Merger and Acquisition là gì? Lợi ích – hạn chế khi tham gia

Không chỉ những người trong giới tài chính mà bất kỳ ai cũng đôi lần nghe đến việc hai công ty sáp nhập hay công ty A mua lại công ty B. Nó chính là một hình thức kinh doanh được gọi với cái tên chuyên ngành là Merger and Acquisition.

1. Merger and Acquisition là gì?

Merger and Acquisition nghĩa là Sáp nhập và Thu mua, một hoạt động nhằm giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, tổ chức hoặc nhiều công ty nào đó trên thị trường lại với nhau hoặc gộp những công ty đó thành một. Một số trường hợp cụm từ này được dùng là sáp nhập và mua lại.

Merger (Sáp nhập) và Acquisition (Thu mua) viết tắt là M&A là một hình thức kinh doanh phổ biến trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Hình thức này vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Điều này còn phụ thuộc vào tích chất của việc sáp nhập hay thu mua đó là gì. 

Lưu ý, tính chất của hai hình thức này là khác nhau, cần phải phân biệt rõ để tránh bị hiểu nhầm.

Merger and Acquisition
Merger and Acquisition là gì

2. Sự khác nhau giữa Merger and Acquisition

– Merger là hình thức hai hoặc nhiều công ty liên kết lại với nhau (thường có sự ngang bằng hoặc chênh lệch không nhiều về quy mô) để cùng nhau tạo ra một doanh nghiệp mới. 

Công ty bị Merger and Acquisition sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, trách nhiệm, các khoản thua lỗ hay cả người lao động sang cho công ty sáp nhập. Sau khi quá trình kết thúc, công ty bị sáp nhập cũng chính thức chấm dứt sự tồn tại trên bản đồ doanh nghiệp. 

– Acquisition – mua lại là hình thức kết hợp giữa hai doanh nghiệp (thông thường là một doanh nghiệp lớn và một doanh nghiệp nhỏ). Doanh nghiệp lớn sẽ mua lại doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, ngược với sáp nhập, hình thức mua lại vẫn sẽ giữ nguyên tư cách pháp nhân của công ty nhỏ. Thay vào đó, công ty lớn sẽ có quyền sở hữu, sử dụng toàn bộ những gì thuộc về công ty nhỏ. Trong trường hợp này, hoàn toàn có thể hiểu công ty bị thu mua trở thành công ty con và hoạt động dưới quyền kiểm soát của công ty mẹ –  công ty tiến hành thu mua. 

Như vậy, lợi ích và bản chất của hai hình thức này là khác nhau. Việc quyết định sáp nhập hay thu mua sẽ phụ thuộc vào sự trao đổi, thống nhất giữa hai bên, tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh ở thời điểm đó giữa hai doanh nghiệp. 

3. Lợi ích của Merger and Acquisition

Chắc chắn khi quyết định M&A sẽ mang nhiều lợi ích và giá trị hơn cho cả hai bên so với tình trạng như cũ. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng các hình thức này sẽ giúp tạo ra các giá trị gia tăng hay giá trị cộng hưởng. Thông qua việc được tiết kiệm chi phí hơn, tăng doanh thu và mở rộng thị phần. Hoặc đôi khi là giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng mới, vượt qua các khủng hoảng, thu lỗ trước kia. 

Từ đó sẽ cải thiện được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các giá trị thương hiệu trong thời gian dài. 

3.1 Mở rộng quy mô doanh nghiệp

Việc Merger and Acquisition sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập vào thị trường kinh tế nhờ vào sức mạnh, lợi thế vốn có của cả hai bên. Họ có thêm dây chuyền sản xuất, năng lực sản xuất, phân phối được cải thiện và nâng cao hơn. Các dự án, kế hoạch mở chi nhánh được tăng lên, giúp tăng khả năng tiếp cận đến Khách hàng. Đặc biệt là các thị trường phân phối, vận chuyển. Cuối cùng là giúp gia tăng thị phần của doanh nghiệp. 

Merger and Acquisition
Lợi ích của việc sáp nhập và mua lại

3.2 Giảm chi phí nhân công

Thông thường, sau khi tiến hành Merger and Acquisition, các doanh nghiệp thường có xu hướng cắt giảm một phần nhân lực tại các vị trí trùng nhau hoặc công việc gián tiếp. Ví dụ như cùng là trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng nhân sự, v.v. Nhân sự sẽ được gộp lại để đỡ cồng kềnh, tối ưu trong  hoạt động kinh doanh hơn. 

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp thanh lọc đi các vị trí làm việc không hiệu quả và tạo điều kiện cho các vị trí mới phát huy tối đa khả năng của mình. 

3.3 Cải thiện trình độ kỹ thuật

Tất nhiên, trước khi tiến hành Merger and Acquisition mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh và chỗ đứng nhất định của mình. Họ sẽ có lợi thế riêng để cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi quá trình M&A là dịp để hai bên tận dụng, học hỏi và cải thiện lại chất lượng công nghệ, kỹ thuật của nhau. 

3.4 Nâng cao năng lực tài chính

Tài chính, vốn đầu tư là một phần cực kỳ quan trọng trọng kinh doanh. Nhờ vào Merger and Acquisition, doanh nghiệp sẽ cải thiện được điều này. Hoặc một bên có công nghệ, một bên tiết kiệm được tài chính để bổ sung cho nhau, hài hòa về lợi ích và chia sẻ rủi ro. 

4. Hạn chế khi Merger and Acquisition

Điều tất yếu có lợi ích thì cũng có những hạn chế. Việc sáp nhập và mua lại cũng không đơn giản. Nó đòi hỏi cả hai bên doanh nghiệp phải có một tầm nhìn mới, rộng và xa hơn. Thêm vào đó là các chiến lược phát triển phù hợp để tránh làm thiệt hại cho cả hai bên. 

4.1 Bất đồng quan điểm giữa lãnh đạo hai bên

Đây là vấn đề lớn nhất mà Merger and Acquisition gặp phải. Mỗi bên sẽ có những suy nghĩ, chiến lược khác nhau để phát triển công ty. Chưa kể, việc này còn đụng chạm đến tới quyền lợi trực tiếp của họ nên rất dễ dàng gây ra những bất đồng. 

Merger and Acquisition
Hạn chế khi M&A

4.2 Xung đột trong văn hóa và môi trường làm việc

Mỗi một công ty đều phải xây dựng cho mình một môi trường và văn hóa làm việc riêng. Nhưng khi kết hợp lại, sẽ có những xung đột, khác biệt trong cách làm việc. Nếu như không có được sự thống nhất cũng như thích nghi một cách kịp thời rất dễ gây ra mâu thuẫn giữa cả hai bên. Lâu dần sẽ làm mất đi bản sắc doanh nghiệp và tồi tệ hơn là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

4.3 Rắc rối trong xử lý bộ máy nhân sự 

Khi quá trình cắt giảm nhân sự tiến hành cũng là lúc những rắc rối về nó bắt đầu. Mỗi bên đều muốn giữ “cánh tay đắc lực” ở những vị trí chủ chốt. Từ đây cũng sẽ tạo ra những cuộc cạnh tranh, đấu đá không lành mạnh trong doanh nghiệp. 

4. Các hình thức Merger and Acquisition

Khi phân chia hình thức M&A sẽ cân nhắc và dựa trên nhiều yếu tố như: tài chính, cơ cấu hay chức năng hoạt động của doanh nghiệp, v.v. Có thể kể đến một số hình thức điển hình như sau:

-Merger and Acquisition theo chiều ngang: hình thức mua bán và sáp nhập giữa hai công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương đương nhau. 

Hiểu đơn giản là trên thị trường, đây là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Điển hình như vụ sáp nhập của sàn thương mại điện tử Tiki và Sendo. 

– Merger and Acquisition theo chiều dọc: Hình thức kết hợp giữa hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất hoặc cùng chuỗi cung cấp dịch vụ. Ví dụ như một công ty sản xuất gỗ và một công ty thiết kế nội thất. 

– Merger and Acquisition kết hợp: Đây là hình thức để hướng đến sự phát triển, bao trọn thị trường về một công ty. Họ cung cấp các sản phẩm khác nhau nhưng lại hướng đến cùng một đối tượng khách hàng. Khi M&A như vậy, doanh nghiệp thường hướng đến phát triển trở thành tập đoàn lớn để cả hai bên đều có lợi, đa dạng hóa được sản phẩm cung cấp, tăng thêm doanh thu cho công ty. 

Ví dụ như một tập đoàn vật liệu xây dựng như gạch, xi măng, sắt, thép, v.v. một bên cung cấp dịch vụ thi công nhà ở. Hai bên kết hợp để có được nhiều lợi ích hơn khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho  khách hàng. 

Tổng kết

Bài viết đã vừa khái quát được khái niệm Merger and Acquisition là gì. Cùng với đó là việc phân tích, chỉ ra những ưu và nhược điểm khi sử dụng M&A trong Marketing và kinh doanh. Mục đích cuối cùng vẫn là giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine