Nói đến mô hình lừa đảo, không thể không nhắc đến cái tên ponzi. Bởi ponzi đã và đang là mô hình lừa đảo với quy mô rất lớn, chúng đã tồn tại mấy trăm năm và vẫn còn hoạt động trên thị trường hiện nay. Mô hình lừa đảo ponzi này đã lợi dụng sự ham đầu tư sinh lời của người dùng, những % lợi nhuận với chỉ số hấp dẫn. Từ từ, ponzi đã lừa đảo thành công và có được khoản tiền bất chính từ các nhà đầu tư. Cụ thể về mô hình này ra sao, bạn hãy đọc bài viết để rõ hơn nhé!
Mô hình ponzi là gì ?
Mô hình ponzi được hiểu đơn giản là mượn tiền của người này để trả tiền cho người khác. Người đi vay sẽ phải ghi cam kết trả lãi suất cao cho người vay. Bên cạnh đó, người đi vay sẽ quảng bá đến người vay những người đi vay trước uy tín và lãi suất cực kì hấp dẫn. Từ đó, thu hút người cho vay càng nhiều càng mang về lợi nhuận cao. Người cho vay tin tưởng và thậm chí còn giới thiệu những người cho vay để được hưởng % hoa hồng giới thiệu. Đây chính là hiệu ứng dây chuyền, tạo thành “tam giác lừa đảo” ponzi mà ponzi hình thành. Những kẻ đi vay sẽ có nguồn cung ứng nhiều hơn và vay được khoản tiền lớn hấp dẫn.
Đứng đầu mô hình lừa đảo Ponzi này là người quản lý và lôi kéo các người đầu tư, người cho vay. Mô hình này đưa ra lợi nhuận hấp dẫn, cao hơn so với vay tín dụng bên ngoài, và những ưu đãi dành cho người cho vay.
Mô hình còn bắt đầu cho vay với doanh nghiệp hợp pháp về mọi mặt, nhưng khi doanh nghiệp gặp khó khăn và không có được lợi nhuận kì vọng. Từ đó, doanh nghiệp được coi gần giống như mô hình Ponzi nhân bản khi doanh nghiệp gian lận trong kinh doanh. Việc trả lợi nhuận cho người cho vay lấy từ nguồn đi vay ở những người cho vay mới.
Các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Mô hình ponzi được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực và công nghệ, nhưng đều có chung các đặc điểm sau:
– Lợi nhuận cao, cam kết ít rủi ro.
– Lợi nhuận có nhiều loại hình đa dạng: ngắn hạn, trung hạn và dài hơn tương ứng với các mức lợi nhuận hấp dẫn.
– Lợi nhuận cam kết luôn ổn định và không biến động theo thời gian.
– Việc đầu tư cho vay thông qua mô hình ponzi này không được cấp phép đăng ký hoặc có thẩm quyền của bất kỳ cơ quan nào.
– Người cho vay không được xem hay đọc các thông tin trên giấy tờ chính của những khoản họ đầu tư.
– Việc lãi suất lợi nhuận cao nhưng rất khó để rút tiền ra khi đã đầu tư, cho vay từ tổ chức này.
Để có thể thu hút nhiều người đầu tư vào mô hình, những kẻ lừa đã tận dụng lòng tham của những người muốn tìm chỗ đầu tư sinh lời. Việc vẽ ra những lợi nhuận cao qua những đợt đầu tư với những cam kết có lời trong giai đoạn ngắn đã thôi thúc lòng tham của họ. Khi lôi kéo người cho vay, mô hình lừa đảo ponzi rất khéo léo khi đưa ra những cam kết và thực hiện đúng trong thời gian đầu nhằm đánh vào sự tin tưởng của người cho vay. Từ đó, người cho vay càng ngày giới thiệu nhiều nhà đầu tư mới biết đến để Ponzi tiếp cận.
Hình thức hoạt động của mô hình
Để có thể kiếm được nhiều “con mồi” cho vay thì mô hình lừa đảo ponzi đã mở thêm các hình thức hoạt động. Ví dụ như giao dịch ngoại hối, môi giới cho vay,…
Bên cạnh đó, còn có những người lãnh đạo đứng sau mô hình, thành lập ra những dự án “ma”, khai khống các thông tin và thu hút nhà đầu tư, với cam kết lợi nhuận lên đến vài chục %/1 tháng. Những cách lừa đảo thông qua các hình thức như vậy thường đánh vào tâm lý lòng tham của con người.
Tổng kết về bài viết trên, đưa ra được những dấu hiệu để nhận biết mô hình lừa đảo ponzi và cách thức hoạt động. Từ đó, hy vọng mọi người nhất là những người mới tìm hiểu về cơ hội đầu tư đọc và cảnh giác dưới những mô hình lừa đảo này!