Tài sản lưu động là gì? Loại tài sản này gồm bao nhiêu loại?

Tài sản lưu động là gì? Đây là tài sản của doanh nghiệp, tổ chức có khả năng chuyển đổi được thành tiền mặt trong một năm (có thể nhiều hoặc ít hơn). Để hiểu hơn về loại tài sản này chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động hay tài sản hiện hành được định nghĩa là tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào khác mà bạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt, tiêu dùng hoặc bán đi kiếm tiền trong vòng một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp (trong trường hợp chu kỳ hoạt động dài hơn 1 năm).

Để xác định xem một tài sản có phải là tài sản hiện hành hay không, bạn phải tính đến khoảng thời gian cần thiết để thanh lý lượng tài sản đó. Nếu một tài sản mất hơn một năm để thanh lý thì không được tính là tài sản lưu động. Ngược lại, bất kỳ loại tài sản gì khác có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, chẳng hạn như các khoản đầu tư tài sản ngắn hạn, thì được phân loại vào tài sản này. Sẽ có nhiều cách tính tài sản lưu động, nhưng dưới đây là công thức tổng quát nhất.

Cách tính tài sản lưu động gồm:

Tổng tài sản lưu động = khoản phải thu + tiền và các khoản tương đương tiền + hàng tồn kho + chứng khoán ngắn hạn + chi phí đã trả trước + các tài sản có tính thanh khoản khác.

2. Tài sản lưu động bình quân là gì?

Đây là một khái niệm rất quan trọng mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu. 

Tài sản lưu động bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá trị tài sản lưu động tại đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Doanh thu mà tài sản này mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện qua số vòng quay tài sản hiện hành hay lưu động.

Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản hiện hành bình quân để quản lý chi phí, xác định ngân sách hàng tháng và lập kế hoạch cho tương lai.

Nắm được khái niệm của tài sản lưu động là gì sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn về hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, có thể lên kế hoạch để thực hiện chi trả các khoản nợ đúng hạn, tránh tình trạng đẩy doanh nghiệp vào khó khăn do thiếu vốn. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại tài sản.

Tài sản lưu động là gì? Loại tài sản này gồm bao nhiêu loại?
Định nghĩa tài sản lưu động là gì?

3. Phân loại

3.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản này bao gồm tiền chi vặt, tiền giấy, tiền xu, séc, tiền gửi trong tài khoản ngân hàng và các khoản đầu tư ngắn hạn sẽ đáo hạn trong vòng 90 ngày. Đây là phần tài sản có tính thanh khoản lớn nhất và quan trọng nhất của doanh nghiệp.

3.2. Khoản phải thu

Đây là số tiền đến hạn phải thu của một tổ chức, doanh nghiệp đối với khách hàng đã nhận hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của mình nhưng chưa thanh toán. Đây là cá khoản tiền mà bạn phải thu hồi dựa trên thỏa thuận của hai bên. Dù đã thỏa thuận bằng văn bảng, có khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính, và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo như thỏa thuậ ban đầu.

Chẳng hạn, các hóa đơn chưa thanh toán được ghi nận trong khoảng thời gian từ 15 đến 90 ngày kể từ ngày lập hóa đơn. Một số doanh nghiệp, chẳng hạn như cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, không đưa ra các điều khoản thanh toán nên không có các khoản phải thu. Trong những trường hợp này, số tiền của khoản phải thu sẽ đơn giản là bằng 0.

3.3. Hàng tồn kho

Bao gồm các nguyên liệu, thành phần, sản phẩm đang trong quá trình sản xuất và cả các mặt hàng sẵn sàng để bán. Hàng tồn kho được phân loại là tài sản lưu động vì nó thường có thể được bán được trong vòng một năm.

3.4. Chứng khoán thị trường

Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các công cụ tài chính mà bạn có thể bán, thanh lý được trong vòng một năm. Thông thường, chứng khoán thị trường được giao dịch trên thị trường mở, còn cổ phiếu không được giao dịch công khai có thể không bán được trong thời gian ngắn nên không thuộc danh mục này.

Xem thêm: BVPS là gì? Giải đáp tất cả thắc mắc về chỉ số BVPS

3.5. Chi phí trả trước

Đây là những chi phí đã được thanh toán trước như tiền thuê mặt bằng kinh doanh đã được trả trước và tiền bảo hiểm đã được trả trước. Chi phí trả trước thường rất khỏ để chuyển lại thành tiền mặt.

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp thanh toán 2.000 đô la cho hóa đơn bảo hiểm (dạng thanh toán sáu tháng một lần), thì đó sẽ là chi phí trả trước cho đến khi hóa đơn tiếp theo được chuyển đến.

3.6. Các tài sản thanh khoản khác

Bao gồm tất cả các tài sản khác có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm, mà không nằm trong các phần trên. Chẳng hạn như các khoản đầu tư đến hạn thanh toán, máy móc thiết bị và tài sản…

Tài sản lưu động là gì? Loại tài sản này gồm bao nhiêu loại?
Một trong các loại tài sản lưu động – Chứng khoán thị trường

4. Tài sản lưu động trong kế toán

Những tài sản này khác với tài sản dài hạn (là những tài sản thanh khoản thấp), nó đại diện cho những tài sản có tính thanh khoản của một công ty, có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Trong bảng cân đối kế toán, bạn có thể thấy các khoản tài sản này được liệt kê trong phần tài sản theo thứ tự thanh khoản giảm dần và được ghi nhận theo giá trị thị trường hợp lý. 

Tại đây có một lưu ý khi bạn nhìn vào bảng cân đối kế toán để đánh giá. Nếu những giá trị tài sản hiện hành này được phóng đại quá mức (tức là có giá trị cao trong bảng), nó sẽ gây ra những nhận định sai lầm cho các nhà đầu tư và chủ nợ. Vì các nhà đầu tư có thể cho rằng bạn đang sử dụng không hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình khi để hàng tồn kho (hoặc tiền mặt, khoản tương đương tiền,… quá nhiều trong tài khoản). Còn các chủ nợ thì thấy điều đó rất tốt vì bạn luôn có khả năng trả nợ cho họ, tuy nhiên có thể bạn không đủ cho lắm!

Tài sản lưu động là gì? Loại tài sản này gồm bao nhiêu loại?
Tài sản lưu động gồm những gì?

5. Thể hiện khả năng tài chính

Tuy nhiên tài sản hiện hành lại là thước đo khả năng tài chính của một công ty nên bạn phải chú tâm đến khoản tài sản này. Nếu loại tài sản này của bạn thấp thì có nghĩa là dòng tiền của bạn đang yếu, doanh nghiệp sẽ dễ xảy ra vấn đề dù chỉ chịu tác động từ một thay đổi nhỏ trong kinh doanh.

Bằng cách củng cố vị thế tài sản của mình (bằng cách dự trữ một khoản tài sản ngắn hạn hợp lý), bạn có thể đối phó với những thách thức tài chính bất ngờ mà vẫn có thể trả hết các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, nếu bạn có quá nhiều loại tài sản này, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội sử dụng tiền mặt để đầu tư hoặc tăng doanh thu như đã đề cập trên.

Hãy chứng minh bạn có số dư tài khoản lưu động phù hợp là một cách tuyệt vời để cho các ngân hàng, người cho vay và nhà đầu tư thấy rằng bạn hay doanh nghiệp của bạn rất an toàn và ổn định.

6. Kết

Tài sản hiện hành hay lưu động có thể được coi là khả năng của công ty trong việc chuyển đổi giá trị của tất cả tài sản thành tiền mặt trong vòng một năm. Nếu một công ty có tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản tương đương tiền, họ sẽ có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn chỉ bằng cách sử dụng các tài sản đó. Loại tài sản này có thể có ở tất cả các doanh nghiệp như bán lẻ, dược phẩm,… Giá trị của một công ty, khả năng tài chính của một công ty cũng được xác định bởi tài sản hiện hành của công ty. Đó là lý do tại sao việc sử dụng loại tài sản này hợp lý là một cách rất tốt để đánh giá khả năng cung cấp tài chính cho hoạt động của công ty. 

Tóm lại, qua các thông tin chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giải đáp cho bạn hiểu về định nghĩa tài sản lưu động là gì, tài sản lưu động bình quân và các cách phân loại cũng như vai trò của chúng đối với doanh nghiệp, tổ chức. Hi vọng các thông tin trên sẽ có ích với bạn trong việc quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh của mình hơn.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine