Tài sản ngắn hạn là gì mà đóng vai trò vô cùng quan trọng của bảng cân đối kế toán tổng thể của công ty? Trong bài viết này, các bạn sẽ được tìm hiểu định nghĩa của loại tài sản này, cách tính, các loại tài sản thuộc ngắn hạn và ý nghĩa của chúng.
1. Tài sản ngắn hạn là gì?
Tài sản ngắn hạn (TSNH) được định nghĩa là tiền mặt và các tài sản có khả năng chuyển thành tiền trong thời gian ngắn (thường là trong vòng một năm). Trong trường doanh nghiệp có chu kỳ hoạt động dài hơn một năm thì bất kỳ tài sản nào có thể chuyển đổi trong chu kỳ hoạt động là TSNH.
Ngoài ra, loại tài sản này thường được trình bày dưới dạng các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Đứng đầu trong số đó là tiền mặt, vì nó có thanh khoản cao nhất. Tài sản ngắn hạn thường thay đổi liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giữ cho việc sản xuất được liên tục và không bị gián đoạn.
Tài sản ngắn hạn có thể nói là một phần quan trọng của vốn lưu động và hệ số thanh toán hiện hành. Đây là hai yếu tố quan trọng quyết định khả năng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn khác với tài sản dài hạn, tại đây chúng tôi cũng giải thích sơ về tài sản dài hạn để các bạn nắm rõ. Tài sản dài hạn là các loại tài sản của một công ty, không thể hoặc không được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm / hoặc một chu kỳ hoạt động. Tài sản dài hạn thường là: bất động sản, tòa nhà, thiết bị, máy móc hoặc bản quyền.
2. Tài sản ngắn hạn bao gồm những gì?
Các mục tài sản ngắn hạn cơ bản trong một bản cân đối kế toán là: tiền mặt (và các khoản tương đương với tiền), các khoản đầu tư ngắn hạn, vốn chủ sở hữu của cổ đông hoặc các khoản phải thu ngắn hạn.
2.1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền của một công ty đại diện cho số lượng tiền tệ, cũng như lượng tiền tệ được giữ trong tài khoản séc, tiền gửi ngân hàng hay một số tín phiếu kho bạc của quốc gia,…
2.2. Đầu tư hoặc ngắn hạn
Các khoản đầu tư tạm thời và ngắn hạn là loại tài sản đầu tư có thể đáo hạn trong vòng một năm. Ví dụ, một công ty có thể có các khoản đầu tư tạm thời dưới dạng chứng khoán, cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên thị trường.
2.3. Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn cho chúng ta biết các tài sản dưới dạng tiền mà một khách hàng nợ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty bạn đã giao, hoặc đã thực hiện trước xong.
Các tài khoản này là các khoản không phải tiền mặt nhưng tương đương tiền mà khách hàng hiện chưa trả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp thỉnh thoảng sẽ có một vài khoản nợ khó đòi hay không đòi được vì nhiều lý cho.
2.4. Hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn là gì?
Hàng tồn kho hữu hình có thể bao gồm nguyên vật liệu thô, bộ phận sản phẩm và thành phẩm,… Hàng tồn kho chiếm một vai trò quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tính thanh khoản của hàng tồn kho trong một công ty thì còn bị phụ thuộc vào sản phẩm và đặc tính ngành nghề.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán thiết bị hạng nặng có thể ít đảm bảo rằng mỗi chiếc máy có thể bán được trong khoảng thời gian một năm, do đó tính thanh khoản của hàng tồn kho này không cao. Trong khi đó, một công ty sản xuất thực phẩm thì có thể dễ dàng mang đi tiêu thụ hơn, nhờ đó mà khả năng thanh khoản cũng lớn hơn.
2.5. Nguyên vật liệu
Tài sản tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu có thể bao gồm công cụ sản xuất, vật liệu để phát triển sản phẩm và bất kỳ vật tư hữu hình nào cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
2.6. Chi phí trả trước
Chi phí trả trước là danh mục thể hiện các khoản tiền mà một doanh nghiệp, tổ chức đã thanh toán trước cho các sản phẩm hoặc dịch vụ dự kiến nhận trong tương lai. Tuy nhiên, các loại tài sản trong ngắn hạn này khác với các thành phần khác đã nói ở trên là nó có thể không được chuyển thành tiền mặt. Chúng là những chi phí đã được trang trải để doanh nghiệp tránh được những chi phí nặng nề hơn sau này.
Ví dụ về một khoản chi phí trả trước để bạn hiểu rõ là các khoản thanh toán cho chương trình bảo hiểm, hay là đặt cọc trước cho máy móc thiết bị…
2.7. Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác có rất nhiều loại đặc biệt? Giả thích cho dễ hiểu thì tất cả chúng là tài sản không nằm trong số những tài sản trong ngắn hạn ở danh mục trên sẽ thuộc vào phần này, ví dụ như các khoản ký quỹ ngắn hạn,….
3. Các tỷ số tài chính sử dụng TSNH là gì?
Các tỷ số tài chính sau đây có thể được sử dụng để đo tính thanh khoản của doanh nghiệp. Và mỗi tỷ số đó có thể sử dụng các thành phần khác nhau của loại tài sản này trong công thức để đo lường.
Hệ số thanh toán hiện hành: Đây là hệ số được các nhà quản lý công ty tính toán nhằm biết và phân tích được khả năng xử lý các nghĩa vụ, nợ trong thời gian ngắn hạn của công ty mình. Bạn có thể dễ dàng tính được bằng cách xem xét tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) so với các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Để tìm hệ số thanh toán hiện hành, bạn chỉ cần chia giá trị tài sản ngắn hạn cho nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh: Cũng giống với hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh này dùng để phân tích khả năng một công ty hoàn thành các khoản nợ trong ngắn hạn. Khác với ở trên là nó “nhanh” hơn vì không tính hàng tồn kho (loại bỏ rủi ro thanh khoản với hàng tồn kho nói trên). “Tài sản ngắn hạn” ở đây chỉ tính bằng tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và bất kỳ chứng khoán nào có thể bán được trên thị trường. Để tính hệ số thanh toán nhanh, bạn hãy lấy TSNH trừ cho hàng tồn kho, sau đó chia tất cả cho tổng nợ phải trả.
Tỷ lệ tiền mặt: Đây là một tỷ số quan trọng được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn của một công ty, thường là trong một khoảng thời gian tức thời vì tiền mặt là có tính thanh khoản cao nhất. Để tìm tỷ lệ tiền mặt, bạn chỉ cần cộng tiền và các khoản tương đương tiền lại với nhau, sau đó chia tất cả cho nợ ngắn hạn.
4. Tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì?
Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các tỷ số tài chính dùng loại tài sản này để tính toán. Các chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ còn nợ, các khoản nợ ngắn hạn và bất kỳ chi phí nào mà không phải bán bớt tài sản cố định (vốn là tài sản dài hạn phục vụ sả xuất và kinh doanh) của doanh nghiệp.
Các tỉ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Chính vì thế khi TSNH tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang có mức trả nợ ngắn hạn cao hơn.
Dù vậy, điều này không phải bao giờ cũng tốt, lấy ví dụ nếu doanh nghiệp để hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến tốn diện tích lưu trữ, lượng hàng không bán được mà chỉ để không làm tăng chi phí cơ hội. Hoặc nếu TSNH đó là tiền và các khoản khác có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp trữ nhiều sẽ đánh mất đi cơ hội đầu tư của mình.
Tương tự, nếu tài sản ngắn hạn giảm nói lên điều gì? Hoặc tổng tài sản giảm nói lên điều gì? Nó sẽ ngược lại với những phân tích trên, các cơ hội và rủi ro cũng sẽ khác so với tài sản ngắn hạn tăng.
5. Kết
Để có thể tồn tại, một doanh nghiệp cần có khả năng xử lý các nghĩa vụ hay nợ trong ngắn hạn của mình. Biết TSNH là cần thiết để bạn tính được các tỷ số tài chính chính về khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Như vậy chúng tôi đã trình bày sơ lược về tài sản ngắn hạn là gì, chúng bao gồm gì, các chỉ số quan trọng về khả năng thanh toán nợ và ý nghĩa khi TSNH tăng.
Tổng hợp: toptradingforex.com