Presale Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Presale Giỏi

Khi nghe tên Presale có lẽ bạn cũng phần nào hình dung được công việc mà họ làm. Pre có nghĩa là trước, sale tức là bán. Như vậy đây là người thực hiện việc thúc đẩy nhu cầu khách hàng trước khi tung ra sản phẩm cần bán. Cùng tìm hiểu kỹ hơn công việc của Presale để xem bạn có phù hợp không nhé!

1. Presale là gì?

Presale là tập hợp các hoạt động hoặc quy trình tiền bán hàng, những hành động xảy ra trước khi có được khách hàng như mời chào mua sản phẩm của công ty. Đôi khi presale cũng được mở rộng vào khâu sau như giai đoạn giao nhận sản phẩm.

Thời gian để Presale làm nhiệm vụ sẽ là giai đoạn trước khi mở bán dự án, sản phẩm. Trong lúc bán không phải là lúc họ tư vấn. Vì thế bạn đừng lẫn lộn giữa Presale và Sales nhé. 

presale
Nghề Presale đang rất hot

Đặc biệt, khi bán được sản phẩm, Presale sẽ nhận về mức hoa hồng khá cao trên mức giá của sản phẩm bán ra. Mức hoa hồng hấp dẫn ấy thực sự rất đáng để bạn tìm hiểu về nghề Presale đang rất hot hiện nay. 

Các Presale chủ yếu giới thiệu các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao nên đều là những dự án, phần mềm đắt đỏ. Không dễ để bán được, nhưng nếu bán được con số hoa hồng sẽ cực kỳ lớn.

2. Nhiệm vụ của Presale

Là một người Presale bạn không làm quá nhiều việc, nhưng đòi hỏi ở bạn sự chịu khó, kỹ năng mềm cao. Nếu bạn đang muốn bước sang lĩnh vực đầy tiềm năng này thì cần tìm hiểu các nhiệm vụ mà một Presale thường làm dưới đây: 

Nhiệm vụ quan trọng nhất của một người Presale là tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ công nghệ phù hợp với đối tượng khách mà bạn đang làm việc. Để làm được điều này người Presale phải am hiểu các giải pháp công nghệ, các sản phẩm khác nhau để chia sẻ lại khách hàng. 

Tiến hành phân tích những ưu điểm, nhược điểm, cách sử dụng, chi phí để khách hàng nắm rõ về thông tin sản phẩm. Khi khách hàng có những câu hỏi, thắc mắc người Presale phải nhanh trí trả lời để giúp họ được hiểu hơn về sản phẩm. 

Để tư vấn được tốt, trước đó Presale cần tìm hiểu, thu thập data khách hàng để chuẩn bị những sản phẩm, cách trình bày phù hợp. Khi mình biết khách hàng muốn gì thì sẽ chuẩn bị sẵn sàng thứ họ cần. Như vậy quá trình tư vấn sẽ dễ thành công hơn.

Quá trình tư vấn có thể diễn ra qua điện thoại, gặp mặt trực tiếp hoặc kết hợp cả hai. Có khi Presale sẽ kết hợp với các thành viên phòng kinh doanh để gặp gỡ, giao lưu với khách hàng.

presale
Presale thường xuyên tiếp xúc với khách hàng

Sau khi khách hàng đồng ý với giải pháp mà Presale đưa ra thì công việc của bạn sẽ tiếp tục với các bước sau đây. Bạn tiến hành làm hồ sơ thầu, hợp đồng và các giấy tờ, cam kết liên quan đến dự án cho khách. Để ngày ký kết hợp đồng của hai bên được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. 

Khi ký hợp đồng xong, Presale sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình chuyển giao công nghệ, lắp đặt…Presale như là cầu nối thông tin gần gũi, hữu ích giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Khi kết thúc dự án, Presale thực hiện các báo cáo về độ khả thi của sản phẩm. Hỗ trợ xuyên suốt từ lúc chào thầu đến nghiệm thu. Dù phần quan trọng nằm ở giai đoạn đầu. Nhưng trách nhiệm người Presale sẽ luôn song hành với dự án mà mình đã bán.

Nếu có vấn đề gì thì khách hàng sẽ tìm Presale đầu tiên vì bạn là người cung cấp thông tin cho họ và hứa hẹn rất nhiều điều. Ngược lại nếu dự án thành công, có khi khách hàng sẽ thưởng thêm cho Presale vì đã giới thiệu, hỗ trợ họ có dự án tốt. 

3. Yếu tố để trở thành Presale giỏi 

Làm Presale thì dễ nhưng để trở thành Presale giỏi không phải ai cũng làm được. Bạn cần hội tụ rất nhiều tố chất, kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn như: kiến thức về sản phẩm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập…

3.1 Kiến thức

Kiến thức vững vàng về sản phẩm, dịch vụ bạn tư vấn là nền tảng cơ bản để bạn có thể làm Presale. Nếu bạn chịu khó học hỏi, tìm tòi thêm những kiến thức nâng cao mà người khác ít biết bạn sẽ có thể tư vấn đỉnh hơn.

Những kiến thức về công nghệ, kinh doanh, đầu tư cũng rất quan trọng để bạn có những hiểu biết tương đồng với khách hàng. Khi họ đề cập đến những vấn đề đó bạn có thể trả lời, gợi chuyện và bật mí cho họ một vài điều thú vị. Chắc chắn khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về bạn đấy.

3.2 Kỹ năng mềm 

Để trở thành người Presale giỏi thì kỹ năng mềm chiếm đến 80%. Bạn biết đấy, dù bạn có kiến thức bao nhiêu nhưng khi gặp khách hàng bạn không tự tin nói những điều mình biết, phong thái rụt rè thì ai sẽ tin những lời bạn nói. 

Ngược lại có khi Presale sẽ ký được hợp đồng chỉ vì độ duyên dáng, vui vẻ của họ làm khách hàng cảm thấy thiện cảm, tin tưởng và thích thú. Khi ai đó đã thích bạn thì bạn nói gì cũng hay, cũng đúng. Còn một khi bạn không có kỹ năng tiếp cận tâm lý khách hàng thì cơ hội của bạn chỉ còn rất nhỏ. 

presale
Presale cần nhiều kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp là cơ bản nhất với tất cả mọi người, không riêng gì Presale. Khi bạn có thể dễ dàng bắt chuyện với bất kỳ ai, độ tuổi nào, giới tính nào, địa vị ra sao thì mọi cuộc gặp gỡ đều trong không khí vui vẻ. Sự chào hỏi, bắt tay, mỉm cười cũng tạo nên kỹ năng mà người Presale cần học hỏi. 

Kỹ năng bán hàng cũng rất hữu ích với Presale. Bạn cần biết cách chào bán, tư vấn sao cho khách hàng cảm thấy bạn đang tư vấn vì lợi ích của khách hàng chứ không phải vì muốn nhận được hoa hồng. Đồng thời đứng trước những lời từ chối của khách, Presale cần có cách ứng biến phù hợp, không nên chịu thua quá sớm. 

Tiếp đến là kỹ năng làm việc độc lập. Khi gặp gỡ, tư vấn khách đa phần bạn sẽ đi một mình. “Một mình một ngựa” đứng trước khách hàng bạn sẽ xử lý như thế nào? Lúc này bạn cần phát huy tối đa kỹ năng làm việc độc lập. Tự tin, phân chia thời gian, có kế hoạch rõ ràng để tác chiến trên mọi mặt trận. Đồng thời luôn phòng ngừa rủi ro bằng những phương án dự trù vì không có đồng đội hỗ trợ bạn đâu. 

3.3 Thái độ 

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng thì thái độ cũng quan trọng không kém. Nếu bạn không thông minh, không có kỹ năng mềm thì cũng đừng vội nản lòng. Bạn vẫn có thể làm Presale được nếu luôn nỗ lực và kiên trì. Người ta nói “cần cù bù thông minh” chính là vậy. 

Bạn có thể tìm kiếm những tài liệu từ các anh chị đi trước để học tập, nâng cao kiến thức. Trau dồi kỹ năng mềm thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và thực hành thường xuyên. Khi bạn không bỏ cuộc thì nghề Presale cũng không bỏ bạn mà đi. Mọi người sẽ nhìn nhận những nỗ lực không mệt mỏi của bạn. Một ngày nào đó thành công sẽ gọi tên bạn. Tin tôi đi! 

4. Lời kết 

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu về Presale và những nhiệm vụ, tố chất của nghề này. Hiện nay Presale đang là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Vì họ được gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người và có mức hoa hồng cao. Công việc nhìn chung khá nhẹ nhàng và linh hoạt. 

Nếu muốn bạn có thể tìm hiểu thêm và apply vào một đơn vị nào đó. Biết đâu đấy, một ngày không xa bạn sẽ comment dưới bài viết này rằng “Hiện giờ mình đã là một Presale giỏi”.  

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine