Các giá trị hệ số trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của một công ty, doanh nghiệp đều có ý nghĩa quan trọng trong sự xác định hiệu quả kinh doanh có hiệu quả hay không. Mỗi giá trị hệ số đều có ý nghĩa riêng biệt và hiểu rõ được nó cũng sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cơ bản về hệ số bảo toàn vốn trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Hệ số bảo toàn vốn là gì?
Hệ số bảo toàn vốn hay hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu mang lại giá trị biểu đạt xem tình hình kinh doanh và vận hành các hoạt động của một công ty, cơ sở kinh doanh có khả năng đem đến sự hoàn vốn trong tương lai hay không.
Hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu được ký hiệu với ký tự H.
Hệ số bảo toàn vốn sẽ giúp cho các công ty, cơ sở tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nhận ra được giá trị bảo toàn vốn của mình trong các hoạt động đầu tư được thực thi. Đối với lĩnh vực hoạt động giao dịch đầu tư chứng khoán cũng sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng trong sự biến động về giá trị của sản phẩm đầu tư theo mọi chiều hướng. Cụ thể cho giá trị này đó chính là sự biểu đạt về giá trị gia tăng của cổ phiếu hay là giảm sút của nó trên thị trường giao dịch.
Giá trị của hệ số bảo toàn vốn
Hệ số bảo toàn về nguồn vốn của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh được ký hiệu là H và giá trị của nó nhằm mang lại ý nghĩa giúp doanh nghiệp, công ty đó nhìn nhận về khả năng hoàn vốn của mình.
Giá trị của hệ số này sẽ rơi vào 3 trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu giá trị hệ số H có giá trị bằng 1 thì điều này mang lại ý nghĩa biểu hiện rằng doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh đó có khả năng và đã hoàn thành được vai trò bảo toàn nguồn vốn. Do đó, nguồn vốn mà công ty, doanh nghiệp đó đã đầu tư trong các hoạt động vận hành đã mang lại được sự bảo toàn.
- Nếu giá trị hệ số H có giá trị lớn hơn 1 thì điều này mang lại ý nghĩa biểu hiện rằng doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh đó có khả năng và đã hoàn thành được vai trò bảo toàn nguồn vốn. Ngoài ra, nguồn lời nhuận đem lại còn lớn hơn so với nguồn vốn giá trị ban đầu. Do đó, nguồn vốn mà công ty, doanh nghiệp đó đã đầu tư trong các hoạt động vận hành đã mang lại được sự bảo toàn và có thể tận dụng khoản dư để thực hiện các hoạt động tái đầu tư nhằm sinh lời cao hơn.
- Nếu giá trị hệ số H có giá trị nhỏ hơn 1 thì điều này mang lại ý nghĩa biểu hiện rằng doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh đó chưa có khả năng và chưa thể hoàn thành được vai trò bảo toàn nguồn vốn. Do đó, nguồn vốn mà công ty, doanh nghiệp đó đã đầu tư trong các hoạt động vận hành đã mang lại chưa nhận được sự bảo toàn.
Nếu giá trị của hệ số H này dao động ở khoảng giá trị lớn hơn 1 càng nhiều thì khả năng mà công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó hoàn được vốn và sinh lời càng cao. Ngược lại, nếu giá trị của hệ số H này dao động ở khoảng giá trị nhỏ hơn 0 càng nhiều thì khả năng mà công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó hoàn được vốn và sinh lời càng thấp.
Cách tính hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu (H), Ta có:
Hệ số bảo toàn vốn = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ/Vốn chủ sở hữ đầu kỳ.
Đây là cách tính hệ số bảo toàn vốn chủ sở hữu dễ nhất mà bạn có thể áp dụng để xác định được H của doanh nghiệp đang nằm ở mức mạnh hay yếu. Từ đó, bạn sẽ dễ đưa ra được các chiến lược, kế hoạch để điều chỉnh hoặc tối ưu sao cho hệ số H tốt hơn.
Làm thế nào để hợp lý bảo toàn nguồn vốn?
Trước khi tìm hiểu về cách làm thế nào để có thể hợp lý trong vấn đề bảo toàn nguồn vốn của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh thì làm thế nào để định nghĩa và hiểu rõ về nguồn vốn? Nguồn vốn là gì?
Nguồn vốn được hiểu rằng giá trị tài sản của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sở hữu và được sử dụng trong các hoạt động vận hành kinh doanh của doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh đó trên thị trường đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh có thể tiến hành các hoạt động vay vốn để hỗ trợ cho giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh đó sử dụng hoạt động và vận hành trên thị trường.
Việc phân loại các loại hình vốn cũng được xác định đa dạng trên thị trường giao dịch và đầu tư. Tuy nhiên, hai loại nguồn vốn cơ bản nhất và được sử dụng phân loại thông dụng trên thị trường đó chính là vốn lưu động và vốn cố định.
Việc hướng dẫn làm thế nào để có thể hợp lý bảo toàn nguồn vốn đối với việc phân loại của vốn lưu động và vốn cố định thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần sau đây của bài viết nhé.
Bảo toàn nguồn vốn cố định
Để có thể tiến hành hoạt động bảo toàn đối với giá trị của nguồn vốn cố định một công ty, doanh nghiệp thì trước tiên bạn cần tiến hành thống kê và biết rõ tổng giá trị của nguồn vốn đó theo hình thức của từng loại tài sản và tiền mặt. Giá trị nguồn vốn đã được tiến hành dùng để thúc đẩy các hoạt động đầu tư cơ bản. Lưu ý là giá trị này đã được tính sau khi đã biết rõ giá trị khấu hao đối với tài sản. Sau đó sẽ tìm đến một số hoạt động đầu tư nhằm mang lại giá trị lợi nhuận với mục đích bảo toàn được giá trị tài sản.
Ngoài ra, hoạt động tiến hành kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ theo hoạt động tiến hành đưa ra để gia tăng chất lượng sản phẩm. Sử dụng giá trị lợi nhuận mà công ty, doanh nghiệp có được để tiến hành tái đầu tư và đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa trong tương lai. Mục đích của hoạt động này sẽ đem lại sự gia tăng từ nguồn lợi nhuận ban đầu đã được đưa ra. Nhằm đem lại sự gia tăng hơn lợi nhuận thay vì chỉ nằm ở vị trí cố định trong hoạt động đầu tư.
Bảo toàn nguồn vốn lưu động
Việc tiến hành bảo toàn giá trị nguồn vốn lưu động sẽ được thực hiện dựa vào giá trị thời gian dựa vào tháng, quý hoặc là năm đối với hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Khi sử dụng các hoạt động nhằm đem lại sự bảo toàn giá trị cho nguồn vốn lưu động thì công ty, doanh nghiệp phải nắm được giá trị chênh lệch của khoản tiền đối với giá trị của tổng nguồn vốn lưu động mà công ty, doanh nghiệp đã sở hữu.
Giá trị nguồn vốn chênh lệch sẽ được xác định thông qua:
- Các sản phẩm, hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp dự trữ.
- Các sản phẩm, hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp phân phối.
- Các sản phẩm, hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp tiến hành trong các hoạt động mua bán.
- Các sản phẩm, hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp đang còn trong quá trình hoàn thiện.
- Các sản phẩm, hàng hóa mà công ty, doanh nghiệp chưa hoàn thiện sẽ được tiến hành xác định dựa vào giá trị của từng thành phần.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến hệ số bảo toàn vốn là gì và ý nghĩa của nó trong hoạt động vận hành kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty. Hy vọng chia sẻ này sẽ mang đến sự hữu ích dành cho bạn nhé.