Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tính EBIT và cách tính EBITDA một cách dễ hiểu. Bên cạnh đó là định nghĩa các thuật ngữ này để bạn hiểu, sau đó so sánh sự khác biệt giữa chúng bằng một ví dụ minh họa giúp bạn hiểu sâu và đúng hơn.
1. Khái niệm EBIT
EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là thu nhập trước thuế và lãi suất. Đây là một thuật ngữ tài chính được sử dụng để xác định lợi nhuận của một công ty trước khi khấu trừ lãi suất hoặc thuế. Hiểu đơn giản là thu nhập trừ đi chi phí nhưng chưa trừ lãi và thuế thu nhập.
EBIT rất được chủ doanh nghiệp quan tâm và sử dụng như một chỉ số để tính toán về khả năng sinh lời của công ty. Vì thế việc tính toán EBIT luôn là một nguồn phân tích quan trọng để chủ doanh nghiệp đó hiểu được hiệu suất hiện tại, từ đó có kế hoạch cho tương lai.
Nói cụ thể hơn thì EBIT giúp các công ty xác định được họ đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong thời gian vừa rồi. Sau đó là đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như: số tiền thích hợp để trả khoản nợ; hay số tiền họ có thể dùng để đầu tư vào hoạt động của công ty là bao nhiêu. Cách tính EBIT cũng không khó đâu, mời bạn đến với phần tiếp theo.
2. Cách tính EBIT
Có hai cách chính để bạn có thể tính được EBIT dễ dàng.
2.1. Cách 1: Cách tính EBIT từ tổng doanh thu
Bạn có thể tính EBIT từ tổng doanh thu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức là bạn lấy con số tổng doanh thu trong thời kì đó và trừ đi Giá vốn hàng bán (COGS) cũng như chi phí hoạt động. Công thức cho EBIT theo cách 1 có dạng như sau:
[EBIT] = [Tổng doanh thu một thời kỳ] – [COGS] – [Chi phí hoạt động]
Kết quả của phép tính này sẽ cho bạn biết tổng số lợi nhuận sau khi bạn đã trừ đi các khoản chi phí cho việc tạo ra sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh (*). Tất nhiên, như đúng tên gọi của nó, thì con số này là lợi nhuận trước khi bạn trừ bất kỳ khoản thuế hoặc lãi nào còn nợ.
*Chi phí hoạt động kinh doanh trong công thức này bao gồm các khoản như: tiền lương, tiền hoa hồng, chi phí đi lại cho nhân viên, khấu hao tài sản.
2.2. Cách 2: Cách tính EBIT từ thu nhập ròng
Bạn cũng có thể tính EBIT từ thu nhập ròng (hay còn gọi là lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế và lãi suất) của mình. Bạn có thể tính EBIT bằng cách làm theo công thức sau:
[EBIT] = [Thu nhập ròng] + [Tiền lãi] + [Thuế]
3. EBIT có quan trọng không?
Câu trả lời là EBIT rất quan trọng vì nó đo lường lợi nhuận mà một công ty kiếm được chỉ từ hoạt động kinh doanh.
Nó cung cấp thông tin chi tiết và có giá trị giúp cho các chuyên gia tài chính, cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được sản phẩm và dịch vụ của họ tạo ra thu nhập tốt như thế nào.
Nó cũng giúp các nhà đầu tư quyết định công ty nào là công ty tốt nhất để đầu tư dựa trên khả năng sinh lời và thành công tổng thể của các công ty đó.
Các nhân viên tài chính và các kế toán viên sử dụng EBIT làm thước đo để xác định liệu một công ty có tạo ra đủ thu nhập để trang trải các chi phí như nợ và tài trợ cho các hoạt động tiếp tục trong khi vẫn giữ được lợi nhuận hay không.
4. EBITDA so với EBIT
4.1. EBITDA là gì?
EBITDA là viết tắt của cụm từ “Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization” có nghĩa là “Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay”. Như vậy chúng ta có thể thấy EBIT và EBITDA là hai khái niệm khác tương đồng nhau. Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn giữa chúng mời bạn đến phần dưới đây.
4.2. Cách tính EBITDA so với cách tính EBIT
Đúng theo tên gọi, bạn đã nhận được sự khác biệt đầu tiên là về cách tính toán: EBIT được dùng để xác định một số tiền lợi nhuận của công ty trong một thời kỳ trước khi trừ lãi và thuế. Còn EBITDA được sử dụng để xác định một số tiền lợi nhuận trước khi trừ lãi, thuế và cả khấu hao nữa.
4.3. Mục đích
Vậy tại sao lại phải có nhiều thuật ngữ và phải tính toán nhiều công thức như vậy?
Đó là vì một công ty tính toán EBIT để xác định họ có bao nhiêu thu nhập trong quá trình hoạt động. Trong khi đó EBITDA lại được xác định để xác định dòng tiền hoặc tổng lượng tiền chảy vào và ra khỏi một doanh nghiệp. Như vậy, EBITDA thể hiện được tính thanh khoản của một doanh nghiệp.
4.4. Phân tích sâu
Khi tính EBIT của một công ty, các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể rút ra các suy luận về mức độ hoạt động của công ty đó.
Còn khi tính EBITDA thì các lãnh đạo có thể xác định được mức chi tiêu của công ty đó để thực hiện các khoản đầu tư mới.
Trong một số trường hợp, một công ty có thể hoạt động tốt nhưng có dòng tiền tương đối ít để chi tiêu hoặc có nhiều dòng tiền nhưng không hoạt động tốt trong kỳ báo cáo. Chính vì thế các nhà lãnh đạo công ty cần sử dụng cả EBIT và EBITDA cùng nhau để thấy được bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tài chính của công ty mình.
5. Cách tính EBITDA
EBITDA có hai cách tính dễ dàng không kém gì cách tính EBIT như sau:
5.1. Cách 1: Tính EBITDA từ EBIT
Bạn có thể tính EBITDA từ EBIT sẵn có của mình.Công thức là bạn hãy cộng khấu hao và khấu hao trở lại vào tổng EBIT của bạn:
[EBITDA] = [EBIT] + [Khấu hao]
5.2. Cách 2: Tính EBITDA từ thu nhập ròng
Cũng giống như cách tính EBIT, bạn cũng có thể tính EBITDA từ thu nhập ròng của mình. Bởi vì đơn giản thu nhập ròng cho biết thu nhập sau khi tất cả các khoản khấu trừ được hạch toán, không chỉ riêng gì chi phí hoạt động.
Để tính, bạn hãy cộng lãi, thuế, khấu hao vào thu nhập ròng của mình:
[EBITDA] = [Thu nhập ròng] + [Tiền lãi] + [Thuế] + [Khấu hao]
Nếu bạn không có sẵn EBIT để tính EBITDA thì việc sử dụng lợi nhuận ròng cũng giúp bạn tính được đúng kết quả đó. Tuy nhiên công thức dài hơn và bạn phải thực hiện nhiều tính toán hơn. Vì thế mọi người thường thích sử dụng EBIT để tính vì nó đơn giản.
6. Ví dụ về EBIT
Đối với các nhà đầu tư, việc xem xét EBIT của nhiều công ty có thể giúp họ biết được công ty nào là đầu tư tốt nhất.
Ví dụ: một nhà đầu tư cá nhân so sánh các quyền chọn cổ phiếu có thể sử dụng EBIT để xác định lợi nhuận của một công ty trước khi nó bị đánh thuế.
Điều này rất hữu ích vì nếu một công ty nhận được một khoản giảm thuế do các chính sách ưu đãi thuế hoặc luật thuế mới, thì công ty đó sẽ tăng lợi nhuận trong các báo cáo tài chính.
Xem thêm: Bitdeal là gì? Có còn đáng để đầu tư nữa hay không?
7. Kết
Thực ra tìm hiểu đến đây là bạn đã hiểu về hai chỉ số này rồi. Nhưng còn một câu hỏi nữa nhiều bạn thắc mắc là: Liệu EBIT hay EBITDA quan trọng hơn?
Câu trả lời là không có cái nào quan trọng hơn cái kia cả, vì chúng đều có mục đích và giá trị riêng. Nếu công ty của bạn đang muốn xác định thu nhập từ hoạt động kinh doanh, họ sẽ muốn tính EBIT. Mặt khác, nếu công ty muốn xác định dòng tiền thì họ sẽ dùng EBITDA. Chúc bạn tuần thục cách tính EBIT và EBITDA để phân tích được những vấn đề mình quan tâm.
Tổng hợp: toptradingforex.com