Bitcoin trong thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều nhưng ở một số quốc gia có lệnh cấm Bitcoin. Đây là dạng tiền kỹ thuật số hay còn gọi là tiền ảo được tạo nên với mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Bitcoin vận hành trên hệ thống máy tính có kết nối internet. Vậy chính sách của một số nước đối với đồng điện tử Bitcoin như thế nào? Lệnh cấm Bitcoin ở các quốc gia trên thế giới ra sao hãy cùng tìm hiểu.
Bitcoin là gì? Thông tin quan trọng về Bitcoin
Bitcoin là một trong những loại tiền tệ kỹ thuật số (tiền ảo) được phát hành năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Bitcoin có thể trao đổi trực tiếp qua thiết bị internet mà không cần qua tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin với đặc tính nổi bật như ẩn danh hay giao dịch tiền điện tử không cần lệ phí nên ngày càng hấp dẫn nhiều người chơi. Không những vậy, đồng tiền ảo này còn có độ bảo mật cao và hoạt động tự động theo thuật toán.
Người chơi có thể đào Bitcoin bằng cách sử dụng dàn máy tính cấu hình cao và cài phần mềm chuyên dụng. Tuy nhiên để làm được điều đó cần có tài khoản để giao dịch Bitcoin. Một số nước cho phép giao dịch tiền điện tử nhưng cũng có nhiều quốc gia cấm Bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác.
Quy định của các nước Bitcoin
Tuy rằng đồng tiền ảo Bitcoin thu hút sự quan tâm của rất nhiều người nhưng một số nước lại cấm Bitcoin. Các sàn giao dịch Bitcoin hiện nay có số lượng người giao dịch khổng lồ và vẫn tăng đều đặn qua từng năm. Thế nhưng hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện một số chính sách siết chặt quản lý tiền điện tử. Thậm chí có một số nước cầm Bitcoin hoàn toàn.
Theo thông tin mới nhất, Trung Quốc đã ban bố lệnh cấm tiền điện tử sẽ bị cấm lưu thông. Theo đó, các hoạt động mua bán, trao đổi Bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác không được chấp thuận như tiền truyền thống. Trung Quốc cấm Bitcoin cũng như các sàn giao dịch tại nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ qua internet cho các nhà đầu tư đại lục.
Không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thị trường cũng thi hành một số chính sách thắt chặt hoặc cấm Bitcoin. Hàn Quốc đã phát lệnh đóng cửa một số sàn giao dịch tiền điện tử. Chính phủ Nhật Bản, Anh đánh giá sàn Binance hoạt động trái phép trên đất nước của họ.
Bên cạnh đó, Đức, Mỹ, Anh có những chính sách siết chặt quản lý hơn với tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng. Có thể thấy rằng động thái này đã ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của tiền điện tử. Vậy cụ thể chính sách cấm Bitcoin ở các nước như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trung Quốc cấm Bitcoin trên toàn quốc
Trung Quốc lần đầu tiên cấm giao dịch tiền ảo năm 2017. Đây là lý do giải thích vì sao sàn Binance chuyển trụ sở sang nước khác và hiện nay trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Theo thông tin mới nhất, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố rằng tiền số sẽ không được lưu thông như tiền tệ truyền thống trên thị trường.
Các sàn giao dịch Bitcoin bị cấm cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư ở Trung Quốc. Các tổ chức tài chính hay công ty thanh toán, công ty internet bị cấm trong trường hợp có tạo điều kiện cho giao dịch tiền kỹ thuật số. Những chính sách này được thực hiện từ sau khi chính phủ ra quyết định sẽ trấn áp việc khai thác và giao dịch Bitcoin.
Có thể nói rằng đây chính là nỗ lực để Trung Quốc ngăn chặn rủi ro tài chính. Hoạt động rửa tiền, lừa đảo đầu tư, huy động vốn trái phép,… do tiền điện tử sẽ được hạn chế. Chính phủ Trung Quốc cấm Bitcoin và kiên quyết ngăn hoạt động đầu cơ tiền số để bảo vệ tài sản của dân và giữ trật tự kinh tế, tài chính, xã hội.
