Nếu làm kinh doanh mà không hiểu về thị trường mình đang đầu tư thì chẳng khác gì bạn đang “vứt tiền qua cửa sổ”. Nói vậy để bạn hiểu rằng phân tích thị trường, thị yếu có tầm quan trọng rất lớn đến sự thành công trong kinh doanh của bạn.
1. Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường là quá trình tìm hiểu mọi dữ liệu, thông tin xoay quanh thị trường của sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn khai thác. Từ đó bạn có những đánh giá khách quan về tình hình chung của thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh.
Việc phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đưa ra những chiến lược cho từng giai đoạn. Các dữ liệu đó có thể do người trong công ty tìm hiểu hoặc thuê các chuyên gia ở ngoài để có những phân tích chuyên sâu hơn. Thông qua các dữ kiện của quá khứ và cả những dự đoán trong tương lai để hoạch định cho doanh nghiệp.
Việc này không đơn giản chỉ là tìm hiểu về quy luật cung cầu mà còn là các thông tin về các dòng sản phẩm, kênh phân phối, giá cả, điểm ưu việt…. Đây là khâu quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp đều thường xuyên thực hiện. Bởi vì thị trường luôn không ngừng dịch chuyển và biến động.
Có rất nhiều kiểu phân tích thị trường, tuy nhiên trong bài viết này chúng ta chỉ nói tới phân tích trong kinh doanh chứ chưa nói tới thị trường chứng khoán. Công việc này thường do phòng Truyền thông – Marketing đảm nhận. Mô hình phân tích cơ bản thường được sử dụng là SWOT. Bao gồm việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
2. Các khía cạnh cần phân tích
Khi tiến hành phân tích thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào, bạn sẽ tìm hiểu ở những khía cạnh sau: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của thị trường, xu hướng thị trường, lợi nhuận thị trường.
2.1 Quy mô thị trường
Bạn cần tìm hiểu xem quy mô thị trường của sản phẩm/dịch vụ mình đầu tư lớn hay nhỏ. Đây là bước cực kỳ quan trọng và trước tiên của việc phân tích thị trường. Chỉ khi xác định được quy mô, bạn mới biết mình nên định giá và đưa ra chiến lược gì cho phù hợp.
Nếu thị trường vô cùng rộng lớn mà bạn tự do đưa ra giá thì sẽ bị chệch ra khỏi quỹ đạo. Người tiêu dùng sẽ so sánh giá của bạn và những doanh nghiệp đối thủ khác để đưa ra quyết định chọn bên nào.
Giá cao quá thì không ai mua, thấp quá thì sinh nghi ngờ. Việc định giá phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
2.2 Tốc độ tăng trưởng của thị trường
Thị trường luôn biến động không ngừng. Có khi hiện giờ nó đang rất phát triển nhưng 1, 2 năm sau lại đứng im. Vì thế khi phân tích thị trường bạn cần tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng. Để biết rằng trong thị trường mình đầu tư có khả năng tăng trưởng trong tương lai không?
Hơn nữa bạn còn cần biết nó sẽ tăng trưởng khoảng bao nhiêu %, trong thời gian bao lâu. Những đánh giá này sẽ rất hữu ích để bạn đầu tư đúng chỗ, đúng lúc và sinh được nhiều lợi nhuận nhất. Nếu bạn đầu tư vào doanh nghiệp mà giá cổ phiếu của nó sẽ không tăng trưởng thậm chí sẽ rớt giá thì đó là thất bại do bạn không phân tích thị trường.
2.3 Xu hướng thị trường
Bạn cần biết khách hàng thích gì và xu hướng hiện tại, tương lai là gì? Việc phân tích thị trường chính xác sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi đó.
Bạn nên nhớ rằng, hãy bán những gì khách hàng thích, khách hàng cần và khách hàng sẽ mua. Không nên vì tư duy chủ quan mà bán cái mình có, cái mình thích mà không ai quan tâm đến nó. Còn nếu có thể hội tụ được cả hai yếu tố đó thì công việc kinh doanh của bạn sẽ rất thuận lợi.
Đồng thời khi nghiên cứu, bạn cần nắm xu hướng hiện tại, tương lai gần, tương lai xa là gì để có những thay đổi phù hợp. Công việc kinh doanh không phải cứ mãi đi một hướng mà thành công. Đó phải là sự thay đổi, thích nghi và đón đầu xu hướng.
2.4 Lợi nhuận thị trường
Không một ai, một doanh nghiệp nào khi đầu tư, kinh doanh mà không hướng đến lợi nhuận. Thế nhưng để đạt được điều đó họ phải phân tích xem thị trường đó có đem lại lợi nhuận không. Và mức lợi nhuận có đủ hấp dẫn để bạn đầu tư và đầu tư bao nhiêu?
