Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính

Dù bất kỳ ở đâu, trong cuộc sống hay thị trường tài chính, thì xác định xu hướng luôn là điều tất yếu. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xu hướng thị trường là gì và một số những chỉ báo xu hướng được sử dụng trong phân tích thị trường tài chính.

1. Chỉ báo xác định xu hướng là gì?

Xu hướng trong thị trường tài chính là gì?

Xu hướng (Trend) trong thị trường tài chính là chiều hướng, cách thức giao dịch của thị trường hay nói cách khác là hướng đi của giá chứng khoán, forex, chỉ số, …. trong một khoảng thời gian nhất định. Với phân tích kỹ thuật, một xu hướng hình thành thể hiện sự đồng thuận của phần lớn các trader.

Trend indicators là gì?

Chỉ báo xác định xu hướng (Trend indicators) là những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Được sử dụng để xác định, dự đoán xu hướng của thị trường, biến động trong giá cả của tài sản tài chính như cổ phiếu, forex, chỉ số, tiền điện tử, …. để đưa ra quyết định đầu tư.

Trend Indicators có chức năng nhận biết xu hướng của thị trường ở hiện tại (tăng, giảm, đi ngang) và quá khứ. Thể hiện động lực (cường độ) của xu hướng đó, cũng như đưa ra các tín hiệu cho một sự đảo chiều xu hướng sắp xảy ra.

Trend Indicator có hai loại là chỉ báo nhanh (leading) và chậm (lagging). Chỉ báo nhanh đưa ra các tín hiệu sớm, đôi khi quá nhanh tạo nên những tín hiệu giả mạo. Chỉ báo chậm đưa ra những tín hiệu chậm hơn biến động của giá. 

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Chỉ báo xác định xu hướng là gì?

2. Phân loại xu hướng thị trường

Có 3 loại xu hướng chính :

Xu hướng tăng: đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Ở xu hướng này các trader đang đồng ý chí là Mua vào, giao dịch theo đúng hướng đi của thị trường.

Xu hướng nằm ngang: Đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước hoặc lệch một xíu. Đây là trạng thái không thấy rõ xu hướng, rất khó giao dịch. Các nhà đầu tư đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Không nên tham gia vào thời điểm này.

Xu hướng giảm: Đáy và đỉnh sau thấp hơn đáy và đỉnh trước. Phần lớn các nhà đầu tư đang đua nhau Bán. Đối với xu hướng chính của thị trường đang giảm thì Bán ra là biện pháp phù hợp thời điểm này.

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Xu hướng tăng, giảm, sideways của thị trường

Ta có thể chia xu hướng dựa trên thời gian ra làm 3 loại chính: Xu hướng chính ( > 5 năm), xu hướng trung hạn (1-5 năm), xu hướng ngắn hạn (<1 năm)

3. Một số Indicator xác định xu hướng thường hay sử dụng

Đường trung bình động MA – Moving Average 

Đường trung bình động MA là đường nối các điểm trung bình của giá đóng cửa lại với nhau trong một khoản thời gian nhất định. Chỉ sử dụng hiệu quả khi thị trường có trend. Đây là một chỉ báo trễ. Các điểm trung bình cơ bản được xác định một cách dễ dàng qua công thức:

Giá đóng cửa của N ngàyN N: số ngày giao dịch liên tiếp (tùy chọn)

N càng ngắn thì càng thể hiện rõ bản chất hơn.Nhưng N dài thì dự đoán dễ chính xác hơn, tránh những biến động bất thường.

Cách xác định xu hướng và giao dịch: 

Giá nằm trên đường MA → Xu hướng tăng, nếu giá cắt lên đường MA → tạo tín hiệu mua vào và ngược lại.

Xét 2 đường MA, một đường nhanh và đường chậm. MA nhanh ở trên MA chậm → Xu hướng tăng. Nếu MA nhanh cắt lên MA chậm → tạo tín hiệu mua và ngược lại

Có 3 loại đường trung bình bao gồm: Đường trung bình đơn giản (SMA), đường trung bình động hàm mũ (EMA), đường trung bình trọng số (WMA). Đường SMA sẽ xem tỷ trọng các ngày là như nhau. EMA, độ quan trọng của ngày hôm nay cao hơn các ngày trước. WMA càng gần với hiện tại thì trọng số càng lớn. 

MA còn được xem như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. MA trở thành ngưỡng hỗ trợ khi đang ở xu hướng tăng và ngưỡng kháng cự khi ở xu hướng giảm. Dựa vào tín hiệu giao dịch của ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự, nhờ đó đưa ra dự đoán.

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Xu hướng của đường trung bình động MA

MACD – Moving Average Convergence Divergence

MACD hay đường trung bình động hội tụ phân kì là một chỉ báo trễ, cho thấy những thay đổi về hướng, sức mạnh, động lượng, thời gian của 1 xu hướng. Đường số 0 được lựa chọn làm đường chuẩn. 

