Tài sản của doanh nghiệp là gì và cách phân loại tài sản

Tài sản của doanh nghiệp là gì, các cách phân loại tài sản công ty là gì? Thực ra đây là một thuật ngữ này rộng và có thể được sử dụng để mô tả bất cứ thứ gì mà một công ty sở hữu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để hiểu một cách rõ ràng nhất nhé!

1. Tài sản của doanh nghiệp là gì?

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực giúp thúc đẩy năng suất, hiệu quả và doanh thu công ty. Tài sản này có thể là hữu hình như tiền, bất động sản, thiết bị sản xuất,… hoặc vô hình như logo, khẩu hiệu, bằng sáng chế hoặc thậm chí là chuyên môn của nhân viên.

2. Phân loại

Trong kế toán – tài chính, có nhiều cách để người ta phân loại tài sản của doanh nghiệp, bao gồm 4 cách sau:

  • Thứ nhất là theo đặc điểm tuần hoàn của tài sản: Ta được tài sản lưu động và Tài sản cố định.
  • Theo hình thù tài sản: Ta được tài sản vô hình và ngược lại là Tài sản hữu hình.
  • Theo thời gian dùng, chu kỳ hoạt động: Ta được tài sản ngắn hạn (3 tháng tới dưới 1 năm) và Tài sản dài hạn (1 năm trở lên).
  • Theo nguồn hình thành: Ta được tài sản được có được nhờ vốn chủ sở hữu và Tài sản nhờ vốn nợ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ cách phân loại thứ ba, là phân tài sản doanh nghiệp thành 2 loại: ngắn hạn và dài hạn.

tài sản của doanh nghiệp
Các cách phân loại tài sản của doanh nghiệp là gì?

3. Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn là loại tài sản đầu tư ngắn hạn (hoặc tài sản hữu hình khác) có chu kỳ thu hồi từ 3-12 tháng. Một số ví dụ về tài sản ngắn hạn là tiền mặt, trái phiếu, cổ phiếu, hàng tồn kho, nợ phải trả trước và các tài sản ngắn hạn khác.

Những tài sản này công ty có thể ​​bán trên thị trường để chuyển chúng thành tiền mặt trong thời hạn ngắn dưới 1 năm. Chính vì thế, những tài sản có tính thanh khoản cao này rất quan trọng để doanh nghiệp kiếm tiền, xoay sở tiền nhanh trong quá trình kinh doanh. Nói chung, trong kinh doanh thương mại thì tài sản ngắn hạn được sử dụng chủ yếu.

Các ví dụ về các mục trong tài sản ngắn hạn cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn là:

  • Tiền & Các khoản tương đương tiền: Bao gồm số dư tiền mặt, số dư ngân hàng, tiền gửi cố định,…
  • Các khoản phải thu từ khách hàng: Bao gồm số tiền người ngoài, khách hàng nợ công ty. Đơn giản mà nói thì họ là những người đã mua hàng hóa của công ty theo hình thức tín dụng và vẫn chưa thanh toán cho công ty.
  • Tiền gửi ngắn hạn: Các khoản tiền gửi này là tiền ký quỹ bảo đảm với các cơ quan chính phủ như Sở Công nghệ điện tử,… và được ghi nhận là “tài sản lưu động” của công ty.
  • Chi phí trả trước: Là các khoản chi phí được công ty trả trước nhưng lợi ích từ dòng tiền đó sẽ nhận được sẽ là trong tương lai, ví dụ như tiền lương đã trả trước.

4. Tài sản dài hạn là gì?

Tài sản dài hạn là tài sản mà công ty không có ý định hoặc không thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Điều này trái ngược với định nghĩa tài sản ngắn hạn mà chúng ta định nghĩa phía trên là công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một năm.

tài sản của doanh nghiệp
Tài sản dài hạn trong tài sản của doanh nghiệp là gì?

Thời hạn một năm thường là định nghĩa tiêu chuẩn cho Tài sản dài hạn, đó là bởi vì hầu hết các công ty có chu kỳ hoạt động ngắn hơn một năm. Tuy nhiên, đối với các công ty có chu kỳ hoạt động dài hơn một năm thì bất kỳ tài sản doanh nghiệp nào mà công ty không có ý định, hoặc không có khả năng chuyển đổi thành tiền trong chu kỳ hoạt động sẽ được phân loại là Tài sản dài hạn. 

Một chu kỳ hoạt động doanh nghiệp là khoảng thời gian trung bình mà công ty cần để sản xuất hàng hóa, bán chúng đi và nhận tiền từ khách hàng. 

Nói chung, hầu hết các công ty có chu kỳ hoạt động ngắn hơn một năm. Do đó, hầu hết các công ty sử dụng một năm làm ngưỡng cho Tài sản ngắn hạn so với Tài sản dài hạn, và vì thế phần dưới chúng tôi cũng dựa vào căn cứ này để so sánh hai loại tài sản này.

Các ví dụ về các mục trong tài sản dài hạn cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn là:

  • Đầu tư dài hạn: Cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà công ty dự định nắm giữ trong hơn một năm. Các doanh nghiệp này cũng có thể sở hữu vốn cổ phần trong các doanh nghiệp tư nhân khác.
  • Bất động sản, Nhà máy và Thiết bị (Property, Plant & Equipment – PP&E): Đất đai, các tòa nhà văn phòng, máy móc, thiết bị, đồ nội thất hay các phương tiện vận chuyển,… Về cơ bản thì PP&E chiến hầu như tất cả các loại tài sản vật chất mà công ty sở hữu ngoài hàng tồn kho (ngắn hạn).
  • Một số loại tài sản vô hình: Như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, nhận dạng thương hiệu, logo, bí mật thương mại, mối quan hệ khách hàng,…
  • Lợi thế thương mại: Đây là một tài sản dài hạn vô hình không xác định được. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc một công ty được định mua với giá cao hơn giá trị tài sản ròng của nó.
  • Tài sản dài hạn khác: Có lẽ tài sản dài hạn khác là gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên không có một tiêu chuẩn thống nhất ở đây và nó tùy thuộc vào các công ty khác nhau. Ở đây có một số ví dụ như chi phí trả trước dài hạn, phụ tùng, thiết bị thay thế dài hạn, các vật phẩm trưng bày, triển lãm giới thiệu lịch sử,…

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý ở đây là không phải tất cả các công ty đều có tất cả các mục tài sản dài hạn hay ngắn hạn nêu trên.

5. Sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn

Như định nghĩa trên thì tài sản dài hạn là loại được doanh nghiệp dùng trong một khoảng thời gian dài hơn 1 năm hoạt động kinh doanh, để tạo ra doanh thu. Trong khi đó thì tài sản ngắn hạn là những tài sản được sử dụng dưới một năm và tạo ra doanh thu / thu nhập trong khoảng thời gian một năm.

tài sản của doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tài sản của doanh nghiệp là gì?

Tài sản dài hạn không dễ chuyển đổi thành tiền do được sử dụng trong nhiều năm nên không được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp. Ngược lại, các tài sản ngắn hạn được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp vì các tài sản này có tính thanh khoản tốt, được chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt.

Khấu hao được tính vào tài sản dài hạn, người ta tính bằng cách chia giá của nó ra, coi nó như một khoản chi phí trong suốt thời gian dùng có giá trị của nó. Còn chúng ta không tính khấu hao trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Khi nhượng bán tài sản dài hạn, lãi / lỗ vốn thu được và phát sinh tương ứng được gọi là lãi / lỗ vốn dài hạn. Trong khi bạn bán tài sản ngắn hạn, lãi / lỗ phát sinh được gọi là lãi / lỗ vốn ngắn hạn .

6. Kết

Như vậy, tóm lại là tài sản ngắn hạn là những tài sản mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong 1 năm. Các tài sản này rất hữu ích trong việc quản lý vốn lưu động của công ty do nguồn vốn được thu xếp từ các tài sản ngắn hạn này để đáp ứng yêu cầu hàng ngày của doanh nghiệp. Ngược lại là các tài sản dài hạn với tính thanh khoản thấp, công ty không có ý định hoặc không thanh lý thành tiền dưới một năm.

Hi vọng sau khi đọc xong bài này các bạn đã hình dung được tài sản của doanh nghiệp là gì, các cách phân loại và hiểu rõ cụ thể về cách phân loại theo tính chất tuần hoàn của tài sản.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine