Mô hình Harmonic, cách xác định và giao dịch hiệu quả

Trong khi giao dịch Forex, các nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá điểm ra vào của một giao dịch. Mô hình Harmonic được ứng dụng rất phổ biến bởi những tính năng đặc biệt và giúp các nhà đầu tư đưa ra những tỷ lệ tương đối chuẩn giúp họ có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao. Vậy mô hình Harmonic là gì? Làm thế nào để xác định được những điểm ra vào lệnh để sinh lợi nhuận? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mô hình Harmonic

Mô hình Harmonic là mô hình được hình thành dựa vào các mức giá hình học được vẽ và Fibonacci. Nó được phát minh vào năm 1932 bởi Harold M. Gartley. Xuất hiện và được công bố rộng rãi trong giới trader dưới dạng sách của ông, mang tên “Profits in The Stock Markets” vào năm 1935.

Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic giúp cho các nhà đầu tư phát hiện được các cơ hội giao dịch mới, các xu hướng dịch chuyển giá của đồng tiền và các chuyển động về thị trường bạn đang giao dịch trong tương lai. Dựa vào đó có thể ra quyết định cho các giao dịch tiếp theo của các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư trong thị trường forex rất thích sử dụng mô hình này bởi vì nó phù hợp với thời gian thực của thị trường forex. Khi được sử dụng đúng cách chúng có thể giúp các nhà giao dịch cảnh báo những xu hướng giảm giá của các đồng tiền dựa vào các dữ kiện lịch sử.

Sử dụng mô hình Harmonic giúp nhà giao dịch có thể scan tín hiệu trên nhiều cặp tiền tệ. Không trung thành với một cặp duy nhất mà có thể sử dụng với hàng nghìn sản phẩm trên nhiều thị trường như ngoại hối, chứng khoán, thị trường hàng hóa cũng có thể sử dụng mô hình này.

Mô hình giá Harmonic có nhiều kiểu mô hình nhỏ đẻ các nhà đầu tư có thể lựa chọn. Mỗi mô hình sẽ được sử dụng để phát hiện ra những xu hướng khác nhau. Nhưng để thành công thì bạn phải chắc chắn mình có kiến thức về mỗi mô hình nhất định từ đó bạn mới có thể tự tin và thực hiện phân tích kỹ thuật và ra quyết định giao dịch một cách tốt nhất và nhanh nhất.

2. Các loại mô hình Harmonic mà các nhà đầu tư nên biết

Một số loại mô hình Harmonic được hiển thị trên biểu đồ giá như mô hình con dơi, con bướm, con cua, Gartley và mô hình AB = CD. Mỗi mô hình dựa vào tỷ lệ Fibonacci cụ thể sẽ báo hiệu sự tăng hoặc giảm của giá khi có xu hướng đảo chiều trong tương lai.

2.1 Mô hình AB = CD

Đây là mô hình dễ nhất trong các loại mô hình trên, mô hình này gồm 3 chuyển động là AB, BC, DC và 4 điểm. 

Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình AB = CD.

Các bước di chuyển như sau:

Chuyển động đầu tiên là chuyển động AB, giá có xu hướng giảm từ A đến B, sau đó là chuyển động điều chỉnh BC (giá có xu hướng tăng lại đến điểm C) và sau đó là chuyển động DC di chuyển cùng hướng với AB (có sự thay đổi giá di chuyển quay đầu đến D. và DC có cùng độ dài với AB và thời gian để di chuyển từ A đến B bằng thời gian di chuyển từ C đến D.

Trong mô hình này, các nhà giao dịch có thể chọn đặt lệnh vào thời điểm gần với điểm C để có khả năng sinh lợi. Vì đây là vùng chuyển động đảo chiều tiềm năng. Hoặc nhà giao dịch có thể chờ cho đến khi toàn bộ mô hình hoàn thành trước khi đặt lệnh mua hoặc bán từ điểm D.

2.2 Mô hình con dơi

Mô hình BAT có hình giống một con dơi. Mô hình được tạo thành từ các yếu tố giúp xác định các vùng đảo chiều tiềm năng. Mô hình này được ông Scott Carney xác định vào năm 2001.

Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình con dơi.

Mô hình con dơi khác với mô hình ABCD là nó có thêm một đường thẳng và có thêm một điểm phụ. Đầu tiên là chân XA và chuyển động thoái lui BC, nếu điểm B dừng lại ở 50% của chuyển động XA thì nó sẽ xuất hiện mô hình con dơi.

Đường thẳng CD phải dài tối thiểu là 1,618 và cao nhất là 2.618. Và đường CD không được nhỏ hơn BC. Vùng chuyển động tiềm năng được tạo ra ở điểm cuối D, tại đây các nhà giao dịch có thể đặt lệnh để tạo khả năng sinh lợi.

2.3 Mô hình Gartley

Đây là mô hình khá quen thuộc và được tạo bởi HM Gartley, mô hình này có 5 điểm. Có hai quy tắc được quy định tại mô hình này:

  • Sau khi di chuyển lên điểm B, mức thoái lui AB phải là 0,616 đoạn XA
  • Mức thoái lui CD khi đến điểm D phải bằng 0,786 đoạn XA
Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Gartley.

Cũng giống như mô hình con dơi đoạn XA di chuyển sẽ dẫn đến sự thoái lui BC, các nhà giao dịch sẽ dựa vào điểm X để cắt lỗ và dựa vào điểm C để chốt lời.

2.4 Mô hình con cua

Mô hình này cũng được Scott Carney xác định, mô hình này tuân theo chiều chuyển động như XA, AB, BC, CD, và cho phép các nhà giao dịch giao dịch ở mức cực cao hoặc cực thấp.

Mô hình cua tăng giá:

  • Đầu tiên, giá tăng mạnh từ điểm X đến điểm A, chuyển động XA bằng 1,618
  • Mức thoái lui AB trong khoảng 38,2% – 61,8% của đoạn XA
  • Tăng nhẹ BC (2.618 – 3.14 – 3.618) và giảm mạnh đến điểm D.
Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình con cua.

Mô hình cua giảm giá: là sự giảm giá từ điểm X đến điểm A, tiếp theo là mức giá tăng nhẹ đến B, giảm nhẹ xuống C, và cuối cùng là tăng mạnh đến điểm D.

2.5 Mô hình con bướm

Mô hình này được phát hiện bởi Bryce Gilmore, ông là người xác định ra các tỷ lệ Fibonacci để xác định ra vùng chuyển động tiềm năng. Mô hình này bao gồm 5 điểm và 4 chân là XA, AB, BC, CD.

Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình con bướm.

Mô hình con bướm được xác định như sau: tăng giá từ X đến A, sau đó xác định mức thoái lui 0,786 của đoạn XA (đây là tỷ lệ quan trọng để xác định điểm B). Từ đó các nhà giao dịch sẽ dựa vào đó để xác định vùng chuyển động tiềm năng và ra quyết định đặt lệnh bán hoặc mua theo nhu cầu.

3. Lợi ích và nhược điểm của các mô hình Harmonic

Sau khi nhận biết được các loại mô hình và được các nhà giao dịch áp dụng sử dụng thì các mô hình này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Lợi ích: 

  • Mô hình này kết hợp với mô hình Fibonacci đưa ra những đường ziczac để tìm ra điểm kháng cự và điểm vào một cách hoàn hảo
  • Mô hình này được sử dụng một cách chuẩn xác, cùng với mô hình giá Fibonacci. Sẽ làm giảm sự biến thiên của thị trường bằng tỷ lệ vàng một cách tối đa. Dựa vào đó xác định điểm vào thành công.
  • Khi có mô hình này các nhà giao dịch không có cảm giác chờ đợi, sẽ hạn chế những hành động nằm ngoài kế hoạch của giao dịch.
  • Đo mức độ giao động của giá ở mọi thời điểm và có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác trong phân tích kỹ thuật.

Nhược điểm:

  • Có thể khó khăn cho những nhà giao dịch mới
  • Dễ gây nhầm lẫn và khiến các nhà giao dịch phát hiện sai điểm ra vào lệnh
  • Các nhà giao dịch sẽ khó phát hiện ra vùng đảo chiều tiền năng nếu thực hiện trên những thời điểm khác nhau.
  • Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận chưa cân xứng.

4. Lời kết

Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về mô hình harmonic, qua đó giúp bạn biết được mô hình harmonic là gì, những loại mô hình harmonic mà các nhà đầu tư thường sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về các loại mô hình này và qua đó bạn hiểu rõ hơn về chúng và ứng dụng được vào giao dịch của mình một cách thành công.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine