Hệ số nợ là một chỉ tiêu thể hiện được tỷ lệ của vốn CSH so với tổng nợ của một doanh nghiệp hiện tại đang sử dụng để duy trì hoạt động của mình. Chỉ số này thể hiện được khả năng giải quyết những nghĩa vụ đối với các khoản vay, chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, mất đi khả năng thanh toán của mình. Hãy cùng tìm hiểu hệ số nợ và bài tập tính hệ số nợ có liên quan ngay sau đây.
Hệ số nợ là gì?
Debt to equity ratio – D/E là hệ số nợ được sử dụng trong quá trình đánh giá tài chính của một doanh nghiệp. D/E được tính bằng cách sử dụng giá trị của tổng nợ phải trả của doanh nghiệp sau đó chia cho tổng giá trị vốn CSH của doanh nghiệp đó.
D/E là một thước đo được tính toán và sử dụng trong những trường hợp đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. NĐT thường sẽ sử dụng thước đo này để đánh giá khả năng hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ của mình thông qua những gì mà nợ và vốn chủ sở hữu thể hiện. Cụ thể, D/E sẽ phản ánh được liệu doanh nghiệp có đủ khả năng để chi trả hết những chi phí trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ hay không. Tỷ số nợ/vốn CSH là một tỷ lệ được xác định cụ thể.
D/E là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khoản nợ của công ty so với những tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, đánh giá tỷ lệ vay nợ của doanh nghiệp và thể hiện được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính mà tổ chức đang sở hữu. Một tỷ lệ D/E ở mức cao cho thấy tồn tại một rủi ro lớn trong quá trình sử dụng vốn, hay nói cách khác doanh nghiệp đang sử dụng rất nhiều đòn bẩy trong quá trình phát triển của mình. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng tốt dù đang sử dụng rất nhiều nợ, nó có nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng khoản tài chính này có thể tạo ra thu nhập và lợi nhuận lớn hơn cho bản thân tổ chức.
Hệ số nợ của công ty được tính như thế nào?
Để thực tính toán được bài tập tính hệ số nợ chúng ta cần phải hiểu bản chất của hệ số. Có thể nói tính D/E là một hệ số quan trọng nó mang tới những phản ánh kịp thời về tình trạng sử dụng nợ của một doanh nghiệp. Hệ số nợ sẽ có tác động đến nguồn vốn hoạt động chung của doanh nghiệp, song song với đó là nguồn doanh thu mà tổ chức thu lại được khi bị tác động bởi lãi vay cho tới thời điểm đáo hạn. Một tổ chức có vốn vay lớn thì khả năng trả lãi sẽ càng nhiều hơn từ đó làm giảm đi tính thanh khoản của những loại tài sản của doanh nghiệp khiến cho những rủi ro tăng cao.
Nợ của doanh nghiệp được chia thành hai loại nợ tốt và nợ xấu, nợ ngắn hạn và dài hạn. Những doanh nghiệp đều hoạt động dựa vào hệ số tài sản. Nhưng đối với những doanh nghiệp nghiên về hướng sản xuất truyền thống thì hệ số nợ của nhóm này thông thường sẽ cao hơn.
Hệ số nợ là một chỉ số cho thấy được phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp hiện tại đang được tài trợ bằng nợ. Nợ càng thấp thì mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính càng thấp và ngược lại khi nợ càng cao thì đòn bẩy tài chính lớn, rủi ro cao.
Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ của một công ty cổ phần thể hiện được phần vốn vay nợ bao nhiêu cho mỗi đơn vị vốn mà cổ đông đã bỏ ra.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng số nợ/vốn cổ phần
Bài tập tính hệ số nợ: Giả sử một doanh nghiệp A với hệ số nợ 20%, ta có được tỷ lệ tổng nợ/VCP là 25%. Dựa vào những số liệu trên ta có thể thấy doanh nghiệp sẽ vay vốn 20%, 80% là vốn tự có.