Theo như những báo cáo kinh doanh của các gian hàng trên nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới như Uber, Amazon, Airbnb… thì có tới hơn 60% doanh phố đến từ thị trường trực tuyến. Internet phát triển làm xuất hiện ra rất nhiều những mô hình kinh doanh khác. Với tầm nhìn kinh doanh tốt và có sự độc đáo, những mô hình kinh doanh trên internet sẽ luôn không có giới hạn. Một trong các mô hình kinh doanh không mới nhưng đạt hiệu quả đó là Marketplace. Hãy cùng xem xét ưu nhược điểm của marketplace so với những hình thức kinh doanh truyền thống.
Marketplace là gì?
Marketplace chính là những trị trường kinh doanh trực tuyến hay còn gọi một cách dễ hiểu là chợ trực tuyến. Chợ thương mại điện tử là nơi mà những doanh nghiệp, cá nhân có thể tự mở cho mình một gian hàng để có thể đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn không nên nhầm lẫn Marketplace với một cửa hàng online, bởi vì những cá nhân mua bán vẫn là những chủ thể ở bên ngoài và giao dịch vẫn được diễn ra trong thực tế.
Về bản chất thì Marketplace sẽ tương tự như chợ thông thường nơi mà những người kinh doanh, bán hàng có thể tạo cho mình một gian hàng để trưng bày những hàng hóa, sản phẩm và thực hiện trao đổi, buôn bán. Bạn cũng có thể xem nó như một “chợ ảo”, nơi mà những người mua hàng không cần phải di chuyển tới chợ mà mua hàng trực tiếp thông qua những trang web.
Tại Việt Nam, những mô hình Marketplace hiện đang có sự phát triển mạnh mẽ gồm có Lazada, Tiki, Shopee… Trải qua khoảng thời gian phát triển tương đối, Marketplace đã có sự mở rộng ra nhiều thương hiệu mới. Những ông lớn như Zalo, Facebook cũng đã có sự mở rộng sang Marketplace.
Ưu điểm của việc bán hàng trên Marketplace
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những đặc điểm riêng. Vì thế nên rất khó để nhận định mô hình nào có lợi thế hơn. Tuy nhiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ưu nhược điểm của Marketplace so với những hình thức truyền thống. Từ đó nằm bắt được lợi thế của Marketplace có là gì.
Không cần phải xây dựng một trang web mạnh
Bản thân những trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee đã có sẵn một không gian. Việc của người thực hiện chỉ cần thêm một danh mục cho gian hàng của mình mà không cần phải lo lắng về những vấn đề phát triển trang web. Ngoài ra, việc quản lý Marketplace cũng có phần dễ dàng hơn so với việc xây dựng trang web. Người quản lý chỉ cần quan tâm tới những yếu tố như sản phẩm, dịch vụ hậu cần, phương thức để thanh toán.
Rẻ hơn so với việc tự mở cửa hàng
Người kinh doanh không phải tốn chi phí để xây dựng cho mình một trang web. Vì vậy chi phí sẽ được tối ưu hơn rất nhiều, bạn chỉ cần thực hiện những vấn đề như tiếp thị kỹ thuật số cho thị trường mà mình muốn phát triển. Xây dựng tiếp thị marketing tốt sẽ giúp gian hàng của bạn có độ phủ lớn hơn.
Nhược điểm của việc bán hàng trên Marketplace
Mô hình kinh doanh nào cũng có ưu và nhược điểm. Marketplace cũng tồn tại những điểm đáng chú ý như:
Chiết khấu cao
Hoa hồng của mỗi sản phẩm bán được tùy thuộc vào thị trường sẽ có mức chiết khấu cao từ 5 tới 20%. Vì thế, khi hoạt động, người quản lý cần tính toán được khả năng thu lại lợi nhuận của sản phẩm và xác định xem mức hoa hồng áp dụng có phù hợp hay không.
Tỷ lệ cạnh tranh cao
Yếu tố cạnh tranh là một vấn đề mà người kinh doanh phải suy nghĩ. Bởi một thị trường có nhiều người cùng kinh doanh 1 lĩnh vực thì vấn đề cạnh tranh giá cả hay copy sản phẩm là điều đã xảy ra. Nó có tác động lớn tới hiệu quả kinh doanh của một gian hàng và cả lợi ích của người mua hàng trên thị trường. Điều này rất dễ nhận thấy khi bạn tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên một sàn bất kỳ.