NAV là gì? Tầm quan trọng khi phân tích NAV trong đầu tư

Để tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả, nhà đầu tư cần phải có một lượng kiến thức vững chắc về tài chính. Đồng thời cần phải có có mình sự am hiểu về thị trường. Ngoài hai yếu tố này, phân tích kỹ thuật và tìm hiểu những số liệu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các báo cáo cũng là điều cần phải chú ý. NAV là một trong những tiêu chí nhà đầu tư chứng khoán cần phải đánh giá trong các quyết định đầu tư.

1. NAV là gì?

NAV với tên gọi đầy đủ là Net Asset Value mang ý nghĩa là giá trị thuần của tài sản. Chỉ số này giúp những người đầu tư biết được hiệu quả kinh doanh thực sự của một tổ chức diễn ra như thế nào. Hay một tổ chức có hoạt động tốt như vẻ ngoài của nó hay không.

nav
Net Asset Value là gì?

Trong thực tế các doanh nghiệp trên thị trường sẽ có nguồn vốn được xây dựng lên từ hai nhóm đó là vốn vay và vốn từ các cổ đông. Những nguồn vốn này đóng góp chính cho quá trình mua sắm những thiết bị, máy móc, mặt bằng, cũng như chi trả tiền lương cho nhân công…

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với một số vốn điều lệ thấp những các nội dung thể hiện ra cho thị trường thấy lại cao hơn con số vốn điều lệ. Khả năng cao có thể là do nguồn vốn vay của doanh nghiệp đó tạo ra.

NAV trong chứng khoán được sử dụng rất nhiều để phân tích hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Chỉ số NAV và NAV trong chứng khoán là hai khái niệm như nhau vì vậy nên khi phân tích nhà đầu tư cần hiểu rõ điều này.

2. Làm thế nào để tính được chỉ số NAV

Để xác định NAV không phải là một việc quá khó khăn. Điều này tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà cách tính NAV sẽ phức tạp hay đơn giản. Việc tính NAV chỉ đơn giản đó là dùng tổng nguồn vốn của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản trái phiếu, chứng khoán và nợ. Tiếp theo sẽ lấy giá trị vừa tính chia cho tổng lượng cổ phiếu mà tổ chức đã đưa ra thị trường. Cụ thể NAV sẽ được xác định như sau:

NAV(giá trị thuần của tài sản) = (Gía trị của tổng tài sản – Tổng nợ phải thanh toán) : Số cổ phiếu đang có trên thị trường.

3. NAV thể hiện ý nghĩa gì?

Thông qua những nội dung phía trên bạn có thể hiểu qua cách tính NAV. Nhưng để vận dụng được nó vào thực tế thì những ví dụ sau đây sẽ thể hiện được NAV mang đến ý nghĩa gì. Mỗi kết quả NAV mang lại khi thực hiện so sánh sẽ cho những thông tin khác nhau. Nhà đầu tư dựa vào kết quả, ý nghĩa của NAV để thực hiện đánh giá các loại cổ phiếu từ đó đưa ra những quyết định đầu tư một cách hiệu quả nhất và mang về lợi nhuận. Cụ thể:

nav
Ý nghĩa mà Net Asset Value mang lại.

Một tổ chức, doanh nghiệp đang chào bán cổ phiếu trên thị trường mới mức giá ở thời điểm đó là 80.000 VND. Tuy nhiên, trong quá trình xác định NAV kết quả cho ra được giá trị là 100.000 VND. Điều này có nghĩa, tổ chức hiện tại đã có được nguồn vốn khá tốt. Vì vậy, nhà đầu tư có thể thực hiện mua loại cổ phiếu này và có được lợi nhuận khi giá trị thực của cổ phiếu là 100.000 VND.

Trong tình huống khi NAV của tổ chức đang ở mức 100.000 VND. Để nhà đầu tư có thể đạt được mức lời tốt trên thị trường, lúc này bạn phần phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để có thể mua loại cổ phiếu này. Điều này sẽ giúp bạn có được lợi nhuận nhiều hơn vì giá trị của NAV sẽ tăng lên trong tương lai.

Ngược lại, nếu giá trị của NAV bằng 100.000 VND thế nhưng doanh nghiệp lại có hiệu quả không cao, xảy ra tình trạng thua lỗ. Từ đó khiến NAV giảm đi, khi xảy ra điều này nhà đầu tư cần phải cẩn thận. Nên phân tích, đánh giá và theo dõi thêm trước khi đưa ra quyết định để tránh gặp phải rủi ro.

4. NAV có ưu điểm gì trong phân tích chứng khoán.

NAV là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng đối với những ai đầu tư chứng khoán vì nó giúp xác định giá trị thực của một doanh nghiệp. Ngoài điểm này, NAV còn có những hiệu quả đánh giá khác có thể kể đến như:

nav
Những ưu điểm của Net Asset Value khi phân tích.

4.1 NAV xác định giá trị ròng

Những quỹ đầu tư tương hỗ trên thị trường chứng khoán hiện này đều thực hiện tính toán, xác định giá trị của những loại tài sản mình đầu tư sau khi kết thúc phiên. Khi sàn giao dịch mở cửa lại vào ngày hôm sau, giá mở cửa sẽ chính là giá đóng phiên của ngày hôm trước. Khi đó NAV sẽ được sử dụng theo cách khác đó là tính toán, khấu trừ những chi phí phát sinh từ đó xác định được giá trị tài sản ròng của danh mục là bao nhiêu.

4.2 NAV xác định giá trị ròng chung

Giá trị cổ phần của vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là giá trị ròng chung. Nó sẽ được xác định thông qua NAV bằng cách xác định những chi phí tích lũy đối với những loại cổ phiếu khác nhau. Phép tính này có thể giúp xác định mức giá thị trường đối với một loại cổ phiếu nào đó. Đồng thời mức giá này có thể biến động theo sự thay đổi của thị trường chung.

5. Làm thế nào để cải thiện được chỉ số NAV?

Để cải thiện được NAV, chúng ta có thể thực hiện một cố cách như sau:

NAV sẽ tăng khi doanh nghiệp thực hiện của các chứng chỉ quỹ, hoặc thực hiện niêm yết cổ phiếu đầu tư trên thị trường.

NAV sẽ tăng khi VF1 được chi trả với mức cổ tức lớn hơn 22%.

Khi đã thực hiện hai biện pháp trên nhưng NAV không được cải thiện. Bạn có thể thực hiện việc hoán đổi một phần hoặc toàn bộ thành quỹ mở. Giá trị NAV lúc này có thể sẽ được nâng lên.

6. NAV và giá cổ phiếu có giống nhau không?

Mặc dù việc so sánh NAV dựa trên giá trị của cổ phiếu. Thế nhưng hai đối tượng này lại không giống nhau bởi những ý nghĩa và đặc điểm nó mang lại.

NAV là giá trị thuần của tài sản doanh nghiệp, công ty. Nhưng giá trị của cổ phiếu lại được xác định bằng giá trị mà nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra để thực hiện việc mua bán. Điều này có thể bị thao túng khi những người nắm giữ số lượng lớn đầu cơ.

Những đối tượng mua bán trong thị trường có thể tác động đến giá trị của cổ phiếu nhưng NAV thì không thể. NAV chỉ là một cách thức để đánh giá cổ phiếu. NAV thể hiện được sự ổn định giữa giá cổ phiếu với giá trị thực. Hay nói cách khác, NAV sẽ cho biết liệu thị trường có đang đánh giá đúng giá trị của cổ phiếu đó hay không.

NAV được xác định theo từng ngày cụ thể và nó bị ảnh hưởng chủ yếu bởi giá trị ròng của doanh nghiệp tại thời điểm tính toán. Khác với NAV, giá trị cổ phiếu sẽ có biến động liên tục và chịu ảnh hưởng bởi quá trình giao dịch giữa người mua và người bán.

7. Tổng kết

NAV là công cụ hiệu quả để phân tích giá trị thực của một loại cổ phiếu. Bởi NAV đánh giá được hiệu quả hoạt động thực sự của một tổ chức. Nhà đầu tư muốn đưa ra một quyết định mua bán phù hợp cần phải hiểu được doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào. Thông qua NAV, chúng ta sẽ biết được liệu cổ phiếu tại thời điểm đó có bị thị trường nhận định cao hơn giá trị thực hay không. Từ đó có những kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Google search engine