Thế chấp là một biện pháp được áp dụng vào quá trình cho vay bằng các loại tài sản tương ứng. Bên đi vay có trách nhiệm và nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để làm vật đảm bảo cho khoản vay của mình đối với bên cho vay. Ngày này hình thức vay thế chấp đã rất phổ biến trong nền kinh tế, tìm hiểu thủ tục vay thế chấp sẽ giúp người đi vay chủ động hơn trong quá trình sử dụng vốn.
Thế chấp tài sản là gì?
Về mặt ý nghĩa thì việc thế chấp tài sản diễn ra khi bên đi vay sử dụng một loại tài sản có giá trị tương ứng để làm vật thay thế cho khoản tiền vay. Nhằm để đảm bảo rằng người đi vay sẽ có trách nhiệm thanh toán khoản vay khi đến hạn.
Trong thực tế khi thực hiện những thủ tục thế chấp các bên sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ đưa ra một biện pháp nào đó nhằm đảm bảo quyền lợi nhất định cho bản thân mình. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhằm để đảm bảo được quyền lợi một cách hợp pháp theo những gì mà pháp luật quy định. Nhiều bên trong hợp đồng cho vay thường sử dụng hình thức này để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.
Thủ tục thế chấp tài sản bao gồm những thành phần nào?
Hình thức thế chấp tài sản
Quá trình thực hiện thủ tục thế chấp dưới dạng văn bản có thể được chia thành hai loại đó là văn bản ghi trong hợp đồng chính hoặc văn bản riêng. Nếu quá trình thế chấp diễn ra và được ghi trong hợp đồng chính, theo đó những điều khoản đối với nội dung thế chấp sẽ là yếu tố tạo nên hợp đồng chính. Nếu quá trình thế chấp được xây dựng trên văn bản riêng thì nó sẽ được xem là một dạng hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính. Hiệu lực của hợp đồng phụ sẽ gắn liền và phụ thuộc nhiều vào hợp đồng chính. Vì thế những quy định tại văn bản được lập riêng sẽ hợp lý so với hợp đồng chính.
Đối tượng của thế chấp tài sản
Tài sản được quy định là vật thế chấp sẽ được tính rộng hơn so với những loại tài sản sử dụng trong quá trình cầm cố. Đó có thể là những loại tài sản ở trong tương lai, những loại giấy tờ có giá, quyền tài sản, đồ vật có giá trị. Hoặc cũng có thể là những loại tài sản đang cho mượn, cho thuê… cũng có thể dùng để thế chấp.
Tùy vào những trường hợp cụ thể mà các bên có liên quan sẽ thỏa thuận riêng về toàn bộ hay một phần của tài sản khi thực hiện thế chấp. Trong trường hợp sử dụng toàn bộ tài sản để thế chấp đó là bất động sản, thì những vật gắn liền với nó cũng sẽ thuộc vào tài sản thế chấp. Đối với trường hợp thực hiện thế chấp một phần thì những tài sản phụ thuộc đi kèm sẽ không thuộc vào dạng tài sản thế chấp, ngoại trừ những trường hợp hai bên có những thỏa thuận riêng.
Chủ thể của thế chấp tài sản
Trong hợp đồng thế chấp tài sản vay vốn, mối quan hệ của các bên sẽ được thể hiện chi tiết. Bên vay vốn sẽ phải sử dụng các loại tài sản có giá trị để làm vật thế chấp và được gọi là bên thế chấp. Ở phía ngược lại bên nhận thế chấp hay còn gọi là bên được đảm bảo. Những cụ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng thế chấp cần phải đáp ứng được những điều kiện của pháp luật về vấn đề giao dịch dân sự, không vi phạm những quy định của luật dân sự trước quá trình thực hiện hợp đồng thế chấp diễn ra. Bên thế chấp trong hợp đồng có thể cũng là bên thực hiện nghĩa vụ trong quá trình diễn ra thế chấp. Trong trường hợp có người thứ 3 đứng ra thế chấp tài sản cho bên có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.