Giá trần là gì? Cách xác định giá trần trong chứng khoán

Giá trần là một mốc giá nhất định thường được chính phủ đặt ra đối với một loại hàng hóa, sản phẩm thiết yếu trên thị trường. Giá trần quy định mức giá tối đa mang người bán có thể áp dụng cho một loại dịch vụ, hàng hóa. Trong chứng khoán, giá trần được sử dụng để đảm bảo tính ổn định của thị trường, tránh khỏi tình trạng giá cả cổ phiếu bị thao túng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách tính giá trần của các sàn và ý nghĩa của giá trần trong giao dịch chứng khoán.

Giá trần chứng khoán là gì?

Giá trần là mức giá lớn nhất mà NĐT có thể bán được tính cho một loại cổ phiếu, tài sản trên thị trường chứng khoán. Mức giá trần thông thường được quy định bởi những cơ quan quản lý chứng khoán. Trong thị trường kinh tế nói chung, mức giá trần được áp dụng cho những loại dịch vụ, hàng hóa thiết yếu. Nhằm đảm bảo mọi người tiêu dùng đều có thể được đáp ứng những nhu cầu thông thường nhất. Trong chứng khoán, giá trần được đặt ra nhằm để đảm bảo tính ổn định của thị trường.

Ý nghĩa của giá trần trong kinh tế.
Ý nghĩa của giá trần trong kinh tế.

Về bản chất thì giá trần được sử dụng như một công cụ để kiểm soát gí cả. Đây là công cụ tạo nên lợi thế cho người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa quan trọng ở mức giá phải chăng và chỉ có hiệu lực trong một khoản thời gian nhất định. Thế nhưng, về mặt lâu dài thì giá trần không có lợi cho nền kinh tế chung và quy luật cung cầu.

Những quy định về giá chứng khoán

Dễ dàng nhận thấy khi quan sát các bảng thông tin giao dịch, mỗi mức giá sẽ được quy định bằng những màu sắc khác nhau để tạo sự dễ dàng trong quá trình theo dõi. Cụ thể đối với hai sàn lớn là HNX và HOSE thì mức giá trần sẽ được thể hiện bằng màu tím.

Ngoài việc theo dõi bằng màu sắc thì NĐT có thể theo dõi giá trần thông qua những ký hiệu đặc trưng mà nó thể hiện. Cụ thể trên bảng thông tin giao dịch giá sàn sẽ được ký hiệu là FL, giá trần sẽ được ký hiệu bằng CE.

Giá trần khi được thể hiện trên bảng thông tin chứng khoán sẽ được áp dụng những quy định làm tròn nhằm giải quyết vấn đề số lẻ khi thực hiện nhân giá TC với biến độ giao động. Đây là những quy định được các sàn giao dịch đặt ra nhằm để phân biệt dễ dàng hơn trong khi giao dịch.

Cách tính giá trần trong chứng khoán

Xác định giá trần trong chứng khoán.
Xác định giá trần trong chứng khoán.

Cách tính giá trần trong chứng khoán sẽ được thể hiện qua công thức:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động).

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động)

Về bản chất thì đây là 2 loại giá được sử dụng để đảm bảo tính ổn định cho thị trường. Nhưng về mặt ý nghĩa thì giá trần và giá sàn sẽ đối lập nhau. Giá sàn sẽ quy định mức giá thấp nhất mà NĐT có thể đặt mua cho một loại cổ phiếu hay còn được gọi là hỗ trợ giá. Giá sàn sẽ đại diện cho một số tiền thấp nhất mà giá trị của cổ phiếu có thể sở hữu và được chấp nhận giao dịch.

Hai mức giá trần và sản đều được sử dụng để kiểm soát giá cả thị trường không xảy ra nhiều biến động. Tương tự như giá sàn và giá trần được chính phủ áp dụng đối với một số mặt hàng trong thời điểm khó khăn của nền kinh tế. Những cơ quan quản lý có thể thực hiện đặt tên cho những loại số liệu trên các sàn giao dịch. Nhưng thông thường thì các đơn vị này có thể tham gia thị trường và tiến hành mua các mã cổ phiếu để khiến cho giá trị của cổ phiếu tăng một mức nhất định.

Cụ thể có rất nhiều những nước đưa ra mức giá sàn đối với một số loại hình sản phẩm nông nghiệp như cây trồng để đảm bảo được nguồn cung cũng như thu nhập đối với người dân trong trường hợp xảy ra những biến số ngoài sự kiểm soát.

Google search engine