Chính phủ Hàn Quốc muốn cấm Bitcoin
Bên cạnh việc Trung Quốc thực hiện cấm Bitcoin thì chính phủ Hàn Quốc cũng có thể ra lệnh như vậy. Đây là mong muốn của nhà chức trách xứ sở kim chi, vậy mức độ nghiêm trọng như thế nào? Theo quy định mới nhất, cơ quan quản lý Hàn Quốc sẽ yêu cầu phải đóng cửa một số sàn giao dịch tiền số. Dự kiến cấm Bitcoin và tiền điện tử trên 40 sàn.
Các nhà đầu tư tiền điện tử ở đất nước này rất quan tâm đến Bitcoin. Có thể thấy rằng những đợt bùng nổ tiền ảo trong thời gian qua đều có sự tham gia của những nhà đầu tư nổi tiếng của Hàn Quốc. Điều này khiến chính phủ quốc gia này lo ngại nên nhiều lần cân nhắc có nên cấm Bitcoin hay không? Kèm theo đó, chính là những mối lo ngại tiềm tàng khác về giá trị của mệnh giá tiền hàn quốc trong tương lai sẽ bị phụ thuộc, chi phối bởi đồng tiền điện tử này. Có lẽ, đây sẽ là một trong những quyết định đầy gian nan của chính phủ Hàn Quốc.
Rất nhiều lần quan chức chính phủ tỏ rõ lo ngại về tâm lý cuồng tiền số của người dân. Cơ quan thuế của Hàn Quốc thường xuyên có mặt ở sàn giao dịch tiền ảo khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Tiền ảo hiện nay có sức hút mạnh mẽ đối với giới trẻ Hàn Quốc.
Một số quan chức nước này đã từng phản đối quyết định cấm Bitcoin. Họ cho rằng người dân quá quan tâm đến tiền ảo sẽ ngăn chặn được phần nào đó can thiệp quá đáng từ phía chính phủ. Hiện tại chính phủ Hàn Quốc chưa chắc chắn có thực hiện cấm Bitcoin toàn diện hay không?
Bitcoin ở Việt Nam như thế nào?
Với những động thái mạnh tay về giao dịch tiền số ở nhiều quốc gia, giá trị của Bitcoin bị ảnh hưởng rất lớn. Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới này có thời điểm bị xuống giá hơn 6%. Tại Việt Nam, Bitcoin thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nhưng trước động thái mạnh tay cấm Bitcoin của Trung Quốc thì chính phủ sẽ quyết định thế nào?
Nhiều người cho rằng có thể kiếm lời từ tiền điện tử nên nghiên cứu đầu tư thế nhưng Ngân hàng Nhà nước đã không ít lần cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào tiền số. Pháp luật Việt Nam chưa xem Bitcoin là hàng hóa hay đối tượng để mua bán, trao đổi. Chưa có việc cấm Bitcoin hoàn toàn như Trung Quốc.
Việt Nam không cấm Bitcoin như Trung Quốc
Công văn của Ngân hàng Nhà nước cho rằng tiền ảo không phải là tiền tệ và không thể sử dụng để thanh toán hợp pháp. Cấm tất cả hành vi phát hành, cung ứng cũng như sử dụng tiền số để làm tiền tệ hay phương tiện thanh toán trái phép. Điều này không có nghĩa là cấm Bitcoin nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.
Việt Nam không công nhận tiền điện tử nói chung hay Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do vậy các hành vi như phát hành, tàng trữ hay cung ứng dịch vụ để sử dụng chúng như phương tiện thanh toán là trái pháp luật. Điều này phạm pháp và nhiều trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không cấm Bitcoin với các hành vi đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch điện tử. Chưa có quy định chính thức nên các sàn giao dịch, công ty tài chính liên quan đến Bitcoin vẫn hoạt động. Trong quyết định 942, Ngân hàng Nhà nước được chính phủ giao cho nghiên cứu, xây dựng, thí điểm dùng tiền số theo công nghệ blockchain. Thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 trong chiến lực phát triển chính phủ điện tử.
Kết luận
Những động thái mạnh tay ở một số quốc gia khiến tiền điện tử bị rớt giá mạnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt tâm lý của các nhà đầu tư. Thế nhưng chính sách cấm Bitcoin toàn diện hay không ở các nước không giống nhau.
Nếu quan tâm đến tiền điện tử hay Bitcoin nên tìm hiểu kỹ về thị trường và chính sách của quốc gia mà bạn đang sinh sống. Lệnh cấm Bitcoin như thế nào hãy cân nhắc để thực hiện.
Tổng hợp: toptradingforex.com