Bollinger band là gì? Chi tiết về Bollinger Trader cần hiểu

Khi đã tham gia vào một cuộc chơi về tài chính, mang tiền, tài sản của mình đi đầu tư thì việc nắm rõ các kỹ thuật phân tích là điều tất yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều này và bỏ qua những khái niệm, định nghĩa về kỹ thuật cực kỳ quan trọng như Bollinger Band? Vậy Bollinger Band là gì? Sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa Bollinger Band là gì?

Bollinger Band hay dải Bollinger (viết tắt là BB) là một công cụ phân tích kỹ thuật nhằm xác định đường trung bình đơn giản ở giữa, dải dưới và dải trên. Công cụ này được phát minh bởi John Bollinger vào năm 1980. Nhưng đến tận 2011 sáng chế này mới được ông đăng ký thương hiệu.

Một điều thú vị là Bollinger Band có thể chủ động điều chỉnh thu hẹp lại nếu như thị trường có ít biến động và tự mở rộng khi có nhiều biến động hoặc biến động lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. 

Công cụ này cung cấp khá nhiều thông tin cho các Trader như:

  • Dự đoán xu hướng của thị trường, đảo chiều hay tiếp tục đà như cũ. 
  • Thời kỳ mà thị trường hợp nhất
  • Mục tieu giá tiềm năng
  • Khoảng thời gian có nhiều sự đột phá hoặc biến động có thể xảy ra trong thời gian tới. 
  • Ngưỡng đáy hoặc đỉnh mà thị trường có thể đạt tới. 

Với những lợi ích như vậy, không khó để hiểu vì sao, các nhà đầu tư lại thích sử dụng công cụ này để phân tích kỹ thuật trước khi đưa ra các quyết định trong một phiên giao dịch như vậy. Và cũng đừng quên rằng, sử dụng nó còn giúp cho họ kiểm soát được hệ thống giao dịch tự động và nhanh chóng hơn. 

Chú thích Bollinger Band là gì?
Chú thích Bollinger Band là gì?

2. Công thức tính và thông số của Bollinger Band

Đã là công cụ phân tích, chắc chắn Bollinger Band phải có thông số và công thức tính của riêng nó. Có như vậy thì dữ liệu mới đạt được độ chính xác cao hơn.

2.1 Thông số 

Trong cấu tao của Bollinger Band có liên quan đến độ lệch chuẩn và 3 tiêu chí khác là: Dải giữa, dải trên và dải dưới. 

  • Dải giữa là đường trung bình cộng của SMA 20
  • Dải trên = Dải giữa + 2 x độ lệch chuẩn
  • Dải dưới = Dải giữa – 2 x độ lệch chuẩn

Như vậy, điều cần quan tâm tiếp theo là khái niệm của độ lệch chuẩn. 

Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn là một đại lượng thống kế dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Chúng thể hiện sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình. 

2.2 Công thức tính của Bollinger Band

Để tính được Bollinger Band – Dải Bollinger ta chỉ cần tính được ba dải cấu tạo nên nó. Công thức tính sẽ như sau:

  • Dải trên = SMA 20 + (độ lệch chuẩn 20 ngày x 2)
  • Dải giữa = SMA 20
  • Dải dưới = SMA 20 – (Độ lệch chuẩn 20 ngày x 2)

Trong đó: SMA 20 là đường trung bình đơn giản trong chu kỳ 20 ngày. 

3 .Đặc tính của dải Bollinger

Bollinger band đặc biệt quan trọng, một công cụ phân tích dữ liệu hiệu quả đối với các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và các nhà kinh tế học. Lý do, bởi nó có các đặc tính đặc thù, thể hiện được rất rõ sự biến động của thị trường. 

Bốn đặc tính bao gồm:  

-BB co thắt

-Giá bật khỏi dải Bollinger band

-Giá chạm dải trên và dải dưới

-Khi giá chạm vào một dải

Để rõ hơn, chúng ta cùng đi vào chi tiết từng đặc tính một của chúng. 

Đặc tính của dải Bollinger
Đặc tính của dải Bollinger

3.1 BB co thắt

Khi Bollinger band co thắt, điều đó cho thấy thị trường đang có sự biến động nhưng không quá lớn. Chúng cũng có thể là một dự báo cho một sự bùng nổ lớn trong một tương lai gần. 

Như vậy, nhìn vào đây, Trader có thể tự mình dự đoán được sự biến động của thị trường trong thời gian sắp tới. Ở thời điểm hiện tại, khi mà BB co thắt, đồng nghĩa thị trường đang “ngủ im” là tiền đề để chuẩn bị và là cơ hội để các nhà đầu tư chuẩn bị tài chính cho một cuộc biến động, bùng nổ lớn trong thời gian tới. 

