Quản trị rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tài chính

Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của thị trường kinh tế cũng đều sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Quá trình quản trị rủi ro sẽ xoay quanh những vấn đề đó là phân tích, xác định, giảm thiểu thậm chí là chấp nhận rủi ro có thể xảy ra. Một điều mà những chuyên gia có thể chắc chắn với bạn rằng đó là lợi nhuận lúc nào cũng song hành cùng rủi ro. Vì thế quản trị rủi ro chính là quá trình hạn chế thấp nhất những nguy cơ này.

1. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là quá trình nghiên cứu, đánh giá, quản lý và kiểm soát những tình huống có thể xảy ra để có thể hoàn thành được mục tiêu cuối cùng. Quá trình này giúp hạn chế nguy cơ và đảm bảo đạt được thành công tốt hơn.

Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.

Thông qua việc chú trọng vào việc quản lý rủi ro, những nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả hơn để ngăn chặn các trường hợp xấu xảy ra. Nhờ quá tình này mà doanh nghiệp có thể tự tránh được những chi phí không đáng có và gia tăng hiệu quả vận hành.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quá trình lý rủi ro diễn ra ở bất cứ đâu, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Nhà đầu tư sẽ phải phân tích và cân nhắc xem nên mua trái phiếu công ty hay của kho bạc, hay những tổ chức tài chính đánh giá xem khoản vay này có khả thi hay không trước khi giải ngân. Toàn bộ quá trình là công cuộc kiểm soát rủi ro trong lúc thực hiện dự án. Hay đối với thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư tập tham gia vào những loại hình hợp đồng tương lai hay quyền chọn, những cách thức đa dạng danh mục đầu tư hay phân bổ tài sản một cách đa dạng cũng là phương pháp để phòng tránh rủi ro.

2. Đánh giá mức độ và phân loại rủi ro

Quản trị rủi ro một cách không chính xác sẽ mang đến những hậu quả khôn lường cho tổ chức. Điều này có thể thấy rõ nhất vào cuộc khủng hoảng vào thời điểm 2007, xuất phát từ quá trình quản lý không hiệu quả những rủi ro tiềm ẩn bên trong. Trong đó có những trường hợp cho các cá nhân tín dụng kém vay vốn. Đã gây ra những ảnh hưởng tồi tệ đến nền kinh tế thế giới. Vì vậy việc đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra là việc vô cùng quan trọng.

Quản trị rủi ro
Xác định mức độ rủi ro và phân loại.

Mức độ rủi ro được xác định bởi hai yếu số sau:

Rủi ro = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng tình huống xảy ra.

Khả năng xảy ra những sự kiện ảnh hưởng đến doanh nghiệp được tính bằng xác suất, mức độ nghiêm trọng ở đây sẽ được đo lường bằng các loại chi phí phải bỏ ra nếu dẫn đến tổn thất.

Theo đó, rủi ro sẽ được chia thành hai nhóm quan trọng như sau:

Rủi ro thuần túy: Đây là các rủi ro có thể xuất phát từ những nguyên nhân như tai nạn, bị mất, trộm cắp, công trình bị cháy… kết quả của những loại rủi ro này sẽ dẫn đến những tổn thất về tài sản gây nên thua lỗ, mất mát.

Rủi ro đầu cơ: Rủi ro này bao gồm các trường hợp đầu tư vốn vào các thị trường tài chính, chứng khoán hoặc cũng có thể là phát triển sản phẩm và chi nhánh mới… kết quả của các hoạt động này mang lại có thể sẽ là những khoảng lỗ, lợi nhuận hoặc tài sản thực.

3. Quản trị rủi ro như thế nào cho hiệu quả?

Việc quản trị rủi ro nghe có vẻ khá quy mô và đòi hỏi mất nhiều nguồn lực. Nhưng trong các hoạt động thường ngày đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức. Đó là việc đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo không xảy ra tai nạn cũng chính là quá trình quản trị rủi ro thường ngày… Những nhà quản lý luôn ưu tiên bảo vệ nhóm người lao động vì đó là yếu tố quan trọng của một mô hình kinh doanh bất kỳ.

Những hành động dù là nhỏ nhưng cũng góp phần vào việc quản trị rủi ro. Nhưng để kiểm soát một cách hiệu quả và đầy đủ nhất cần phải có một kế hoạch cụ thể và đảm bảo quá trình thực hiện được đầy đủ. Những việc làm quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

3.1 Quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động

Quản trị rủi ro
Những yếu tổ trong quá trình quản lý rủi ro.

Tìm kiếm và thống kê rủi ro: Quá trình này được thực hiện bằng cách lập những biểu đồ để thống kê lại những rủi ro có thể xảy ra và đánh giá mức độ nghiêm trọng đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Đo lường: Bản đồ rủi ro là một cách làm hiệu quả để xác định mức độ tác động của những tình huống xấu có thể đến. Từ đó đưa ra các biện pháp dựa trên mức độ rủi ro, những tình huống nào có thể tự xử lý hay những trường hợp cần phải tham gia bảo hiểm một một bên thứ ba về những tình huống xấu có thể diễn ra. Việc đưa ra biểu đồ rủi ro sẽ phần nào thể hiện được nhu cầu và định hướng phát triển của tổ chức.

Luôn quản lý tốt với những rủi ro: Điều này đòi hỏi những nhà quản lý phải có kinh nghiệm và biết được các tình huống xấu có thể diễn ra khi quan sát các hoạt động thường ngày. Từ đó chủ động hơn trong quá trình đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế.

Những quyết định kinh doanh nào cũng sẽ có rủi ro đi kèm, việc tránh khỏi những rủi ro là điều không thể. Nhưng việc giữ cho các rủi ro đó trong tầm kiểm soát là điều mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện được. Và điều cần phải quan tâm ở đây đó là cần sử dụng hiệu quả nguồn lực và kỹ càng trong khâu quản lý. Kiểm soát những rủi ro theo thứ tự ưu tiên như khi lập biểu đồ.

3.2 Hoạt động của rủi ro

Thông thường việc đề cập đến rủi ro thường mang những yếu tố xấu. Nhưng trong lĩnh vực đầu tư, thì rủi ro là điều tồn tại song hành cùng những quyết định nếu muốn có hiệu quả cao. Chúng ta có thể hiểu theo một cách khác về rủi ro đó là những sai lệch so với kỳ vọng ban đầu của người đầu tư. Độ lệnh này có thể nằm ở giá trị tuyệt đối hay tương đối nếu so với một thước đo cụ thể.

4. Lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro

Độ lệch sẽ đánh giá được mức độ của rủi ro khi nó xảy ra. Tuy nhiên, dưới góc nhìn là của một chuyên gia, độ lệch của rủi ro sẽ phản ảnh được phần nào về kết quả có thể xảy ra đối với quyết định đầu tư. Chính vì thế, lợi nhuận càng cao sẽ đi kèm cùng với rủi ro càng lớn. Vì thế, nó là một luận điểm dường như được chấp nhận để đánh giá sự tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro trên thị trường.

Những nhà đầu tư trên thị trường sẽ luôn không ngừng tìm cách để hạn chế những rủi ro. Có thể là từ quá trình đa dạng danh mục đầu tư hay tham gia vào những hình thức an toàn hơn. Nhưng nhìn chung mỗi lựa chọn sẽ có một kết quả riêng và rất khó để đánh giá được cách làm nào tốt hơn.

5. Tổng kết

Quản trị rủi ro là một hoạt động cần phải được thực hiện mỗi khi triển khai kế hoạch kinh doanh hay thực hiện đầu tư. Đây là việc làm cần thiết để kiểm soát và có những giải pháp kịp thời nếu tình huống xấu xảy ra. Đây là hoạt động mà doanh nghiệp hay những cá nhân đầu tư trên thị trường cần nên dành sự quan tâm cho nó. Hạn chế rủi ro sẽ giúp nâng cao được lợi nhuận có được khi hoạt động trên thị trường.

Google search engine