Bạn ra trường và đang mong muốn tìm kiếm việc làm. Bạn tham khảo các công ty, các chỗ làm và muốn nộp đơn xin việc. Đầu tiên bạn sẽ phải tham gia vào bước phỏng vấn của các nơi tuyển dụng để ứng tuyển. Chính vì vậy mà phỏng vấn xin việc đang được nhiều người quan tâm. Làm thế nào để phỏng vấn hiệu quả và mang lại kết quả tốt nhất. Đó luôn là một trong những chủ đề đáng được quan tâm và biết đến. Dựa vào các mô hình star trong phỏng vấn người ta sẽ đặt ra được những tiêu chuẩn cũng như biết được tiềm năng của người phỏng vấn thông qua các câu hỏi và các kỹ năng cần thiết. Mô hình Star trong phỏng vấn là một mô hình mới lạ và đang thu hút rất nhiều người.
Phỏng vấn là gì?
Với mục đích nắm được các thông tin cơ bản cũng như điều kiện chủ yếu thì các nhà tuyển dụng hay các công ty cơ sở việc làm sẽ tổ chức ra các buổi gặp mặt giữa các ứng viên và nhà tuyển dụng. Theo đó thì các ứng viên sẽ phải trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra liên quan đến thông tin cá nhân và việc làm. Qua đó nhà tuyển dụng có thể hiểu được và nắm được các thông tin cơ bản cũng như biết được mong muốn của các ứng viên về vị trí việc làm.
Việc đánh giá và khảo sát tình hình các ứng viên để lựa chọn ra các ứng viên sáng giá nhất và phù hợp với từng công việc là mục tiêu chính của các buổi gặp mặt phỏng vấn này. Phỏng vấn với nhiều hình thức nhưng chủ yếu là gặp mặt trực tiếp đối diện để thực hiện trao đổi thông tin. Ngoài ra các ứng viên cũng có thể đặt ra những câu hỏi cho các nhà tuyển dụng về các vấn đề mà họ chưa rõ và sẽ được các nhà tuyển dụng giải đáp các thắc mắc một cách đầy đủ nhất.
Mô Hình Star trong phỏng vấn là gì
Đối với các nhà tuyển dụng và các ứng viên thì đây là một mô hình rất phổ biến và được dùng nhiều nhất khi đi phỏng vấn. Mô hình này là mô hình nhằm cho phép người dùng có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng những câu hỏi liên quan đến tình huống theo một trình tự hợp lý và cụ thể như sau:
Đầu tiên là Situation: Đây sẽ là bước giới thiệu về các thông tin cơ bản của sự việc, dự án hay cũng có thể là những thử thách phải đối mặt hay đã gặp.
Thứ hai đó chính là task: Đây là những trách nhiệm hay những nhiệm vụ cơ bản mà người đi ứng tuyển, thực hiện trong các tình huống đã được đưa ra trước đó.
Tiếp theo đó chính là Action: Ở bước này thì bạn, đưa ra được về vấn đề những gì bạn đã giải quyết và hoàn thành công việc của mình như thế nào cho hợp lý.
Bước cuối cùng chính là result: Đó chính là kết quả mà bạn thực hiện được qua những gì bạn đã làm và đúc kết lại được những kinh nghiệm cho mình.
Qua việc thực hiện các bước ở trên theo một cách trình tự thì các ứng viên sẽ có thể đưa ra được một cách khoa học về cách sắp xếp các công việc theo thứ tự trước sau và tập trung vào các Ý chính trong quá trình phỏng vấn đến nhà phỏng vấn có thể hiểu được. Đây cũng là một việc làm để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các nhà tuyển dụng vì họ sẽ nhận thấy được những ứng viên sáng giá qua việc biết sắp xếp các công việc cũng như trình tự một cách hợp lý.
Và quan trọng hơn cả là chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ và cần thực hành luyện tập trước đó.
Hiệu quả của việc sử dụng mô hình Star.
Sử dụng mô hình star trong phỏng vấn sẽ giúp bạn thực hiện được các bước theo một trình tự hợp lý và có kế hoạch.
Bạn sẽ tự tin hơn trong các bước và đã chuẩn bị được thật kỹ các kiến thức của mình. Qua đó nhà tuyển dụng có thể hiểu được và biết được khả năng của bạn.
Ngoài ra bạn có thể hiện thể hiện được những ưu nhược điểm của mình để làm nổi bật những công việc và những kinh nghiệm.
Mô hình này đem lại hiệu quả vô cùng to lớn đối với chúng ta. Giúp chúng ta nhiều trong các công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Ứng dụng mô hình Star trong phỏng vấn sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc làm và tăng thêm khả năng được ứng tuyển vào vị trí thích hợp như mong muốn của mình.