Giá trần là gì? Áp giá trần vào thị trường với mục đích gì?

Trước khi trở thành một nhà đầu tư chứng khoán tài giỏi việc đầu tiên mà nhà đầu tư phải làm là tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trên sàn. Và một trong số đó là khái niệm về giá trần. Đây là những kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu trước khi muốn đặt các lệnh mua bán, giao dịch trên thị trường. 

1. Khái niệm giá trần là gì?

Giá trần được định nghĩa là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư có thể bán ra hoặc mua vào cho một mặt hàng. Khái niệm giá trần xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chứng khoán hay lĩnh vực kinh tế. Khi đã đưa ra mức giá này, những người tham gia buộc phải chấp hành.

Khi một tổ chức hay cơ quan, Nhà nước đã áp mức giá này, điều đó có nghĩa họ đang có ý định bảo vệ những người tiêu dùng, phía được cho là yếu thế trong một cuộc giao dịch hay cạnh tranh trên thị trường. Hoặc theo thị trường chứng khoán thì nhà giao dịch không thể mua bán cổ phiếu với mức giá cao hơn giá trần.

giá trần
Khái niệm

2. Tại sao cần phải áp giá trần 

Thật ra, nguyên nhân áp giá trần được xuất phát từ việc các bên có lợi thế lợi dụng khả năng này của mình, đưa ra một mức giá quá cao khiến cho những người không có khả năng nhưng có nhu cầu không thể mua được. Từ đây Nhà nước bắt đầu đưa ra các chính sách, quy định về việc áp dụng một mức giá cao nhất được phép sử dụng để tạo ra sự cân bằng trên thị trường. 

Một ví dụ về giá trần cao nhất mà mọi người có thể tham khảo như sau: Đội tuyển Việt Nam đá ở trên sân Mỹ Đình, các đơn vị phát hành vé có quyền áp đặt các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mức giá cao nhất có thể bán ra là 1.500.000đ/vé ở vị trí gọi là đẹp nhất có thể. Đây được gọi là giá trần. 

Hoặc giả sử, trong thị trường chứng khoán, mức giá trần trong ngày nhà đầu tư có thể bán là 500.000đ/cổ phiếu và không được vượt quá mức này. Với điều kiện này thì những người có nhu cầu và yếu thế hơn về mặt kinh tế vẫn có thể mua được những mã cổ phiếu mà mình cần. 

Việc điều chỉnh và chính phủ áp đặt giá trần như thế này được cho là một trong những chính sách làm đảm bảo và cân bằng lợi ích của các bên. Nó thực sự có ý nghĩa về mặt xã hội, mang đến an sinh tốt hơn cho những người có thu nhập ròng thấp. 

Trên thực tế, việc quy định về áp giá trần còn có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát và điều chỉnh lượng cung cầu của thị trường. Với một số mặt hàng hiếm, cung giảm và cầu tăng hoặc cầu giảm cung tăng. Nhà nước có thể sử dụng các chính sách giá trần và giá sàn khác nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường. Đồng nghĩa với việc, các mặt hàng áp dụng giá trần và giá sàn sẽ nhanh chóng đạt đến trạng thái thuận mua vừa bán.

giá trần
Sử dụng giá cao nhất để điều chỉnh sự cân bằng về Cung – Cầu

Hiện nay, khái niệm giá trần được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến thị trường tài chính. Ở một số ngành nghề, đôi khi nó lại được biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau. 

Nói như vậy, có thể hiểu được khái niệm và ý nghĩa của giá cao nhất được sử dụng khá phổ biến và đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến hai thị trường. Thứ nhất là thị trường chứng khoán và giá cao nhất trong thị trường tự do. 

3. Sử dụng giá trần trong thị trường tự do

Thị trường tự do là thị trường đang diễn ra với tất cả các lĩnh vực ở bên ngoài. Nó bao gồm nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Mọi người có thể tự do mua bán mà không chịu sự quản lý trong một phạm vi nhất định. 

Việc áp giá trần đôi khi có thể gây ra tình trạng thừa cung, thiếu cầu, cũng có đôi khi gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Vì giờ đây, mức giá thấp hơn nên nhiều người có thể mua được nó hơn, nếu như lượng cung không thể đáp ứng. Từ đó, dần gây nên tình trạng khan hiếm về mặt hàng hóa. 

