Oscillator là gì? Các chỉ báo dao động phổ biến hiện nay

Trên thị trường Forex có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư dựa vào để giao dịch hiệu quả, trong đó có Oscillator. Vậy Oscillator là gì? Đặc điểm như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chỉ báo dao động để có hướng đầu tư hiệu quả.

Oscillator là gì?

Oscillator là một chỉ báo dao động giữa các mức cụ thể với nhau mà giá trị sẽ thay đổi theo thời gian. Mức giá trên thị trường có lúc cực cao nhưng lại không duy trì dài hạn. Oscillator được các nhà đầu tư sử dụng khi thị trường không có xu hướng nhằm giao dịch hiệu quả.

Trên thị trường, khi chỉ báo Oscillator vượt quá mức cho phép. Hay nói cách khác là tiếp cận giá trị tối đa thì đồng nghĩa với việc tài sản đó bị mua quá mức. Ngược lại, nếu chỉ báo Oscillator ở mức tối thiểu thì tài sản đó bị bán quá giá cho phép.

Oscillator là gì
Hình 1: Giới thiệu Oscillator là gì?

Đặc điểm của chỉ báo dao động Oscillator

Cũng như các chỉ báo khác, chỉ báo Oscillator có những đặc điểm riêng biệt giúp đưa ra phương hướng giao dịch chính xác cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, chỉ báo Oscillator có những đặc điểm nổi bật sau đây.

Sử dụng khi biểu đồ không có xu hướng

Để phân tích kỹ thuật trong thị trường Forex hiệu quả thì việc sử dụng chỉ báo Oscillator kết hợp các chỉ số khác là rất cần thiết. Ngoài ra, đối với các nhà phân tích thì chỉ báo Oscillator chỉ thực sự hiệu quả khi thị trường không có bất kỳ một xu hướng nào rõ rệt.

Khi có một cổ phiếu đang trong tình trạng vượt mức. Dựa vào Oscillator các nhà đầu tư sẽ có quyết định đúng đắn đó là bán cổ phiếu thu hồi vốn tránh trường hợp thua lỗ quá nhiều. Bởi vậy, Oscillator chính là công cụ cực kỳ hữu ích trong phân tích kỹ thuật mà các nhà giao dịch không thể bỏ qua.

Phù hợp với thị trường đi ngang

Như đã nói ở trên, chỉ số Oscillator rất thích hợp cho thị trường đi ngang. Giá của thị trường không tăng cũng không giảm mà giữ nguyên một mức giá. Do đó, trong trường hợp thị trường nằm trong một xu hướng hoặc trong cùng một phạm vi. Thì Oscillator là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để giao dịch chính xác.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhà đầu tư cần tìm hiểu và phân tích thật kỹ xem thị trường có theo xu hướng nào không. Khi đã chắc chắn thì sử dụng Oscillator mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Xác định điều kiện mua/bán quá mức

Đây là đặc điểm cuối cùng của chỉ số Oscillator. Khi nhà đầu tư muốn áp dụng chỉ báo Oscillator cần xem xét 2 giá trị. Khi đã chọn được hai giá trị cần tiếp tục tạo ra indicator xác định xu hướng khác ở giữa hai giá trị đã chọn trên. Chỉ báo xu hướng này là công cụ để giúp các nhà đầu tư đọc điều kiện cho một tài sản nào đó đang có trên thị trường.

Nếu chỉ báo Oscillator di chuyển về phía có giá trị cao hơn nghĩa là tài sản đang bị mua quá mức. Ngược lại, tài sản bị bán ra quá mức khi các nhà đầu tư thấy chỉ báo Oscillator di chuyển về phía có giá trị thấp hơn.

Oscillator là gì
Hình 2: Đặc điểm của chỉ báo dao động trên thị trường Forex

Các loại chỉ báo Oscillator phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật. Thế nhưng, đối với Oscillator có 5 loại chỉ báo phổ biến nhất bao gồm: Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), tỷ lệ thay đổi (ROC), chỉ báo dòng tiền (MFI) và chỉ báo Momentum. Để biết chi tiết từng loại chỉ báo Oscillator này, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)

Đây là một chỉ báo về xung lượng so sánh giữa giá đóng cửa với giá chứng khoán tại một khoảng thời gian nhất định. Ký hiệu của Oscillator ngẫu nhiên là %K. Stochastic rất hữu ích cho các nhà đầu tư nắm bắt chính xác trong việc mua vượt mức và bán vượt mức.

Ngoài ra, khi giá đóng cửa càng gần thì Momentum tăng càng mạnh và ngược lại. Đối với chỉ số Stochastic Oscillator có công thức tính đơn giản sau:

Stochastic (%K) = (Giá đóng cửa – phạm vi thấp nhất) / (Phạm vi cao nhất – phạm vi thấp nhất) x 100.

