Nhà đầu tư thiên thần là gì? Những điều bạn chưa biết về họ

Khi nghe tới khái niệm nhà đầu tư thiên thần có lẽ không mấy xa lạ với những người làm startup, vốn là thị trường mục tiêu của những nhà đầu tư này. Vậy họ có những đặc điểm gì và cách làm sao để tiếp cận? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.

nhà đầu tư thiên thần
Angel investor

1. Nhà đầu tư thiên thần là gì?

Nhà đầu tư thiên thần, tiếng Anh gọi là angel investor, là danh từ chung để chỉ toàn bộ những người có số vốn nhàn rỗi lớn và muốn đầu tư tài sản của mình vào những dự án startup. Đổi lại, họ sẽ nhận được vốn sở hữu dự án hoặc tỷ lệ nợ chuyển đổi.

Theo kinh nghiệm thường thấy thì những dự án khởi nghiệp sẽ tìm được nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư thiên thần thông qua các mối quan hệ từ bạn bè, những mối hợp tác làm ăn hay thậm chí là cả người trong gia đình. Có 2 hình thức để đầu tư vào các startup thông dụng đó là đầu tư 1 khoản duy nhất vào thời điểm đầu hoặc liên tục cung cấp các gói hỗ trợ mỗi giai đoạn công ty cần hoặc gặp những khó khăn về tài chính cần giải quyết ở thời điểm đầu lập nghiệp.

Những cá nhân được gọi là nhà đầu tư thiên thần này là những người hứng thú với các bước đầu của từng dự án. Họ chấp nhận cả rủi ro cao để đổi lại là mức lợi nhuận hấp dẫn. Trong danh mục đầu tư của những người đầu tư này thường không dành quá 10% tổng tài sản để đầu tư vào khởi nghiệp. Và số tiền đầu tư này sẽ đến từ những khoản tiền sẵn có dư, muốn có tỉ suất sinh lời cao hơn các kênh đầu tư truyền thống ổn định như chứng khoán, bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm …

So với những hình thức huy động vốn khác như vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì những điều khoản để nhận đầu tư từ các angel investor thông thường sẽ dễ dàng hơn. Vì không như những hình thức trên là đầu tư vào khả năng sinh lợi và sinh tồn của cả dự án thì những nhà đầu tư này chú trọng việc đầu tư vào con người, chính bản thân người có ý tưởng khởi nghiệp.

Về mặt cơ bản thì mục tiêu của họ là giúp đỡ những người trẻ có ý chí khởi nghiệp thực hiện ước mơ của mình thay vì mong mỏi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, nếu thành công thì số tiền kiếm được coi như là hệ quả cho chứ không phải mục tiêu chủ lực. Các nhà đầu tư thiên thần này có triết lý trái ngược với các nhà đầu tư mạo hiểm.

2. Cách họ định giá một dự án khởi nghiệp

nhà đầu tư thiên thần
Angel investor đầu tư vào các startup

Những nhà đầu tư này thường tham gia sớm từ giai đoạn đầu của các startup, vốn chưa có nhiều số liệu cụ thể để tham chiếu cho ra quyết định. Vì vậy như đã nói ở trên thì họ thường tập trung đặc biệt đến tố chất và khả năng của người lãnh đạo dự án chứ ít đặt nặng vấn đề về doanh số và lợi nhuận. Đây là một đặc điểm độc đáo của đầu tư vào startup.

Tuy vậy không đồng nghĩa là các nhà đầu tư chỉ xem xét 1 tiêu chí về con người mà bỏ qua hết các yếu tố khác. Thay vì xem xét về cá nhân môi trường nội bộ họ sẽ tìm kiếm thêm các dữ liệu có khả năng định lượng từ thị trường chẳng hạn như quy mô thị trường target, mức độ canh tranh của thị trường cũng như cá nhân sản phẩm bạn định kinh doanh, các kênh marketing và phân phối sản phẩm mà công ty lựa chọn có mức độ khả thi như thế nào, …

2.1. Những lý do nhà đầu tư tìm kiếm từ các dự án khởi nghiệp

– Niềm đam mê, lời hứa từ người làm chủ dự án, tính chất lượng được đảm bảo.

– Tiềm năng hứa hẹn của dự án và tín hiệu cơ hội thực tế rõ ràng từ thị trường.

– Kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng và những căn cứ thuyết phục để có được bản kế hoạch kinh doanh này.

– Quyền sở hữu bản quyền trí tuệ, công nghệ đột phá, dự án đậm chất sáng tạo và thú vị.

– Định giá phù hợp với giá trị thực của công ty, những điều khoản đi kèm hợp lý và thực tế.

– Khả năng của nhà đầu tư xem xét có thể hay không việc tăng các gói hỗ trợ trong tương lai.

2.2. Những lý do nhà đầu tư từ chối các dự án khởi nghiệp

– Tiềm năng hứa hẹn của dự án không đủ hấp dẫn, cơ hội thị trường chưa có rõ ràng (có thể là vì thị trường đã già cỗi hoặc còn quá mới mẻ).

– Người sáng lập nên dự án chưa thực sự am hiểu về lĩnh vực mình làm, không cảm nhận được niềm đam mê và khả năng theo đuổi mục tiêu dự án của người đầu tàu.

– Nhà đầu tư không hứng thú với lĩnh vực mà startup này hướng tới.

– Lời kêu gọi đầu tư thông qua những người lạ, không phải đến từ những mối quan hệ đáng tin cậy của nhà đầu tư giới thiệu đến.

– Những giả định cơ bản chưa hợp lý và chưa có sức thuyết phục đến nhà đầu tư, dự toán tài chính thiếu chính xác (thiếu tính trung thực).

– Những dự án nằm cách xa vị trí của nhà đầu tư. Vì các nhà đầu tư dạng này thường ưu tiên đầu tư phát triển khu vực địa phương của mình hoặc tại những nơi họ đặt trụ sở.

– Họ cảm thấy nhu cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đưa ra dẫn chứng là chưa đủ sức thuyết phục.

– Dự án khởi nghiệp của bạn chưa độc đáo, chưa có sự khác biệt rõ ràng với những đối thủ khác cùng hoạt động trên một lĩnh vực.

3. Cách thuyết phục các nhà đầu tư thiên thần

nhà đầu tư thiên thần
hãy biết cách thuyết phục Angel investor

Hiểu về những gì họ đang tìm kiếm và những lí do khiến họ từ chối, bạn sẽ học được cách thuyết phục làm sao để các nhà đầu tư này đồng ý tham gia vào dự án khởi nghiệp của bạn.

3.1. Trình bày ngắn gọn, súc tích về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Bạn cần chuẩn bị một bản tóm tắt sao cho thật súc tích, ngắn gọn mà vẫn đầy đủ để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án bạn đang làm. Đừng xem đây là một kênh bán hàng hay quảng bá mà hãy đề cao tính chân thật lên hàng đầu.

Cố gắng giải thích các vấn đề một cách ngắn gọn, những vấn đề có thể gặp phải và giải pháp cho các vấn đề đó.

3.2. Gửi những giấy tờ liên quan để tham chiếu cho bản kế hoạch

Khi gửi mail bạn không nên đính kèm toàn bộ giấy tờ vào, vì đôi khi có thể bị bộ lọc của email xem là thư rác, khi ấy thậm chí profile của bạn còn không có khả năng đến được tới tay của nhà đầu tư. Vì vậy bí quyết là hãy để 1 đường link dẫn về trang của bạn, nơi có đăng tải toàn bộ giấy tờ chứng minh liên quan để thuật tiện hơn cho người đọc.

Cũng đừng cố nhồi nhét quá nhiều thông tin cùng một lúc, vì có thể họ sẽ không có nhiều thời gian để xem qua chúng. Vì vậy chỉ cung cấp thật chính xác và đầy đủ những thông tin mà họ yêu cầu để tìm hiểu về dự án của bạn.

3.3. Gửi bản tóm tắt hoạt động

Đây là yêu cầu thường thấy của bất kì nhà đầu tư nào khi tìm hiểu đầu tư vào một dự án. Hãy tường thuật chính xác từng bước phát triển của dự án, vấn đề đã gặp và cách giải quyết, quy mô, độ cạnh tranh và những chính sach điều hành đã qua, …

3.4. Chuẩn bị gặp gỡ chính thức

Đến bước này bạn hãy chuẩn bị thật kĩ mọi thứ cho một buổi thuyết trình dự án, cố gắng tự tin hết cỡ để buổi thuyết trình đạt được tính thuyết phục nhé.

4. Lời kết 

Trên đây là những thông tin về các Angel Investor cũng như bí quyết giúp dự án của bạn thuyết phục thành công được họ. Hi vọng các bạn đã hiểu được nhà đầu tư thiên thần là gì. Mời các bạn theo dõi thêm các bài viết liên quan cùng chủ đề để tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và tài chính trên trang của chúng tôi nhé!

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine