KYC là gì? Sự phát triển của KYC đối với tiền điện tử?

KYC hay eKYC là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hệ thống ngân hàng. Ngày nay, thuật ngữ KYC được mở rộng và phát triển sang lĩnh vực khác như tiền điện tử, thanh toán trực tuyến, chuyển và nhận tiền thông qua ví điện tử… Đối với những ai đã từng sử dụng các hình thức dịch vụ trên chắc hẳ cũng biết đến KYC là gì? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ đề cập đến việc xác minh danh tính này ngay sau đây.

1. KYC là gì?

Know Your Customer/Client là tên gọi đầy đủ của KYC với ý nghĩa là “biết được khách hàng là ai”. Trong lĩnh vực tài chính, tiền điện tử… cụm từ này mang ý nghĩa là xác thực danh tính khách hàng. Đây là một quá trình xác thực nhằm để tránh các rủi ro trong quá trình đầu tư.

kyc
Know Your Customer/Client là gì?

Tuy dưới nhiều lịch vực khác nhau, KYC sẽ có cách gọi khác, nhưng chung quy lại thì mục đích cuối cùng của phương pháp KYC đó là bảo vệ những khách hàng, các nhà đầu tư trên thị trường. Điều này không chỉ gói gọn trong việc bảo mật thông tin về tài khoản, hay những đối tượng đánh cắp lừa đảo. KYC còn bảo về người dùng trên phương diện đưa ra các tư vấn về quá trình đầu tư một cách phù hợp để bảo vệ dòng tiền của khách hàng.

Ngoài ra, trong quá trình tư vấn, KYC cũng sẽ đưa ra những lời khuyên và nhận định các đối tượng nào có và không nên có trong danh mục đầu tư.

2. KYC có cần thiết đối với các tổ chức tài chính không?

Đối với môi trường hoạt động hiện nay, toàn bộ các chính phủ ở các nước trên thế giới đều sẽ xây dựng cho mình một hệ thống KYC. Ngoài ra, các chính sách nội bộ cũng đã được xây dựng dựa trên những quyền lợi của khách hàng để thể hiện được các rủi ro mà nhà đầu tư, khách hàng có thể đối mặt.

Chính điều này sẽ dẫn đến việc khiến KYC sẽ liên tục được thay đổi và cập nhật liên tục. Vì thế bản thân người dùng cần phải thực hiện việc xác minh thông tin như hộ chiếu, sao kê, bằng lái, căn cước, hóa đơn…

Trong tương lai sắp tới nếu tiền điện tử trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến thì KYC là điều kiện mà tiền điện tử cần phải được áp dụng. Chính vì thế, quá trình xây dựng và phát triển KYC cần phải thể hiện được các quy luật, giá trị và định hướng phát triển tương lai của nó.

3. Hệ thống KYC quan trọng như thế nào?

kyc
Vai trò của hệ thống xác thực người dùng.

Có thể nói KYC mang tính thiết yếu đối với những quy định của pháp luật, quy ước thế giới về vấn đề rửa tiền và hối lộ. Điều này được thể hiện dưới góc độ là một quốc gia và trên quy mô toàn thế giới. Đây là quy định được nhiều nước thực hiện dựa vào cam kết từ năm 1989 trong các quy định về hoạt động tài chính.

Thế nhưng ở các nước lại có những biến đổi khác nhau từ KYC cụ thể là luật AML tại một số quốc gia trên thế giới.

3.1 Vai trò KYC quan trọng đến tài chính

Suy cho cùng, việc KYC được xây dựng nên đó là ngăn ngừa các trường hợp những tổ chức, doanh nghiệp cố tình hay vô ý thực hiện việc tài trợ khủng bố hay rửa tiền, sử dụng tiền vào các mục đích phí pháp trên thế giới. Áp dụng KYC vào quá trình hoạt động giúp các tổ chức hiểu rõ ràng hơn về khách hàng và những giao dịch mua bán giữa các bên. Từ đó, có thể phát hiện ra những giao dịch hay đối tượng phi pháp, đáng nghi và từ chối giao dịch. Điều này giúp khách hàng và tổ chức tránh được những rủi ro.

3.2 KYC tại những sàn giao dịch

Những sàn giao dịch sẽ có các xác thực KYC không giống nhau ở một vài điểm. Từ đơn giản khi KYC ở một số nơi không yêu cầu gì quá nhiều cho đến những sàn yêu cầu rất gắt gao về ID do quốc gia đó cấp. Thời gian xác thực và mức độ dễ dàng để KYC cũng không hề giống nhau. Bởi tiền điện tử nhìn chung chưa có sự đồng bộ, vì thế các quốc gia đều có quy định riêng từ đó làm cho các yêu cầu xác minh KYC này cũng khác nhau.

4. Luật pháp có quy định gì về KYC không?

kyc
Những quy định của chính phủ đối với hệ thống.

Luật pháp yêu cầu KYC đối với những chủ thể như các tổ chức tài chính, ngân hàng, người cho vay, công ty bảo hiểm, những hình thức cung cấp tài chính khác… Tuy nhiên, các sàn giao dịch tiền ảo hiện nay vẫn đang được liệt kê vào những vùng xám trong vấn đề KYC. Phần lớn những nơi giao dịch tiền điện tử vẫn chưa có các quy định vì về KYC từ phía pháp luật.

Tuy nhiên, một số trường hợp các sàn giao dịch này có vài yêu cầu xác mình thông tin tương tự như KYC khi thực hiện việc giao dịch bất kỳ nào đó. Trong thời điểm này chỉ có một vài những người tổ chức đấu thầu hợp pháp mới được pháp luật yêu cầu trải qua xác mình KYC theo dạng trao đổi thông tin hoặc theo một hình thức khác.

4.1 KYC có thực sự an toàn hay không?

Nhìn chung định hướng phát triển của KYC đó là mang lại sự an toàn cho khách hàng khi thực hiện bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư trong các giao dịch bằng cách xác thực thông tin cá nhân. Thế nhưng, nó lại tạo ra một lỗ hổng khi những kẻ lừa đảo cũng có thể lợi dụng tính năng này để thực hiện việc đánh cắp thông tin khi giả mạo quá trình KYC.

Thì thế trong quá trình thực hiện KYC dưới góc độ người dùng, khách hàng. Bạn nên cung cấp thông tin cho đối tác giao dịch uy tín và đã được xác thực. Mọi quá trình cung cấp KYC đều sẽ đưa ra một tài liệu hiển thị và người dùng không thể thực hiện KYC qua điện thoại. Vì thế nếu xuất hiện những cuộc gọi yêu cầu cung cấp thông tin để xác thực KYC thì khả năng nào sẽ là lừa đảo.

4.2 Sàn giao dịch không cần KYC

Hiện nay tồn tại khá nhiều các sàn giao dịch uy tín mà không cần đến KYC có thể kể đến đó là Binance. Đây là đơn vị uy tín hàng đầu trong giao dịch tiền ảo vào lúc này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Changelly, Shapeshift, Kraken… Theo thống kê cho thấy rằng 1/3 những sàn tiền ảo giao dịch không áp dụng KYC.

Mặc dù quá trình xác minh KYC sẽ làm mất thời gian của người dùng trong quá trình giao dịch. Việc không đăng ký sẽ phần nào dễ dùng hơn nhưng các hành vi lừa đảo hay tấn công có thể xảy ra một cách dễ dàng hơn.

5. KYC phát triển như thế nào trong tương lai?

Hệ thống KYC đối với những thị trường tài chính và truyền thống dường như không thể thay đổi được. Thế nhưng đối với lĩnh vực tiền ảo thì điều này làm nảy sinh ra rất nhiều những tranh cãi trong cộng đồng. Hơn nữa, việc biết được thông tin giao dịch người nhận không phải lúc nào cũng an toàn và có sự tin cậy. Bởi sẽ xảy ra nhiều trường hợp các cá nhân khác đại diện để thực hiện quá trình giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên một số sàn giao dịch lại xem nó như một phương pháp để biết được những đối tượng xấu thay vì số lượng đông đảo người dùng.

6. Tổng kết

KYC có thể nói là một hệ thống xác thực thông tin đã xuất hiện từ lâu trong các hệ thống tài chính và truyền thống. Tuy nhiên, việc mở rộng KYC sang lĩnh vực tiền ảo đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian hơn. Trong tương lai, tiền điện tử trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, KYC có thể sẽ được áp dụng một cách rộng rãi hơn.

Google search engine