Thuế tối thiểu toàn cầu là gì và tầm quan trọng thế nào?

Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đang nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận về mức thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2021, dựa trên đề xuất “Trụ cột thứ hai” từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vậy thuế tối thiểu này là gì, có tác động như thế nào?

1. Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế ra đời nhằm thiết lập hệ thống thu thuế từ các công ty đa quốc gia hàng đầu. Các công ty này sẽ trả thuế ít nhất một tỷ lệ phần trăm nhất định trong lợi nhuận, bất kể lợi nhuận đó đang được kiếm ở đâu trên thế giới. Vào ngày 1/7/2021, trong một cuộc họp lịch sử giữa 130 nước thành viên OECD, chiếm 90% GDP toàn cầu, đã đồng ý thiết lập một khuôn khổ mới về thuế quốc tế. Các mục tiêu đằng sau khuôn khổ mới này, theo tuyên bố của OECD là:

  • Đảm bảo rằng các Doanh nghiệp Đa quốc gia lớn (MNE) nộp thuế tại nơi họ hoạt động và kiếm được lợi nhuận 
  • Mang lại sự chắc chắn và ổn định cho hệ thống thuế quốc tế.
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?

2. Hai trụ cột

Trong đó, khuôn khổ có 2 trụ cột:

  • Phân phối lợi nhuận và đánh thuế công bằng hơn giữa các quốc gia đối với các MNE lớn nhất, bao gồm cả các công ty kỹ thuật số.
  • Đặt mức sàn về thuế thu nhập doanh nghiệp, thông qua việc đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu cho doanh nghiệp mà các quốc gia có thể sử dụng để bảo vệ cơ sở thuế của mình.

2.1. Trụ cột đầu tiên

Trụ cột đầu tiên sẽ đảm bảo rằng các MNE nộp thuế ở quốc gia mà họ có thị trường quan trọng và kiếm được doanh thu từ đó. Các MNE, đặc biệt là kinh doanh kỹ thuật số như Google và Facebook nếu xét về cơ sở khách hàng thì họ đã hiện diện ở mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các MNE này lại không có bất kỳ sự hiện diện thực tế nào ở nhiều quốc gia nên gây khó khăn cho việc đánh thuế ở những quốc gia như vậy.

Điều này đã phát sinh các loại thuế như thuế GAFA (tức là thuế Google, Apple, Facebook, Amazon) ở Pháp, thuế bình đẳng hóa ở Ấn Độ và Thuế dịch vụ kỹ thuật số ở các quốc gia khác. Nhưng quy định mới về trụ cột đầu tiên này có thể sẽ mở rộng phạm vi của các loại thuế như vậy trên toàn thế giới. Hiện tại, đề xuất này đang áp dụng quy định cho 100 công ty MNE hàng đầu.

2.2. Trụ cột hai: Thuế tối thiểu toàn cầu

Trụ cột thứ hai của khuôn khổ này là đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các MNE là 15% để ngăn chặn sự cạnh tranh giữa các quốc gia về việc quốc gia nào có thể cung cấp cho các công ty mức thu thuế thấp nhất. Bạn có biết là có rất nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động kinh doanh của họ sang các quốc gia cung cấp thuế suất doanh nghiệp thấp hoặc bằng không (còn được gọi là Thiên đường thuế).

Tóm lại, nhiều quốc gia không nhất thiết phải nỗ lực thu hút các doanh nghiệp bằng cách khó khăn nào đó, họ đơn giản chỉ là ra mức thuế thấp để thu hút đầu tư thôi. Các quốc gia như vậy có thể là các quốc đảo nhỏ, xa xôi, các quốc gia có tài nguyên thiên nhiên ít, nền kinh tế phát triển thấp và cần nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của các quốc gia khác.

Trụ cột hai: Thuế tối thiểu toàn cầu
Trụ cột hai: Thuế tối thiểu toàn cầu

Các “thiên đường thuế” này đã bị chỉ trích rất nhiều, vì nó như một phương tiện trốn thuế của người giàu và là nguyên nhân làm giảm hoạt động kinh doanh cũng như giảm việc làm của quốc gia doanh nghiệp.

3.  Các lập luận được đưa ra ủng hộ Thuế tối thiểu toàn cầu

Thứ nhất, nó sẽ đảm bảo rằng các MNE không được phép trốn thuế tại nước sở tại của họ bằng cách đăng ký tại các “Thiên đường thuế”. Theo một số chuyên gia, rất nhiều MNE phát triển mạnh bằng cách tối ưu hóa thuế, hầu như không phải trả bất kỳ khoản thuế nào trên thế giới! Những người ủng hộ lập luận cho rằng cần phải hạn chế các hoạt động như vậy để có một sân chơi công bằng hơn giữa các MNE và các doanh nghiệp địa phương.

Thứ hai là nhiều quốc gia có tỷ lệ thuế doanh nghiệp thấp so với thuế thu nhập cá nhân, tạo ra cảm giác thiên vị đối với các tập đoàn lớn so với các cá nhân làm công ăn lương và các chủ doanh nghiệp nhỏ. Thứ ba là các nước đang phát triển sử dụng thuế suất thấp hơn để thu hút đầu tư nước ngoài thay vì tạo ra một cơ sở thuế mạnh với sự quản lý hiệu quả. Những người ủng hộ cho rằng cần phải hạn chế những thói quen lười biếng như vậy.

Cuối cùng là các luật thuế khác nhau tạo ra rất nhiều phức tạp không cần thiết. Để tránh những khó khăn trong việc tuân thủ và đánh thuế hai lần, các quốc gia cần tham gia các hiệp ước với các quốc gia khác được gọi là DTA, tức là hiệp định về đánh thuế hai lần. Một mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ loại bỏ sự cần thiết của các hiệp ước như vậy.

4. Phản đối

Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề với thuế tối thiểu toàn cầu cần được xem xét, đặc biệt là theo quan điểm của các nước nhỏ và đang phát triển cũng như các chủ doanh nghiệp nhỏ.

Các lập luận được đưa ra phản đối Thuế tối thiểu
Các lập luận được đưa ra phản đối Thuế tối thiểu

Thứ nhất, thuế tối thiểu toàn cầu là một cuộc tấn công trực tiếp vào quyền lực chủ quyền của các quốc gia để đánh thuế cư dân của họ theo ý muốn. Nó tước đi công cụ chính của các quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài vào đất nước của họ. Như chúng tôi đã nói trước đó, có những quốc gia có rất ít tài nguyên, nằm ở vùng sâu vùng xa, ngoài vị trí của chuỗi cung ứng và có mức phát triển cơ sở hạ tầng và con người thấp.

Các quốc gia như vậy dựa vào mức thuế thấp để thúc đẩy đầu tư. Nếu họ bị buộc phải có mức thuế cao hơn, họ sẽ thua một trong những công cụ thu hút đầu tư lớn nhất của mình. Nó làm giảm cơ hội thoát nghèo của các nước vốn đã nghèo hơn. Hiện tại, có 6 quốc gia đã chọn bỏ phiếu chống lại khuôn khổ thuế tối thiểu này, bao gồm ba quốc gia EU (Estonia, Hungary và Ireland), Nigeria, Kenya và Sri Lanka. 133 quốc gia đã đồng ý với thỏa thuận này.

Thứ hai, khi các MNE buộc phải trả thuế cao hơn, như các bằng chứng lịch sử cho thấy, họ có xu hướng giảm chi phí bằng cách cắt giảm việc làm, cắt giảm tăng lương cho người lao động, trì hoãn hoặc loại bỏ đầu tư vào máy móc và thiết bị mới,… để bù đắp tổn thất. Điều này gây hại cho công chúng nói chung của quốc gia mà các MNE hoạt động.

Thứ ba, các công ty không phải là người nộp thuế cuối cùng, họ chỉ là một phương thức thu thuế từ các nhà đầu tư, nhân viên, người lao động và người cho vay. Ai trả tiền gì không phải do các bộ trưởng tài chính quyết định mà chỉ đơn giản là bàn tay vô hình của cung và cầu. Và nếu bạn không nghĩ rằng các MNE sẽ chuyển chi phí cao hơn cho khách hàng của mình thì hãy nghĩ lại đi. Google đã chuyển thuế dịch vụ kỹ thuật số cho các nhà quảng cáo đối với các quảng cáo ở Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Ý…

Thứ tư, các chính sách thuế là phương tiện để các chính trị gia thu hút nhiều cử tri hơn. Vì vậy, các chính phủ luôn do dự trong việc tăng thuế thu nhập cá nhân do mức độ phổ biến và nhận thức của công chúng. Đánh thuế vào các công ty (không thể tự bỏ phiếu) và thường được kiểm soát bởi những người ít hơn nên không ảnh hưởng đến sự nổi tiếng của các chính trị gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với triển vọng xã hội chủ nghĩa. 

Thứ năm, đánh thuế các tập đoàn lớn đã niêm yết có ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn của các doanh nghiệp nhỏ. Các tập đoàn lớn cũng bắt đầu là các doanh nghiệp nhỏ, thuế đánh vào các tập đoàn cao hơn không khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ hiện nay mở rộng kinh doanh thành các tập đoàn lớn. Điều này sẽ cản trở họ và nền kinh tế đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô dẫn đến tạo và phát triển việc làm.

5. Kết

Chỉ mới đây thôi, nhưng khuôn khổ về thuế tối thiểu cũng gây ra nhiều tranh cãi và phần lớn là ủng hộ. Chúng tôi đã đưa ra các thông tin về thuế tối thiểu toàn cầu vừa qua, hi vọng bạn hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của chúng dưới nhiều góc độ.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine