Dù hoạt động kinh doanh dưới lĩnh vực nào đi nữa, mô hình doanh nghiệp hay hộ gia đình thì yếu tố lợi nhuận vẫn là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà các chủ thể mong muốn đạt được. Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng không chỉ là mục đích chính của hoạt động kinh doanh. Khi không đạt được mục tiêu này quá trình hoạt động coi như không hiệu quả đồng thời ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế chung.
1. Lợi nhuận là gì?
Một cách dễ hiểu thì lợi nhuận chính là khoảng chênh lệch của doanh thu sau khi thực hiện trừ đi các loại phí đầu vào trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Lợi nhuận là mục đính chính mà tổ chức hoạt động muốn nhắm đến. Nó còn là yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2. Tầm quan trọng của lợi nhuận trong thị trường chung
2.1 Doanh nghiệp
Lợi nhuận đối với cá nhân hay tổ chức kinh doanh luôn là một mối quan tâm chính mà họ hướng đến. Không chỉ vậy, đó còn là yếu tố để một doanh nghiệp tồn tại và vận hành trên thị trường. Một tổ chức sẽ khó có thể tồn tại và hoạt động khi liên tục kinh doanh mà không có lợi nhuận nói chung.
Lợi nhuận sẽ đóng vai trò quan trọng tác động đến mọi vấn đề của một tổ chức. Đây là dòng vốn để phục vụ quá trình tái đầu tư phục vụ cho khả năng thanh toán và ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính. Chỉ có tạo ra lãi kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể phát triển và mở rộng mô hình.
Đối với các tổ chức đã có được một chỗ đứng trên thị trường thì vai trò của lợi nhuận sẽ là một yếu tố giúp duy trì vị thế đó. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố phục vụ cho quá trình đánh giá một tổ chức có hoạt động tốt trong khâu quản lý hay không.
2.2 Người lao động
Người lao động sẽ được hưởng thêm những phần lương nhiều hơn khi doanh nghiệp hoạt động tốt và tạo ra được nhiều lợi nhuận. Chính điều này sẽ gián tiếp góp phần vào nâng cao hiệu quả và chất lượng làm việc.
2.3 Nền kinh tế chung
Nền kinh tế được cấu thành bởi rất nhiều những đối tượng, chủ thể. Nếu một nền kinh tế tạo ra được nhiều hiệu quả sẽ thúc đẩy đất nước đó ngày càng mạnh mẽ hơn về kinh tế. Tuy nhiên khi một đất nước có các chủ thể hoạt động thua lỗ, điều này sẽ làm mặt bằng chung của sự phát triển thị trường đi xuống rất nhiều,
3. Phân biệt các loại lợi nhuận trong kinh doanh
Có rất nhiều cách để xác định lợi nhuận, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích mà người thống kê tính toán muốn thực hiện. Trong báo cáo kinh doanh, hay lĩnh vực kinh tế học có rất nhiều những chỉ tiêu để đánh giá vấn đề này, cụ thể:
Lãi gộp: Đây chính là phần lãi có được sau khi thực hiện loại bỏ các chi phí đầu vào và phân phối từ doanh thu của một tổ chức trong quá trình bán hàng.
Lãi trước thuế: Đây là phần doanh thu đã được loại bỏ đi toàn bộ chi phí nhưng vẫn còn lại phần thuế và các khoản nợ chưa được trừ đi.
Thu nhập ròng/Lãi ròng: Đây là hai cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đây là cách tính toán có đầy đủ các yếu tố tác động nhất khi nó sẽ khấu trừ toàn bộ chi phí trong đó có cả những loại thuế nói chung, các khoản nợ phải thanh toán. Đây chính là phần lãi cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ có được sau khi kết thúc một quá trình thống kê.
4. Lợi nhuận, biên lợi nhuận phân biệt như thế nào?
Chỉ số lợi nhuận thể hiện bằng cách trừ đi chi phí trong phần doanh thu mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng. Còn đối với biên lợi nhuận chỉ số này thể hiện thông qua một tỉ lệ phần trăm cho biết lãi mà doanh nghiệp có được là bao nhiêu phần sau khi đã trừ đi các loại phi phí. Nếu mức % lợi nhuận này cao cho thấy doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra mức chi phí nhỏ để tạo ra sản phẩm và đưa những sản phẩm đó đến người dùng.
Hiểu theo một khía cạnh khác thì tỷ lệ % lợi nhuận này cho thấy tổ chức có thể thu về bao nhiêu lãi dựa trên một đồng doanh thu biên. Nó được tính như sau:
Biên lãi gộp = (Tổng doanh thu – giá vốn của sản phẩm)/tổng doanh thu = Lãi gộp/tổng doanh thu.
Đối với một số loại hình kinh doanh đặc thù như nhà hàng, thông thường mức lãi biên của họ khá thấp bởi một phần tiền khá lớn của mô hình kinh doanh này được dùng để duy trì quá trình vận hành của nhà hàng. Đối với những mô hình kinh doanh phần mềm thông thường sẽ có chỉ số này khá cao bởi vì những loại giấy phép về ban quyền có phần hơi thấp so với những gì mà doanh thu ghi nhận được.
5. Lãi ròng và lãi gộp phân biệt như thế nào?
Lãi ròng hay còn được gọi là thu nhập ròng thể hiện một cách đầy đủ hơn so với lãi gộp vì nó có sự ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố tác động với nhau. Những yếu tố này được thống kê một cách đầy đủ trong quá trình hoạt động chính vì thế mà nó biểu hiện chính xác hơn dòng tiền doanh nghiệp. Và ngược lại, ý nghĩa của lợi nhuận lãi gộp có phần thống kê kém đầy đủ hơn khi cách tính của nó cũng tương đối dễ dàng chỉ cần lấy doanh thu và trừ đi vốn sản phẩm.
Vì thế trong quá trình phân tích của các nhà đầu tư, thông thường chỉ số lãi ròng được chú ý nhiều hơn vì nó thể hiện được cả khả năng quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Đồng thời thể hiện được mức độ tối ưu trong quá trình sử dụng vốn cũng như giảm thiểu các chi phí hoạt động ở mức tối đa nhất.
6. Lợi nhuận của doanh nghiệp có âm không?
Điều này có thể xảy ra khi một doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả khiến doanh thu của tổ chức thu được không lớn hơn những chi phí mà họ bỏ ra. Điều này sẽ tạo nên số âm trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp này tổ chức hoạt động không sinh ra lãi. Thế nhưng xét về mặt hoạt động, ý nghĩa của lợi nhuận con số âm của lãi không hẳn là một tín hiệu xấu. Một số doanh nghiệp mới hình thành tuy có lãi âm, thế nhưng tốc độ phát triển ghi nhận vẫn khả quan, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
Hay hiểu theo một cách khác, những doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển lớn và kỳ vọng sẽ mang về lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới. Chính vì thế, họ kỳ vọng lãi trong tương lai có thể bù vào phần lỗ trong quá khứ.
Trong tình hình thực tế kinh doanh, những báo cáo sẽ ít khi cho thấy được doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả. Bởi điều này sẽ làm kém thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư. Họ sẽ cố gắng để doanh nghiệp đạt được một mức lãi dù thấp. Những trường hợp doanh nghiệp thực sự có mức lãi âm cho thấy cách quản lý và hoạt động của doanh nghiệp chưa được hiệu quả và không có sự phát triển lâu dài.
7. Tổng kết
Lợi nhuận là điều mà doanh nghiệp, tổ chức cần để có thể duy trì được hoạt động sản xuất và kinh doanh của một mô hình bất kỳ. Với phần lãi kinh doanh thu được sẽ phục vụ vào quá trình tái đầu tư và mở rộng mô hình kinh doanh theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, việc tạo nên lãi liên tục sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thêm nhiều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính để thu về lợi nhuận.