Network là gì? Sự khác nhau giữa các loại network hiện nay

Bạn có đang sử dụng máy tính bảng, laptop hay điện thoại thông minh không? Đó là những thiết bị network trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Xung quanh chúng ta hằng ngày có rất nhiều thiết bị, phần mềm sử dụng network. Vậy network là gì? Có những loại nào và sự khác nhau giữa chúng là gì. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Network là gì?

Trong công nghệ thông tin, network (mạng lưới) là sự kết nối giữa hai hay nhiều hệ thống máy tính trở lên với mục đích chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu và giao tiếp với nhau. Đây là một trong những thứ vô cùng thiết yếu trong xã hội ngày nay.

Network trong công nghệ thông tin
Network trong công nghệ thông tin

Một ví dụ cơ bản đó là internet. Internet phủ sóng và kết nối hàng triệu người trên toàn thế giới. Ví dụ, trong một hộ gia đình, internet kết nối toàn bộ các thiết bị như máy tính, tivi thông minh, điện thoại thông minh… các thiết bị network đều được kết nối.

Mạng kết nối này được sử dụng rất rộng rãi và có nhiều lợi ích đối với đời sống của con người. Thực tế ngày nay, chúng ta sử dụng mạng để phục vụ đời sống của mình. Các công ty rất cần chúng, nếu không truy cập mạng thì có thể bị ảnh hưởng rất nhiều, bị ngắt kết nối, không thể giao tiếp lẫn nhau.

1.1 Lợi ích

Network có nhiều ưu điểm, dưới đây là một số lợi ích của chúng trong cuộc sống của chúng ta:

  • Giúp con người chia sẻ thông tin và dữ liệu, cho phép mọi người có thể truy cập vào một cơ sở dữ liệu, kiểm soát và cùng làm việc với nhau qua cơ sở dữ liệu đó. Qua đó, mạng lưới nâng cao được tính bảo mật trong việc chia sẻ thông tin chung
  • Giao tiếp liên lạc qua chat, email, nhắn tin, video-call một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Network giúp con người liên lạc dễ dàng, nhanh chóng hơn trên toàn thế giới
Network giúp con người liên lạc dễ dàng, nhanh chóng hơn trên toàn thế giới
  • Dễ dàng hơn trong việc chia sẻ việc sử dụng thiết bị như máy in, máy scan,… Ví dụ việc sử dụng chung máy in, cho phép tất cả những người dùng chung network có thể sử dụng 1 máy in.
  • Chia sẻ phần mềm, tiết kiệm chi phí mua phần mềm bản quyền. Ví dụ một doanh nghiệp mua bản quyền phần mềm gói business cho toàn nhân viên viên sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

1.2 Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích thì network cũng gặp một số nhược điểm:

  • Viruses và những phần mềm độc hại có thể lây lan sang các máy tính khác trong toàn bộ mạng máy tính một cách dễ dàng.
  • Tiềm ẩn nguy cơ bị hack, vì thế phải có những biện pháp bảo mật để ngăn chặn. Đặc biệt là đối với những mạng lưới diện rộng rất dễ bị hack.
  •  Việc quản lý một tệp cơ sở dữ liệu với một lượng thông tin lớn, phức tạp đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết cao.

2. Các loại network

Có 11 loại đang được sử dụng hiện nay:

  • Local Area Network (LAN)
  • Wide Area Network (WAN)
  • Metropolitan Area Network (MAN)
  • Personal Area Network (PAN)
  • Wireless Local Area Network (WLAN)
  • Campus Area Network (CAN)
  • Storage – Area Network (SAN)
  • System – Area Network (also refer to as SAN)
  • Virtual Private Network (VPN)
  • Enterprise Private Network (EPN)
  • Passive Optical Local Area Network (POLAN)

3. Sự khác nhau giữa các network

Ngày nay, có rất nhiều network được sử dụng trên toàn thế giới nhưng các loại được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Local Area Network (LAN)
  • Wide Area Network (WAN)
  • Wireless Local Area Network (WLAN)
  • Metropolitan Area Network (MAN)

3.1 Local Area Network (LAN)

LAN (Mạng cục bộ) là một mạng được sử dụng, kết nối các thiết bị trong một khu vực nhỏ, phổ biến nhất và cơ bản nhất chúng ta thường gặp. Các khu vực này có thể là trường học, bệnh viện, cơ quan, văn phòng, hay gặp nhất là trong nhà của chúng ta. Các thiết bị sử dụng network như máy tính, điện thoại, máy in, tivi thông minh,…

Kiểu kết nối của Local Area Network (LAN)
Kiểu kết nối của Local Area Network (LAN)

Ví dụ: Hằng ngày bạn đang sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại, tivi,… kết nối được với mạng wifi trong gia đình hay ở nơi làm việc, có nghĩa là bạn đang sử dụng mạng LAN.

Việc sử dụng mạng LAN có thể chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu và giao tiếp qua lại giữa các thiết bị với nhau.

Nên sử dụng mạng LAN khi nào:

+ Khi bạn có nhiều người dùng tại một địa điểm, khu vực.

+ Khi bạn cần giao tiếp, chia sẻ thông tin, dữ liệu qua lại giữa các thiết bị với nhau trong một khu vực nhỏ.

Khi nào không nên sử dụng mạng LAN: Khi khoảng cách giữa các thiết bị và kết nối giữa người dùng quá lớn.

3.2 Wide Area Network (WAN)

WAN (Mạng diện rộng) là mạng sử dụng trong khu vực địa lý rộng lớn, trải dài trên các thành phố, các quốc gia. Hầu như các mạng WAN được tạo ra khi được kết nối các mạng LAN lại với nhau.

Ví dụ về mạng WAN như internet, các máy tính được kết nối với nhau, cho phép kết nối các người dùng lại trên toàn thế giới, bạn ở Việt Nam có thể dùng các thiết bị sử dụng network để liên lạc với người dùng ở Hoa Kỳ chỉ trong vài giây thông qua webcam và micro mà không cần phải gọi vào số điện thoại

Nên sử dụng mạng WAN khi bạn cần kết nối ở những vùng địa lý rộng lớn.

Lưu ý khi sử dụng mạng WAN: chi phí sử dụng có thể rất đắt và bạn phải đặc biệt quan tâm về hiệu suất sử dụng của chúng.

3.3 Wireless Local Area Network (WLAN)

WLAN (Mạng cục bộ không dây) – Nó hoạt động giống như mạng LAN, nhưng thông qua các kết nối không dây như Bluetooth hay wifi. Cho phép người dùng có thể sử dụng và kết nối mạng khi di chuyển xung quanh vùng phủ sóng như văn phòng, tòa nhà mà không cần dây cáp để duy trì việc kết nối mạng.

Cách hoạt động của Wireless Local Area Network (WLAN)
Cách hoạt động của Wireless Local Area Network (WLAN)

Mạng WLAN thường được sử dụng tín hiệu sóng với tần số cao, tốc độ đường truyền dữ liệu network  cao, cho phép các thiết bị liên kết với nhau chia sẻ dữ liệu mà không cần kết nối không dây.

Nên sử dụng mạng WLAN khi di chuyển mà vẫn phần sự kết nối mạng vì các thiết bị thông minh hiện nay bạn sử dụng đều hỗ trợ kết nối mạng không dây này.

Lưu ý khi sử dụng mạng WLAN: Tốc độ đường truyền tín hiệu và hiệu suất sử dụng là 2 yếu tố bạn cần ưu tiên quan tâm nhất khi sử dụng loại mạng này.

3.4 Metropolitan Area Network (MAN)

MAN (Mạng đô thị) là mạng kết nối nhiều yếu tố từ hai mạng LAN và WAN. MAN lớn hơn LAN nhưng nhỏ hơn mạng WAN.

Mô hình kết nối của Metropolitan Area Network (MAN)
Mô hình kết nối của Metropolitan Area Network (MAN)

Mạng MAN kết nối các máy tính trải dài trên toàn bộ khu vực địa lý, có thể trải dài trên một số tòa nhà hoặc một khu đô thị, thành phố, thị xã. Tốc độ truyền dữ liệu của mạng lưới này cực kì hiệu quả và có thể cung cấp thông tin liên lạc một cách nhanh chóng qua các sóng như cáp quang.

Nên sử dụng mạng MAN khi bạn cần giao tiếp qua lại trên một khu vực địa lý nhất định, bạn cần đảm bảo mình có các thiết bị có khả năng kết nối mạng.

4. Lời kết

Với những kiến thức trên, bạn cũng đã có được những thông tin và biết được network là gì. Các loại phổ biến hiện nay và so sánh được sự khác nhau giữa chúng. Vì thế, mạng này hiện nay có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine