
Cấu tạo 3 phần của một cây nến

Trong trường hợp giá mở và đóng cửa càng xa nhau thì thân nến càng dài. Lúc này, một bên đang áp đảo hoàn toàn bên còn lại. Phần thân nến ngắn chứng tỏ hai bên đang chưa đưa ra quyết định hoặc đang ở thế giằng co quyết liệt.

Khi bạn thấy râu của nến rất dài thì chứng tỏ giá trên thị trường đang không ổn định. Một bên cố đẩy giá lên thì một bên lại đẩy xuống. Khi giá đóng gần giá mở, chưa có bên nào giành được lợi thế tại cuối phiên.

3. Các loại biểu đồ nến phổ biến trong đầu tư

Mô hình nến Spinning Top

Hình dáng: Nến con xoay là loại nến cơ bản với thân nhỏ, các râu dài ở cả trên và dưới. 

Ý nghĩa: Nếu bạn nhìn thấy trên thị trường xuất hiện mô hình Spinning Top chứng tỏ cả bên mua và bán đều đang tranh giành dữ dội quyền kiểm soát thị trường. 

Biểu đồ nến
Nến con xoay

Mô hình nến Nhật Marubozu

Hình dáng: Loại nến không có râu với thân nến dài. 

Ý nghĩa: Nến Marubozu cho bạn thấy rõ một bên nào đó đang chiếm ưu thế áp đảo hoàn toàn bên còn lại. Ví dụ, thân nến tăng, bên mua đang nắm quyền kiểm soát phiên giao dịch từ lúc mở đến khi đóng. Còn ngược lại, ngày hôm đó, bên bán sẽ nắm quyền kiểm soát khi thân nến Marubozu giảm đi. 

Biểu đồ nến
Nến Marubozu

Mô hình nến Dragon Fly

Hình dáng: Nến này có thân nhỏ vì giá tại mở cửa và đóng cửa không có sự chênh lệch quá nhiều, gần như là trùng với nhau. Râu nến thì rất dài.

Ý nghĩa: Nến xuất hiện tại cuối của xu hướng giảm. Đây được coi là biểu đồ nến thể hiện cho sự đảo chiều tăng. Nến cho thấy thị trường đang điều chỉnh về sự cân bằng giữa nguồn cung và cầu. Xu hướng đi xuống ban đầu biến mất nhờ vào sức mạnh của lượng cầu trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

Mô hình nến Búa và nến Búa ngược

Mô hình nến Búa – Hammer:

Hình dáng: Nến với cấu tạo râu trên không có hoặc ngắn, râu dưới thì rất dài, thân nến thì nhỏ. 

Ý nghĩa: Biểu đồ nến hình Búa có thể được coi là một sự đảo chiều tăng trong lúc thị trường đang có xu thế giảm. Sau thời điểm mở cửa, nếu giá đang giảm thì bên bán sẽ giành được ưu thế lúc ban đầu. Nhưng sau quá trình giao dịch, giá được đưa lên cao, lúc này râu dưới của nến Hammer dài chứng tỏ đã bên bán rơi vào thế bất lợi, cơ hội chuyển dần cho bên mua. 

Biểu đồ nến
Nến Hammer và Inverted Hammer

Mô hình nến Búa ngược – Inverted Hammer

Hình dáng: ngược lại với nến Búa, thì nến Búa ngược có râu dưới nhỏ hoặc không có, râu trên thì dài. 

Ý nghĩa: Loại biểu đồ nến trên đồ thị cho thấy giá đẩy lên cao hơn so với lúc mở cửa làm bên mua có thế mạnh hơn. Về sau khi giá đẩy xuống tạo cơ hội cho bên bán chiếm được lợi thế. Búa ngược báo hiệu một sự đảo chiều của xu hướng hiện tại.

Mô hình nến ngôi sao Star

Hình dáng: Đặc điểm cơ bản của nến Star mà bóng nến khá dài, thân to. Nến Shooting Star có đặc điểm ngoại hình khá giống với nến Búa ngược. 

Ý nghĩa: Là một loại biểu đồ nến thể hiện cho sự đảo chiều giảm trong xu hướng tăng.Loại nến cho thấy thị trường đang mở cửa ở mức thấp, xu hướng tăng không thành công và giá tại đóng cửa gần bằng với mức giá mở ở trong ngày. Đây là tín hiệu cho thấy bên bán đang lấy lại ưu thế.

Mô hình nến Doji

Hình dạng: thân nến nhỏ hoặc không có, bóng nến dài. 

Ý nghĩa: Loại nến này thể hiện sự cân bằng của cả hai bên mua và bán. Không có sự kiểm soát hay chiếm ưu thế thuộc về bên nào cả. 

Một vài loại nến Doji thường gặp:

Nến Gravestone Doji: Trong một xu hướng tăng, loại nến có hình dáng như bia mộ xuất hiện tại đỉnh của xu hướng đó. Nến thường có thân nhỏ, không có râu dưới hoặc râu dưới nhỏ, râu trên rất dài. Nến này cho thấy bên bán đang tăng mức bán ra tạo áp lực đến cuối phiên giao dịch. Và khi đến phiên giao dịch sau, bên bán sẽ nắm lợi thế và cân bằng lại bên mua.

Nến Dragonfly Doji: Nến có thân nhỏ, bóng trên không có hoặc ngắn, bóng dưới dài. Nến với cái tên dễ đọc hơn là nến chuồn chuồn. Trái ngược với nến Gravestone Doji, ở nến Dragonfly Doji bên mua tạo áp lực mua và chiếm lại ưu thế vào cuối phiên giao dịch.

Biểu đồ nến
Doji chuồn chuồn và Doji bia mộ

4. Ứng dụng nến Nhật trong thị trường tài chính

Sự tức thời, dễ sử dụng và trực quan của biểu đồ nến giúp nó sử dụng rộn rãi trong đầu tư tài chính:

Được xem như một chỉ báo về phân tích kỹ thuật;

Lên mức hỗ trợ hay kháng cự dễ dàng và chính xác hơn;

Thước đo tâm lý tốt nhất và chính xác nhất cho nhà đầu tư trong thị trường tài chính;  

Công dụng hữu ích nhất của biểu đồ nến là báo hiệu cho sự đảo chiều về giá.

5. Nhược điểm của nến Nhật Bản

Mô hình nến Nhật cho bạn biết các diễn biến tại phiên giao dịch hiện tại như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao và thấp nhất trong một khoảng thời gian nào đó. Đồ thị nến Nhật không thể giúp bạn đưa ra một dự báo xu hướng trong tương lai.

Bạn không thể tìm hiểu sâu về những biến động của giá bên trong đồ thị nến này.

Khi đang trong phiên giao dịch, biểu đồ nến chưa hình thành hoàn chỉnh. Vì vậy, khi phiên đóng cửa bạn mới có thể xem biểu đồ một cách chính xác nhất.

Qua bài viết, bạn hiểu thêm về nguồn gốc, các loại biểu đồ nến trên thị trường tài chính. Hãy sử dụng mô hình nến Nhật hiệu quả để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

Google search engine