Biểu đồ MACD có hai đường là đường nhanh MACD và đường chậm là đường Signal. Đường nhanh được xác định bằng cách lấy EMA(12) – EMA(26) và đường signal đường EMA(9) tính bằng giá của MACD để tính.

Xu hướng: đường MACD nằm trên đường Signal → xu hướng tăng. Đường MACD nằm dưới đường Signal  → xu hướng giảm. Phat huy trong dài hạn

Tín hiệu giao dịch: Đường MACD cắt lên đường Signal → Tín hiệu mua, đường MACD cắt xuống đường Signal → Tín hiệu bán. Đối với MACD bạn cần xem xét kĩ những điểm phân kỳ và hội tụ. Sự hội tụ → có thể đặt lệnh với sự phân kỳ → xem xét đặt lệnh bán

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Xác định xu hướng đường MACD

Bollinger Bands

Bollinger Bands cũng là sự kết hợp giữa đường trung bình MA và độ lệch chuẩn. Đây một chỉ báo nhận định xu hướng phổ biến. Với tính năng cung cấp tín hiệu đảo chiều và nhận định xu hướng. Bollinger khác đường bao quanh ở chỗ, bollinger có tỷ lệ phần trăm chứ không phải cố định nên sẽ có lúc mở rộng, lúc thu hẹp.

Bollinger Bands có 3 phần: 

  • Middle Band (dải giữa): đường trung bình động SMA 20. Điều này cho biết khi nào giá vượt quá xa.
  • Upper Band (dải trên) = Middle Band + 2 độ lệch chuẩn
  • Lower Band (dải dưới) = Middle Band – 2 độ lệch chuẩn

Xác định xu hướng: giá liên tục nằm trên dải giữa → xu hướng tăng, giá liên tục nằm dưới dải giữa → xu hướng giảm. Khi khoảng cách giữa 2 dải trên dưới rộng bất thường → dấu hiệu kết thúc xu hướng hiện tại. Khi khoảng cách quá hẹp → khởi động một xu hướng mới. 

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Nhận định xu hướng bằng chỉ báo Bollinger Bands 

RSI (Relative Strength Index)

Đây là một chỉ báo sức mạnh nội tại của xu hướng. Chuyển động trong một khoảng 0-100, và có 2 mốc giới hạn từ 30-70 ( trên 70: overbought và dưới: oversold). Được dùng trong thị trường có xu hướng.  Công thức xác định RSI như sau:

RS = TB những ngày giá tăngTB những ngày giá giảm        ;      RSI = 100 – 1001+RS

Ngày càng dài thì đường RSI sẽ giảm độ nhọn.

Xác định xu hướng: Quan sát đỉnh đáy của RSI nếu không tạo đỉnh mới thì trend lúc này đã yếu. Trong một xu hướng tăng mạnh, đường RSI sẽ vượt ngưỡng 70 và giảm xuống ngưỡng 30, cho thấy một xu hướng giảm mạnh.

Giao dịch với RSI: Khi RSI vượt lên 70, không tạo thêm đỉnh mới trong khi giá đang tăng → nên bán. Khi sử dụng RSI bằng ngưỡng 30-70. RSI đâm lên đường 30 → mua vào, đâm xuống 70 → bán ra. Đôi khi ta nên sử dụng ngưỡng 1.5*độ lệch chuẩn vì nhiều điểm biến động mạnh, dễ tạo những tín hiệu giả.

Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Xác định xu hướng bằng chỉ báo RSI

ADX – Average Directional Index

ADX là chỉ báo như Stochastic và RSI, ADX có thể xác định cả xu hướng và cường độ của xu hướng. Dao động trong ngưỡng 0-100 như RSI. Nhưng khác với RSI, ADX khi giảm xuống 20, cảnh báo 1 xu hướng yếu và lên trên 50, cho thấy một xu hướng mạnh. ADX sẽ chia thành 3 phần: Từ 0 – 100 → đo cường độ xu hướng, +DI và –DI →  nhận định xu hướng thị trường. 

Cường độ của xu hướng: 

  • Từ 0 – 25 → đang trong giai đoạn sideways. 
  • Trên 25 → bắt đầu một xu hướng mới
  • Trên 50 → đang trong xu hướng mạnh mẽ

Xác định xu hướng:

  • +DI nằm trên –DI và ADX vượt lên trên đường 25 →  xu hướng tăng.
  • +DI nằm dưới –DI và ADX vượt lên trên đường 25 →  xu hướng giảm.
Indicator xác định xu hướng trên thị trường tài chính
Chỉ báo xác định trend ADX

Xem thêm: Atari breakout là gì? Hướng dẫn sử dụng Atari breakout

Với một số indicator xác định xu hướng ở trên. Mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về phân tích kỹ thuật, phục vụ cho quá trình học tập cũng như đầu tư. Ngoài những chỉ báo trên, thì còn rất nhiều chỉ báo khác nữa. Khi sử dụng cho quá trình phân tích, bạn nên kết hợp nhiều chỉ báo. Để đưa ra một xu hướng thị trường đúng nhất, nhằm vạch ra cho bản thân chiến lược trading hiệu quả.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine