Mô hình SWOT tồn tại để phục vụ cho quá trình phân tích và xác lập những kế hoạch trong quá trình marketing hay kinh doanh của một tổ chức. Xoay quanh 4 tiếu tố quan trọng của mô hình SWOT, nó phân tích được cơ hội và thách thức doanh nghiệp phải đối mặt từ đó tận dụng hiệu quả điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để đưa ra được một chiến lược hoạt động hiệu quả nhất. Hãy cùng phân tích sâu hơn về mô hình SWOT có những đặc điểm và cách sử dụng như thế nào.
1. Mô hình SWOT là gì?
Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats chính là những yếu tố cấu thành nên SWOT với ý nghĩa lần lượt là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Có thể nói Mô hình SWOT là kinh điển trong việc phân tích thực trạng doanh nghiệp và đưa ra một kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đại diện cho những tiềm lực, nguồn lực mà tổ chức, doanh nghiệp có được sẽ được thể hiện qua hai mặt đó là điểm mạnh và điểm yếu. Hai khía cạnh này sẽ phản ánh lên doanh nghiệp đang có được những gì và những vấn đề còn thiếu sót. Điểm mạnh là điều tổ chức nên tận dụng thật tốt và điểm yếu là điều mà tổ chức cần khắc phục và cải thiện.
Những yếu tố bên ngoài tác động và định hướng phần nào chiến lược của doanh nghiệp đó là thách thức và cơ hội. Những vấn đề này có thể nhắc đến như thị trường chung, những đối thủ cùng ngành, nguồn nguyên liệu,… các quy định của thị trường và pháp luật…
2. Những nhân tố chính trong mô hình SWOT?
Ngày nay, mô hình SWOT đã không còn lạ gì đối với những hoạt động của tổ chức kinh doanh trên thị trường. SWOT dựa vào những gì đang diễn ra của doanh nghiệp sau đó phân tích và đưa ra được kế hoạch hoạt động phù hợp với thế mạnh của mình.
Chung quy lại quá trình sử dụng SWOT sẽ xoay quanh các yếu tố đó là Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và thách thức. Từ những vấn đề này sẽ định hình và giúp bạn xác định được các chiến lược tối ưu cho quá trình kinh doanh.
S – Strengths: Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng khi nó giúp xác định được những nguồn lực mạnh bên trong tổ chức. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ biết được lợi thế của sản phẩm mình đang có so với đối thủ. Việc tìm ra được điểm mạnh sẽ giúp tổ chức tận dụng tốt khả năng của mình tạo nên được ưu điểm lớn khi đưa sản phẩm ra thị trường để cạnh tranh cùng những đối thủ cùng lĩnh vực.
W – Weaknesses: Chính là những điều doanh nghiệp chưa hoàn thiện hay nói cách khác tại những điểm này doanh nghiệp đang yếu hơn so với đối thủ khác trong ngành. Doanh nghiệp cần tìm cách cải thiện và giải quyết điểm yếu.
O – Opportunities: Yếu tố bên ngoài này sẽ tác động đến rất nhiều về định hướng phát triển của tổ chức. Hướng đến cơ hội đang rộng mở để sử dụng các điểm mạnh một cách phù hợp.
T – Threats: Đây cũng là yếu tố bên ngoài sẽ có tác động ngược lại so với cơ hội khi nó mang đến những khó khăn làm giảm đi sự phát triển của tổ chức.
3. Những lĩnh vực có thể áp dụng hiệu quả mô hình SWOT?
Mô hình SWOT đã trở nên phổ biến chính vì thế mà cách thức áp dụng để phân tích và khảo sát đối thủ cũng được diễn ra trong nhiều lĩnh vực trên thị trường. Người phân tích sẽ có một góc nhìn bao quát về các dự án cũng như những nhân tổ trong thị trường chung. Một số những lĩnh vực có thể sử dụng hiệu quả nhất khi áp dụng SWOT như:
Đưa ra chiến lược định hướng xây dựng doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch marketing, truyền thông hiệu quả.
Dùng SWOT để nhận định chất lượng sản phẩm mới.
Tạo nên những kế hoạch mới, ý tưởng mới.
Nâng cao thế mạnh của tổ chức.
Hạn chế điểm yếu.
Xây dựng và quản lý tốt bộ máy nhân sự, cơ cấu phòng ban…
4. Làm thế nào để sử dụng mô hình SWOT hiệu quả?
Để điều hành, quản lý một hệ thống, tổ chức thì bản thân người quản lý nên áp dụng mô hình SWOT. Những để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi những thành phần trong mô hình cần phải thực hiện một cách đồng loạt. Mô hình SWOT không chỉ được hiện một cách đơn lẻ mà cần áp dụng vào một nhóm nhiều người với đầy đủ các thành phần thì mới mang lại hiệu quả tốt.
Đã là một thành phần trong mô hình của một tổ chức thì các cá nhân đều có thể đóng góp vào quá trình SWOT. Không chỉ những nhà quản lý mới triển khai được mô hình mà cho đến người bán hàng, chăm sóc khách hàng,.. đều có thể tham gia vào SWOT. Đây cũng có thể được xem là một mô hình giúp gắn kết những cá nhân trong một tổ chức lại với nhau thông qua các đóng góp, xây dựng.
Thông qua quá trình SWOT, doanh nghiệp có thể biết được những lợi thế mà mình đang sở hữu, biết được những điểm chưa hoàn thiện để khắc phục. Nắm bắt được cơ hội mà doanh nghiệp nhận được trong thị trường chung và tìm ra những giải pháp phù hợp khi các khó khăn xảy ra trong tương lai dựa vào những yếu tố mà thách thức mang lại.
5. Những yếu tố cấu thành nên SWOT trong thực tế
5.1 Điểm mạnh
Điểm mạnh trong mô hình SWOT thực tế sẽ bao gồm những yếu tố trong doanh nghiệp như:
Nguồn nhân lực của tổ chức, lợi thế về tài chính, vốn đầu tư…
Kinh nghiệm hoạt động trên thị trường.
Những lợi thế về truyền thông, marketing…
Khả năng phục vụ khách hàng và sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao.
Sở hữu những giấy phép chứng nhận uy tín.
Quy trình hoạt động tiên tiến, tối ưu cùng những tiến bộ về kỹ thuật, sản xuất.
Doanh nghiệp có truyền thống, văn hóa tốt.
5.2 Điểm yếu
Tương tự như những điểm mạnh, dựa vào những danh mục các yếu tố tạo nên một doanh nghiệp để định hình các điểm yếu còn tồn tại, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để xử lý. Giải quyết được các điểm yếu sẽ giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả hơn.
5.3 Cơ hội
Đây chính là những tác động bên ngoài đến doanh nghiệp những theo chiều hướng tích cực. Nắm bắt được yếu tố này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.
Những cơ hội trong thực tế có thể nhắc đến như:
Nắm bắt được xu hướng phát triển dựa theo tiến bộ công nghệ.
Cập nhật nhanh, thay đổi theo những quy định của chính phủ về lĩnh vực của mình.
Thay đổi trong dân số, lối sống, xã hội…
Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
5.4 Thách thức
Thách thức là tác động bên ngoài nhưng theo chiều hướng tiêu cực hay còn có thể gọi chúng là mối đe dọa, rủi ro.
Những thách thức này bao gồm các yếu tố như sự cạnh tranh của những doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, rủi ro theo nhiều mặt như tài chính. Những điều này diễn ra sẽ tạo nên những tác động xấu đến quá trình hoạt động.
Ngoài ra những rủi ro không thể đo lường trước được cũng có thể xảy ra như những biến động về thị trường, hay các quy định về ngành bị thay đổi…
6. Tổng kết
Mô hình SWOT mang lại những tác động tích cực trong phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp khi đề cập đến nhiều khía cạnh của tổ chức. Để quản lý hết những yếu tố tác động đến quá trình vận hành một doanh nghiệp, SWOT là một yếu tố cần được áp dụng trong quá trình điều hành một tổ chức.