Phân tích thị trường sẽ chỉ ra mức lợi nhuận hiện có của thị trường. Từ đó đánh giá rõ ràng về lợi nhuận có thể thu về được nếu đầu tư vào mức lợi nhuận X nào đó.
3. Kế hoạch phân tích thị trường
3.1 Nhân khẩu học và phân khúc
Bước đầu tiên trong là bạn tìm hiểu đối tượng khách hàng của mình có những đặc điểm gì (nhân khẩu học). Bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, nơi sống…
Khi đã nắm được khách hàng tiềm năng với những thông tin trên bạn sẽ dễ dàng đưa ra những chiến lược quảng bá và có sản phẩm phù hợp cho họ. Ngoài ra, bạn cần xác định phân khúc khách hàng. Đó có thể là khách hàng bình dân, tầm trung, khá giả hay thượng lưu. Việc chia nhỏ phân khúc sẽ giúp bạn định giá sản phẩm, dịch vụ. Và có sự điều chỉnh về tính năng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp.
3.2 Khối lượng và giá trị
Khi tiến hành phân tích thị trường bạn cần làm rõ khối lượng khách hàng tiềm năng của mình giao động ở mức bao nhiêu. Biết được điều này giúp bạn tạo ra số lượng phù hợp để cung ứng cho thị trường của mình.
Giá trị thị trường thường phải nhờ đến các chuyên gia phân tích chuyên sâu hoặc các thông tin từ chính phủ. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì rất khó để bộ phận Marketing phân tích được giá trị thị trường.
3.3 Thị trường mục tiêu
Trong thị trường có rất nhiều ngóc ngách. Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn chọn được ngách mục tiêu sẽ giúp bạn “đánh” có trọng tâm và chuẩn xác hơn. Như trong ngành công nghiệp xe hơi, không phải xe nào cũng có giá tương đương nhau. Nên bạn cần biết mình nhắm vào thị trường xe vài trăm triệu hay 2,3 tỷ trở lên.
Nếu những khách hàng muốn chi trả thấp hơn, họ sẽ quan tâm đến giá cả là chủ yếu. Nhưng nếu những khách hàng VIP thì việc sở hữu một chiếc xe sang trọng, đời mới và mình là người có trước tiên còn quan trọng hơn nhiều. Đó là ý nghĩa của việc phân tích thị trường ở khía cạnh thị trường mục tiêu.
3.4 Đối thủ cạnh tranh
Phân tích thị trường không chỉ dừng lại ở khách hàng mà còn cần hiểu rõ về đối thủ. Người xưa có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” chính là như thế. Bạn cần đánh giá các đối thủ một cách khách quan để biết điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Đồng thời, đánh giá các chiến lược mà họ đã, đang thực hiện có thành công không. Trong tương lai họ dự định sẽ làm gì và mình học hỏi được gì từ những đối thủ đó.
4. Lợi ích của việc phân tích thị trường
4.1 Thấu hiểu nhu cầu khách hàng
Phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ khách hàng đang mong muốn điều gì. Từ đó soi xét xem bạn có đang đáp ứng được điều đó chưa. Để kịp thời thay đổi tránh mất đi khách hàng đang có. Đồng thời tiếp cận và chinh phục thêm nhiều khách hàng.
Ngoài ra bạn cũng có thể đầu tư vào những thị trường ngách, nơi ít đối thủ cạnh tranh. Bạn sẽ là người giải quyết nhu cầu tiêu dùng cho một nhóm người nào đó và họ rất vui vì có bạn. Đó là lợi ích căn bản của việc phân tích thị trường mà bạn cần biết.
4.2 Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường là công cụ tối thượng để bạn hiểu về các đối thủ cạnh tranh với mình. Hiểu rằng đối thủ đang cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ có gì nổi bật; nhóm khách hàng tiềm năng của họ và chiến lược mà họ thực hiện.
4.3 Xây dựng chiến lược phát triển
Quá trình nghiên cứu thị trường cuối cùng là để bạn lên một chiến lược phát triển tối ưu nhất. Khi đã có những số liệu, đánh giá trong tay bạn sẽ lên ý tưởng cho doanh nghiệp của mình.
Thông qua việc phân tích thị trường bạn sẽ biết chiến lược nào phù hợp với công ty mình ở thời điểm này nhất. Sẽ phải là chiến lược này chứ không phải là một chiến lược khác có thể thay thế. Hy vọng bạn sẽ xây dựng được một chiến lược tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình nhé!
Tổng hợp: toptradingforex.com