Liquidity hay tính thanh khoản là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ thị trường tài chính nào trên thế giới. Liquidity là cơ sở để NĐT quyết định có giao dịch một loại tài sản hay lựa chọn thị trường để đầu tư. 1 số loại thành khoản đặc biệt sẽ được thể hiện qua lượng giao dịch cao. Tuy nhiên, các loại tài sản có mức thanh khoản thấp thường sẽ ít được NĐT chú ý.
Liquidity (tính thanh khoản) là gì?
Tính thanh khoản (Liquidity) chính là thước đo để đánh mức độ giao dịch của một loại tài sản trên thị trường như chứng khoán, tiền ảo, vàng, bất động sản… Liquidity được sử dụng để đánh giá khả năng chuyển đổi giá trị của tài sản thành tiền. Tuy nhiên thông số này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới khả năng ổn định giá của thị trường. Nó có nghĩa rằng, một tài sản có tốc độ chuyển đổi thành tiền nhanh chóng sẽ có tính thanh khoản cao. Tiền mặt ở đây sẽ là thước đo chính cho tính Liquidity của một loại tài sản..
Một tài sản được xem có thanh khoản cao thì nó sẽ xuất hiện ở hầu hết mọi thị trường trên thế giới, tại những sàn giao dịch và có mức độ ổn định giá cao. Và ngược lại, những loại tài sản có tính thanh khoản không tốt thì mức giao dịch của chúng ở các sàn sẽ thấp và thường các giao dịch chỉ được thực hiện giữa các cá nhân với nhau. Chính vì thế, một loại tài sản dễ dàng thực hiển chuyển đổi sang tiền hay những loại tài sản khác sẽ có tính thanh khoản tốt. Một loại tài sản có thể quy đổi thì giá trị của chúng sẽ luôn có sự biến động vào từng thời điểm.
Phân loại thanh khoản trên thị trường
Trong kế toán, 1 số loại thanh khoản sẽ được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như tài sản lưu động cũng được xem là một loại tài sản có tính thanh khoản và được xếp thành 5 loại từ cao cho tới thấp như: tiền mặt, những loại tài sản thuộc vào đầu tư ngắn hạn, những khoản nợ phải thu, tiền được ứng tước và những loại hàng hóa tồn kho.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng tiền hiện tại đang là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và được sử dụng trực tiếp trong quá trình thanh toán, tích trữ và lưu thông. Hàng tồn kho trong nhiều trường hợp sẽ mang tính thanh khoản thấp nhất bởi vì nó cần phải qua nhiều công đoạn như phân phối, bán hàng sau đó được tính vào những khoảng nợ phải thu và phải qua một thời gian dài mới có thể thành tiền mặt.
Những yếu tố tác động tới Liquidity
Khối lượng của giao dịch
Nếu để đánh giá một thị trường có thanh khoản thấp hay cao. Chúng ta có thể căn cứ vào khối lượng giao dịch của một tài sản tại sàn. Thị trường xuất hiện nhiều NĐT giao dịch chứng khoán, tiền ảo thì có thể nói rằng, thị trường đó hiện đang có mức thanh khoản tốt. Khối lượng giao dịch thông thường sẽ được xác định trong vòng 24 giờ giao dịch vừa qua. NĐT nên chú ý đến số liệu này để có thể nhận định thị trường, tính thanh khoản của tài sản một cách chính xác.
Lựa chọn đúng sàn giao dịch
Điều này đặc trưng ở lĩnh vực đầu tư tiền ảo khi hiện tại trên thế giới có rất nhiều sàn giao dịch và những nền tảng được xây dựng để mua bán tiền ảo nhưng không phải là sàn tiền ảo. Tính thanh khoản của các sàn không phải lúc nào cũng cao ngoại trừ những sàn lớn và loại tài sản có giá trị cao. Chính vì thế khi giao dịch, NĐT cần phải cân nhắc xem xét về tính thanh khoản của tài sản.
Hành lang pháp lý
Pháp lý cũng là một yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính mà đặc biệt nhất là thị trường tiền ảo. Ở những đất nước phát triển, tiền ảo được xây dựng dựa trên rất nhiều quy định. Tuy nhiên, ở một số quốc gia cũng đã có ban hành lệnh cấm tiền ảo.