3.2 Giá bật khỏi thị trường

Khi giá bật khỏi thị trường, đồng nghĩa với việc lúc này, các dải band ở trên và ở dưới đang ở ngưỡng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Và nếu như cứ tiếp tục như vậy, khi giá tiếp cận được đến một trong hai đường thì chúng lại có xu hướng bật ngược trở lại, dù là bật tăng hay bật giảm.

Tất nhiên, việc bật ngược này có xảy ra hay không, xác thực hay không thì còn phụ thuộc vào khoảng thời gian diễn ra phiên giao dịch như thế nào. 

3.3 Giá chạm dải trên và dải dưới

Sau giai đoạn co thắt, giá có sự biến động mạnh, thậm chí, chúng còn vượt ra khỏi dải ở trên hoặc dải bên dưới. Khi này, giá chạm đến dải trên hay dải dưới sẽ là dấu hiệu cho thấy tiềm năng tiếp tục của xu hướng. Có thể là đi lên, đi xuống, hoặc chạm vào đường band đối diện. 

Tóm lại, xu hướng vẫn tiếp diễn trong một tương lai gần nữa. 

3.4 Khi giá chạm vào một dải

Khi giá chạm vào một dải chính là đặc tính thứ tư của Bollinger band. Lúc này, chúng sẽ có xu hướng tìm đến một dải band khác. 

Lúc này, chính là thời điểm mà các nhà đầu tư đặt và đưa ra các mục tiêu lợi nhuận của mình, tính toán làm sao để có nhiều lợi nhuận nhất có thể trong phạm vi cho phép.  Và đó chính là ưu điểm cũng như lợi ích của việc sử dụng Bollinger band làm công cụ phân tích trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Vậy làm thế nào để sử dụng Bollinger band một cách hiệu quả và chính xác nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay bên dưới. 

4. Hướng dẫn sử dụng Bollinger band hiệu quả

Để sử dụng Bollinger band hiệu quả, có thể sử dụng một trong ba cách sau:

4.1 Thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm

Chúng ta có thể phân tích dựa vào các chỉ báo của Bollinger band như sau: Giả sử như thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này giá sẽ không vượt quá đường trung bình ở giữa. Do đó, khi giá phục hồi và chạm vào đường trung bình thì nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua. Sau đó, có thể đóng một phần lệnh hoặc toàn bộ lệch dựa theo chiến lược của mỗi nhà đầu tư đã được vạch ran gay từ đầu. Việc này nhằm mục đích thu lời khi giá chạm đến dải trên.

Ngược lại, nếu giá đang trong xu hướng giảm, thì nhà đầu tư cần đặt lệnh bán để tránh bị lỗ, thu hồi lại tiền đầu tư ngay lập tức. 

Cách sử dụng Bollinger Band hiệu quả
Cách sử dụng Bollinger Band hiệu quả

4.2 Thị trường đang ở trong xu hướng không rõ ràng. 

Thị trường ở trong xu hướng không rõ ràng nghĩa là chưa chắc chắn sẽ tăng hay sẽ giảm. Tuy nhiên, dựa trên công thức của Bollinger Band thì biên độ 2 lần độ lệch chuẩn thì thường giá sẽ không vượt ra ngoài biên độ này. 

Như vậy, để thu được lời, cứ khi nào giá tăng chạm vào dải trên thì đặt lệnh bán. Và ngược lại, khi nào giá chạm đến dải dưới thì nhà đầu tư đặt lệnh mua vào. Đóng lệnh khi giá phục hồi chạm đến đường trung bình. 

4.3 Khi Bolliger Band bị thắt chặt lại

Trong trường hợp này, giá đang dao động ở một biên độ hẹp. Cũng chính là lúc chúng đang nén lại để chờ thời cơ bùng nổ tại một thời điểm thích hợp. Với trường hợp này, an toàn nhất, nhà đầu tư nên sử dụng thêm các công cụ khác để phân tích, đưa ra hiệu quả và định hướng chính xác hơn. 

Tổng kết

Như vậy, bài viết vừa giải thích khái niệm Bollinger Band là gì, cùng với đặc tính và công thức tính của nó. Bên cạnh đó là cách sử dụng chỉ số trong dải Bollinger một cách hiệu quả. Hi vọng Trader đã hiểu thêm về công cụ phân tích này và có những kế hoạch cho riêng mình. 

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine