Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ứng dụng trong kinh doanh

Xây dựng với giả thiết: “Con bướm đập cánh ở Brazil liệu có tạo ra cơn lốc xoáy ở Texas hay không?”, đây đã trở thành một phát hiện mang tính lịch sử với tên gọi Hiệu ứng cánh bướm. Vậy hiệu ứng cánh bướm là gì? Nó giúp ích gì trong việc kinh doanh?

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm là lí thuyết cho rằng đôi cánh của một con bướm tạo ra những thay đổi nhỏ trong khí quyển có thể gây ra một cơn lốc xoáy. Điều này có nghĩa một thay đổi nhỏ khi bắt đầu có thể dẫn đến những kết quả cực kỳ khác biệt.

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ứng dụng trong kinh doanh
Hiệu ứng cánh bướm là lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh

Lý thuyết này về cơ bản nói rằng những hành động nhỏ có thể gây ra hậu quả đáng kể hơn bao giờ hết bạn tưởng tượng hoặc dự định. Nó vẫn luôn hiện hữu liên tục trong suốt cuộc đời của chúng ta. Ví dụ như trước đây bạn không hề có hứng thú với âm nhạc, nhưng nhờ một lần tình cờ được mời đến một buổi biểu diễn, bạn ngay lập tức bị cuốn hút, và thay đổi định hướng tương lai sang làm ca sĩ. Hay là một chuyến đi không mong muốn, nhưng lại giúp bạn gặp được một người bạn thân cùng đồng hành với bạn suốt hành trình cuộc đời. Chỉ một tác động nhỏ ban đầu, cuộc đời của bạn đã rẽ sang một trang khác.

Bên cạnh hiệu ứng tích cực, hiệu ứng cánh bướm cũng tồn tại nhiều trường hợp tiêu cực. Ví dụ như một hôm bạn muốn thử đi làm trên một con đường mới mà mình chưa từng đi, sau đó vô tình gặp một tai nạn nghiêm trọng. Chỉ một hành động nhỏ là đi đường vòng thay vì đường quen thuộc, cuộc đời của bạn đã bị ảnh hưởng mạnh.

Lý thuyết hiệu ứng cánh bướm được áp dụng rất nhiều trong kinh doanh. Nó giúp chúng ta có một lăng kính mới để có cái nhìn đa chiều hơn và dự báo tương lai chính xác hơn.

2. Hiệu ứng cánh bướm có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?

Thực chất, thị trường có thể coi như là một hệ thống chứa đựng sự phức tạp và có nhiều biến động. Thực tế, có nhiều thay đổi lớn hiện nay được bắt nguồn từ một sự kiện nhỏ trong quá khứ. Do đó, việc dự đoán tương lai là cực kỳ khó khăn. Sự thành bại của doanh nghiệp chịu tác động rất lớn bởi những yếu tố ngẫu nhiên. Đây là kết quả của tác động theo cấp số nhân của các kích thích tương đương về mặt kinh tế của hiệu ứng này. Nếu áp dụng được hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ có khái nhìn khách quan hơn và có kế hoạch phòng nghừa rủi ro tốt hơn.

Ở góc độ tích cực, các doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu ứng này bằng cách kết hợp các hành động tích cực nhỏ, từ đó giúp mang lại kết quả tốt sau này. Những hành động nhỏ mà doanh nghiệp không nghĩ tới có thể mang đến thành công và lượng khách hàng không ngời đến.

Có thể nói, lý thuyết này tác động đến 3 đối tượng chính trong kinh doanh:

Người lao động

Richard Branson từng nói rằng nhân viên đến trước chứ không phải khách hàng. Nếu nhân viên được quan tâm đầu tiên, thì đương nhiên họ sẽ quan tâm đến khách hàng.

Thông thường việc đối xử tệ với nhân viên sẽ dẫn đến hệ quả là lao động kém hiệu quả và trì trệ. Hơn nữa, nếu giả thuyết này xảy ra, nhân viên sẽ đẩy nỗi uất hận đó đến với khách hàng của doanh nghiệp, và lan tỏa năng lượng tiêu cực đến các nhân viên mới.

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ứng dụng trong kinh doanh
Định nghĩa của hiệu ứng cánh bướm

Có nghĩa là, cách bạn đối xử với nhân viên của mình ít nhất phải quan trọng như cách bạn đối xử với khách hàng của mình. Tâm lý học cơ bản cho chúng ta biết rằng một chủ doanh nghiệp/sếp đối xử công bằng và tích cực với nhân viên của mình sẽ khiến họ làm điều tốt đẹp đó với những vị khách mà họ tiếp xúc. Đối xử tệ với nhân viên đi cùng hiệu ứng nhỏ giọt có thể sẽ khiến khách hàng của bạn cuối cùng rời đi.

Doanh nghiệp nên dành thời gian để khen nhân viên của mình đồng thời khuyến khích họ khen lẫn nhau. Một hành động nhỏ khi khen một người có khả năng lan truyền những rung cảm tốt đẹp trong tổ chức rất nhanh chóng. Từ đó, những năng lượng tích cực phát triển được truyền lại cho người tiêu dùng.

Khách hàng

Khách hàng là mạch máu của một doanh nghiệp, nhưng vô số tổ chức lại dùng dịch vụ chăm sóc khách hàng gây khó chịu.

Một số chủ doanh nghiệp không có khái niệm về đền bù thiệt hại mà họ gây ra cho doanh nghiệp của họ. Điều đó xuất phát từ sự keo kiệt trong dịch vụ khách hàng và giải quyết khiếu nại. Người quản lý / chủ doanh nghiệp nên xem vấn đề do khách hàng nêu ra là cơ hội hoàn hảo để phát huy hiệu ứng này. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chịu trách nhiệm về việc có một khách hàng không hài lòng ngay và xử lý nó. Bằng cách hạ mình để thỏa mãn khách hàng, thậm chí có thể mất một ít tiền trong giao dịch, bạn có thể khiến khách hàng có trải nghiệm tốt hơn và quay trở lại.

Những lời phàn nàn của khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi nhiều lời phàn nàn có lẽ là không hợp lý, nhưng nhiều lời phàn nàn khác cung cấp những phản hồi có giá trị giúp công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hành động đáp lại từng lời phàn nàn với sự duyên dáng và đồng cảm để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng và đảm bảo họ sẽ tiếp tục quay lại.

Các bên liên quan

Các doanh nghiệp thường phạm sai lầm khi coi thường cổ đông. Một số ví dụ về hiệu ứng cánh bướm có thể thấy bao gồm các thông báo mơ hồ, không thường xuyên hoặc được cố ý dùng từ ngữ để che giấu kết quả xấu.

Thực tế, họ nên được đối xử bằng cách giao tiếp cởi mở và minh bạch. Các bên liên quan như nhà cung cấp, nhà phân phối và cộng đồng cũng nên được chú trọng và giữ mối quan hệ tốt đẹp.

Một doanh nghiệp phát triển dù là nhà nước hay tư nhân, đều không thể chống lại những người đã quyết định đặt tiền vào sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy đối xử với họ như họ là những quý nhân của công ty, đặc biệt nếu bạn muốn họ mua thêm cổ phiếu, góp thêm cổ phần hoặc hợp tác lâu dài và xem điều gì sẽ xảy ra khi họ nói với đối tác của họ về một công ty đang hoạt động hiệu quả – chính là công ty của bạn. Lý thuyết này cũng nên được áp dụng cho các nhà cung cấp, đối tác kinh doanh và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Đó chỉ đơn giản là một cách thông minh để duy trì những điều có lợi.

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ứng dụng trong kinh doanh
Hiệu ứng cánh bướm ảnh hưởng từ mỗi nhân viên đến cả doanh nghiệp

3. Bài học rút ra từ hiệu ứng cánh bướm

Từ những ví dụ về hiệu ứng cánh bướm ở trên chúng ta có thể rút ra những bài học từ lý thuyết trên mà có ứng dụng hiệu quả trong kinh doanh như sau:

  • Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh mô tả khả năng các hành động nhỏ theo thời gian mang lại kết quả tích cực lớn trong tương lai.
  • Con người là khía cạnh quan trọng nhất của hiệu ứng trong kinh doanh. Nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác phải được đánh giá cao về vai trò tương ứng của họ trong việc duy trì khả năng hoạt động.
  • Để nắm bắt tâm lý của hiệu ứng này, một thái độ tích cực là chìa khóa. Các nhà quản lý và nhân viên đều phải trở thành hình mẫu cho sự tích cực bằng cách để các vấn đề cá nhân ở nhà và dành những thái độ tích cực cho công việc tại cơ quan làm việc.

Tóm lại, trong thế giới kinh doanh, độ nhạy cảm của một hệ thống đối với các yếu tố đầu vào là rất lớn, yêu cầu chủ doanh nghiệp, nhân viên và đối tác trong doanh nghiệp phải đối xử với mọi người mà họ tiếp xúc như chính họ muốn được đối xử. Một khách hàng nói với 10 người về trải nghiệm tích cực của họ. Mỗi người trong số 10 người đó kể thêm 10 người nữa, v.v. Đó là cỗ máy truyền miệng lý tưởng. Hiểu được hiệu ứng cánh bướm là gì sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp của bạn lớn mạnh hơn từng ngày.

Tổng hợp: toptradingforex.com

Google search engine