Khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì khái niệm về định chế tài chính khá quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được định chế tài chính là gì. Bài viết sẽ giới thiệu về khái niệm này cũng như vai trò của định chế tài chính ở thị trường và các loại định chế tài chính.
1. Định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính được xem là những tổ chức liên kết những đối tưởng cần vốn và có nguồn vốn. Định chế tài chính hay còn được gọi là Financial institution. Có thể nói những tổ chức này có vai trò cực kỳ quan trọng với nền kinh tế toàn thế giới.
Cụ thể thì có thể xem khái niệm này như là một dạng của loại hình doanh nghiệp. Tài sản của tổ chcuws này đa phần là những tài sản, sản phẩm tài chính ở dưới dạng là trái quyền như là cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay nợ, định chế tài chính sẽ hỗ trợ cho người sử dụng vay hoặc giao dịch những khoản đầu tư trong thị trường tài chính.
2. Các loại định chế tài chính hiện nay
Ngày nay thì các loại định chế tài chính được phân ra thế nào? Đây là điều được khá nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và quan tâm, dưới đây là cách phân loại định chế tìa chính ngày nay:
Định chế tài chính trung gian
Khái niệm định chế tài chính trung gian được xem là các tổ chức đứng ở giữa mức cung và cầu, những tổ chức này vận hành dưới dạng là nhà đầu tư trung gian, có vai trò chính đó là hỗ trợ cho cầu và cung có khả năng gặp được nhau từ những hoạt động giao dịch tài chính của những tổ chức và giao dịch tài sản từ những chủ thể cần vốn. Có thể xem đây là những giao dịch tài chính gián tiếp, những định chế tài chính ở dạng này sẽ có:
Doanh nghiệp nhận tiền gửi: ngân hàng tiết kiệm tương trợ, ngân hàng thương mại, hiệp hội cho vay, liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng.
Doanh nghiệp tiết kiệm dựa vào hợp đồng: doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ trợ cấp
Những bên trung gian đầu tư: doanh nghiệp tài chính hay quỹ đầu tư
Định chế tài chính bán trung gian
Dạng định chế tài chính bán trung gian là tên của tổ chức đứng giữa 2 mức cầu và cung vốn dưới dạng là bên môi giới. Tổ chức này ỗ trợ cho bên cầu và cung tiếp xúc nhanh chóng hơn. Những doanh nghiệp về định chế tài chính trung gian này không hình thành nên những tài sản tài chính, họ chỉ có nghĩa vụ chuyển lại sản phẩm tài chính từ bên phát hành đến bên mua. Những định chế tài chính bán trung gian thường thấy như là doanh nghiệp chứng khoán hay ngân hàng đầu tư
3. Vai trò của định chế tài chính với nền kinh tế
Sau khi đã nắm được về khái niệm của định chế tài chính là gì thì nên biết qua về vai trò của các tổ chức này. Chi tiết thì những định chế tài chính giữ những vai trò quan trọng bao gồm:
Quản lý dòng tiền: những định chế tài chính có nhiệm vụ như là các bên trung gian ở thị trường vốn và vay mượn nợ. Những định chế này có vai trò chuyển quỹ tài chính từ các nhà đầu tư đến tổ chức. Vì vậy mà những chủ thể này có nhiệm vụ khá quan trọng ở việc quản lý dòng tiền trong nền kinh tế.
Giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tưư: những dịch vụ, sản phẩm định chế tìa chính khá đa dạng. Vì vậy mà chúng hỗ trợ giảm thiểu vấn đề cho những nhà đầu tư qua sự đa dạng danh mục.
Cắt giảm đi những khoản chi phí có khả năng phát sinh ở những giao dịch: qua việc có những định chế tài chính, nhà đầu tư có thể sẽ giảm đi những khoản phí giao dịch như phí tìm kiếm, phí đầu tư, phí vì quy mô hay khoản phí hiểu biết.