Tuy nhiên, nếu như không áp đặt mức giá này thì hại có thể gây ra tình trạng mất cân bằng xã hội. Những người có thu nhập thấp sẽ không bao giờ có được cơ hội để sở hữu những món đồ này. Và cũng để tránh tình trạng thiếu hụt và khan hiếm hàng hóa, Nhà nước luôn phải tìm cách điều chỉnh, kích thích tiêu dùng một cách hợp lý để vừa tạo ra được sự phát triển cho nền kinh tế vừa tạo được sự công bằng mang tính nhân văn. 

4. Giá trần trong thị trường chứng khoán

Với những ai từng tìm hiểu về thị trường chứng khoán thì hẳn không còn xa lạ gì với cụm từ giá trần và giá sàn. Nó được sử dụng để làm giá cơ sở, nhà đầu tư dựa vào đó để tính toán các chiến lược mua vào, bán ra cho mình. 

Ở trên bảng giá của các sàn chứng khoán, giá cao nhất sẽ được quy định bằng màu tím để phân biệt với giá sàn và giá tham chiếu. Đôi khi, nó cũng được quy định bằng các ký tự như CE. 

Thông thường ở các sàn, mức giá cao nhất sẽ được làm tròn để tránh việc khi giá tham chiếu nhân với biên độ giao động có thể tạo ra số lẻ. Nếu như ra số lẻ thì không tiện cho việc giao dịch cũng như áp giá cho cổ phiếu. Nên chọn làm tròn sẽ tiện lợi hơn.

giá trần
Giá trần được quy định bằng màu tím

4.1 Sự khác nhau giữa giá trần và giá sàn

Trong khi giá trần là mức giá cao nhất thì giá sàn lại là mức giá thấp nhất mà người mua có thể thực hiện lệnh mua hoặc bán một loại giao dịch nào đó. 

Giá sàn thường sẽ quy định bằng màu xanh lam, đứng ngay bên cạnh giá cao nhất trên bảng kết quả của các sàn giao dịch. 

Với các nhà đầu tư, việc theo dõi giá cực kỳ quan trọng. Bởi nó phản ánh được xu hướng của thị trường. Cùng với đó là các chiến lược lâu dài đều có ảnh hưởng từ nó.

5. Nhược điểm khi áp giá trần

Khi áp dụng mức giá cao nhất vào sàn chứng khoán nói riêng hay thị trường tài chính nói chung. Tất nhiên, Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã phải tính toán rất kỹ đến các trường hợp thiệt hơn và biến động của nó. 

Tuy nhiên, nếu như không áp giá cao nhất một cách phù hợp thì nó cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng.

Giá trần tuy là tốt cho người tiêu dùng xong nhiều doanh nghiệp bán lẻ lại tìm cách lách luật với các quy định này. Họ có thể sử dụng các biện pháp bán sản phẩm với mức giá thấp hơn. Nhưng các khoản chi phí liệt kê và khai khống vượt so với giá quy định. 

Hiểu đơn giản là thay vì để một mức giá quy định như trước, giờ đây những người bán lẻ này sẽ chia ra thành nhiều loại chi phí, dịch vụ khác không cần thiết sau đó cộng vào. Mức tổng giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu còn lớn hơn nhiều so với giá cao nhất. Đôi khi, chính những người tiêu dùng tưởng rằng họ đang mua được sản phẩm với mức giá rẻ mà không biết rằng số tiền mình bỏ ra còn lớn hơn trước. 

Một nhược điểm khác của giá cao nhất chính là gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa. Nhiều người sẵn sàng chờ đợi, tốn thời gian để mua được các món hàng mình cần theo quy định áp giá cao nhất của Nhà nước. Tình trạng này càng lâu thì mặt hàng có nguy cơ cao sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm. Và không nhất thiết phải để giá trần. Giá có thể tăng thì nhiều người sẽ kìm hãm lại việc mua sản phẩm không cần thiết. Tình trạng tranh nhau mua và xếp hàng như trước có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian sẽ dừng lại. Lúc này, người tiêu dùng sẽ biết được họ thật sự có cần hay không và sẽ không còn mua như trước. 

Tổng kết

Hi vọng, thông qua bài viết mọi người đã hiểu hơn khái niệm giá trần là gì. Cùng với đó là mục đích ra đời cũng như cách phân biệt trên các bảng điện tử tại sàn giao dịch.

Google search engine