Tài sản lưu động là những yếu tố bao gồm như nguyên liệu để phục vụ quá trình sản xuất để tạo thành sản phẩm, các khoản nợ từ đối tác, những khoản tiền mặt. Vậy ý nghĩa của tài sản lưu động là gì trong quá trình vận hành kinh doanh?
Tài sản lưu động là gì?
Như đã đề cập ở phần đầu của nội dung, tài sản lưu động chung quy lại chính là những loại tài sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức trong đó bao gồm cả những nguyên liệu để cấu thành sản phẩm. Những khoản tiền phải thu từ các cửa hàng, khách hàng, những khoản tiền mặt trong doanh nghiệp, những loại tài sản phục vụ cho mục đích kinh doanh có thời gian 1 năm trở lại. Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cũng có phần dễ dàng hơn so với các loại tài sản cố định.
Ý nghĩa của tài sản lưu động trong kinh doanh
Thanh khoản chính là một yếu tố không thể thiếu đối với một quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Đây là điều kiện để xác định mức độ phản ứng của một tổ chức trong tình huống đối mặt với một vấn đề bất ngờ cần xử lý nhanh chóng.
Khi một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng thì khả năng tiếp cận với những nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn với mức lãi có phần ưu đãi hơn. Chính vì vậy những khoản vay được các tổ chức tài chính mang lại luôn yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra những loại tài sản đảm bảo.
Tài sản lưu động là một trong những nhóm tài sản được nhà đầu tư xem xét và đánh giá về hoạt động quản lý tài sản của một doanh nghiệp nào đó. Nó sẽ giúp các tổ chức thể hiện rằng mình có thể giải quyết được các nghĩa vụ tài chính trong khoản thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, tài sản lưu động còn là căn cứ giúp để những tổ chức có thể tự bảo vệ mình trước những sự kiện lớn về kinh tế, những biến động như suy giảm, suy thoái kinh tế bất ngờ xảy ra. Những tình huống này sẽ khiến cho thị trường có sự sụt giảm rất nhiều về nhu cầu và sản phẩm của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Từ đó ta có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của tài sản lưu động này.
Nếu đánh giá tài theo góc nhìn tài chính cá nhân thì những loại tài sản này cũng có một vai trò quang trọng không kém. Tương tự như đối với TSLĐ của doanh nghiệp, đối với những cá nhân thì đây sẽ là cơ sở để có thể giải quyết những nghĩa vụ tài chính nếu phát sinh ra những vấn đề khẩn cấp.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những biện pháp để đảm bảo được vị trí của mình trong thị trường đầu tư nếu diễn ra những bất lợi không thể dự đoán được. Chính vì vậy những loại tài sản lưu động nên được xuất hiện bên trong danh mục đầu tư.
Phân loại những nhóm tài sản lưu động
Đa phần những loại tài sản lưu động của một tổ chức kinh doanh nào đó sẽ được phân thành hai nhóm chính là đó TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. Dù có khá đa dạng những loại tài sản lưu động, nhưng về cơ bản chỉ có hai nhóm chính này.
Tài sản lưu động lưu thông: Nhóm này sẽ đa phần đề cập đến những tài sản hiện tai đang ở trong quá trình lưu thông, hàng hóa đang đợi tiêu thụ hay những khoản vốn được xác định bằng tiền, các khoản vốn đang chờ để được thanh toán từ những đối tác, khách hàng.
Tài sản lưu động sản xuất: Nhóm này sẽ bao gồm đến những loại nguyên vật liệu của quá trình sản xuất, tạo nên sản phẩm, những phụ tùng hay linh kiện được dùng để thay thế, những loại sản phẩm hiện đang ở trong quá trình sản xuất.
Việc phân loại những nhóm tài sản này đóng một vài trò trong thể thiếu. Bởi hai nhóm TSLĐ này thường xuyên có sự đổi chỗ cho nhau trong quá trình vận hành một mô hình kinh doanh hay sản xuất.