Trong đó, giá thấp nhất được ký hiệu là L14 tức là có giá trị trong 14 phiên trước đó. Còn giá cao nhất ký hiệu H14 và được giao dịch trong suốt 14 ngày liên tiếp. Còn lại C ký hiệu cho giá đóng cửa gần nhất.

Mặt khác, chỉ báo Oscillator ngẫu nhiên  có 2 đường riêng biệt là nhanh và chậm. Dựa vào đó các nhà phân tích có thể so sánh và nắm bắt tín hiệu dễ dàng để biết được mức giá mua, giá đảo ngược hay giá thấp nhất và cao nhất của thị trường.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI Oscillator)

RSI Oscillator được xem là công cụ khá đắc lực cho các nhà giao dịch trên thị trường Forex. Chỉ số này giúp đo lường biến động giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian trong quá khứ. Dựa vào đây để các nhà đầu tư đánh giá giá trị của các cặp tiền tệ. Đồng thời, nắm bắt được những biến động của một loại tài sản cụ thể có trên thị trường.

Để tính chỉ số sức mạnh tương đối RSI bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:

RSI = 100 – 100 / (1 + RS).

RS = UPS/Downs

Trong đó, UPS là số phiên tăng giá trung bình và Downs là số ngày giảm giá trung bình trong một thời kỳ. Thông thường, chỉ số RSI Oscillator sẽ được tính trong vòng từ 0 đến 100 ngày. Thế nhưng, theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì thời gian lý tưởng nhất để tính chỉ số này đó là trong vòng 14 ngày.

Tuy nhiên, mặt hạn chế ở chỉ báo RSI Oscillator forex đó là nếu tăng hoặc giảm giá quá lớn sẽ gây nhiễu và cho thông tin không chính xác. Do đó, cách khắc phục tốt nhất là nên kết hợp RSI Oscillator với chỉ báo xu hướng và tín hiệu mua bán.

Chỉ báo tỷ lệ thay đổi (ROC Oscillator)

Oscillator ROC là một chỉ báo dùng để nói về xung lượng và được biểu thị bằng tỷ lệ của một biến này so với biến khác. Hay nói cách khác là tỷ lệ biểu thị độ dốc của đường, minh họa bằng chữ delta.

Chỉ báo dòng tiền (MFI)

Oscillator MFI là chỉ báo dùng để xác định biến động của giá quá mua hoặc quá bán dựa vào khối lượng giao dịch. Mặt khác, Oscillator MFI cũng có thể nắm bắt được sự thay đổi xu hướng giá. Giá trị của chỉ báo MFI nắm trong khoảng 0 – 100. 

Điều đặc biệt ở chỉ báo Oscillator MFI là xác định thay đổi giá bằng cách kết hợp giữa dữ liệu giá và khối lượng giao dịch. Công thức tính như sau:

MFI = 1 – (100 / (1 + tỷ lệ dòng tiền)). Tỉ lệ dòng tiền tính được bằng cách lấy dòng tiền âm / dòng tiền dương của 14 kỳ qua.

Chỉ báo Momentum Oscillator

Momentum Oscillator là một thiết bị đồ họa, dựa vào đó để biết được những thay đổi giá của một tài sản đang tăng hay giảm. Khi có một nhà đầu tư mới nào đó tham gia vào thị trường chứng khoán. Chỉ báo Momentum Oscillator forex cho biết giá của cổ phiếu sẽ đi theo quỹ đạo. Mặt khác, Momentum Oscillator còn có công dụng tìm giá trị hay phần trăm thay đổi của đỉnh và đáy của các xu hướng giá khi kết hợp với chỉ báo ROC.

Oscillator là gì
Hình 3: Các loại chỉ báo Oscillator phổ biến nhất hiện nay

Những lưu ý khi sử dụng chỉ báo Oscillator

Mặc dù chỉ báo Oscillator giúp các nhà đầu tư nhận biết được giá quá mua hoặc quá bán trên thị trường Forex. Nhưng để cập nhật một cách chính xác nhất về Oscillator forex cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chỉ báo Oscillator hoạt động khi người mua giảm đi kéo theo người bán cũng giảm. Từ đó, chấp nhận giao dịch với mức giá hiện tại.
  • Muốn giao dịch hiệu quả với chỉ số Oscillator thì nên kết hợp giữa các chỉ báo kỹ thuật lại với nhau.
  • Theo dõi biến động giá của thị trường để cập nhật chỉ số Oscillator chính xác.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về Oscillator và các chỉ báo dao động phổ biến nhất. Oscillator được xem là chỉ báo khá hữu ích giúp các nhà đầu tư nắm bắt được điều kiện mua hoặc bán để giao dịch hiệu quả.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine