MACD Histogram là gì? Tác dụng của chỉ báo MACD Histogram

Sử dụng các chỉ báo để tìm được tín hiệu đặt lệnh chính xác là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi nhà đầu tư phải làm được trước khi tham gia vào thị trường Forex. Điều quan trọng là họ tìm được các đường chỉ báo thích hợp với chiến lược của mình. Hiểu và vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, kết hợp với các chỉ báo khác để có hiệu quả tốt hơn. Và để hỗ trợ các Trader đạt được hiệu quả tốt hơn, hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu về MACD Histogram.

1. MACD Histogram là gì?

MACD Histogram được định nghĩa là một đường tiêu chuẩn được xác định bằng đường hội tụ hoặc phân kỳ trong biểu đồ giá của thị trường. Nó là một chỉ báo quan trọng để các nhà đầu tư có thể đo lường được sự chuyển động của xu hướng.

Đường MACD Histogram không chỉ đơn thuần là một dạng chỉ báo momentum, nó được sử dụng nhiều và cực kỳ hiệu quả trong việc phân tích, thể hiện các giá trị chênh lệch, sức mạnh, cách chuyển động và hướng chuyển động của một xu hướng giá trên thị trường.

MACD histogram
Ảnh MACD histogram

2. Sự ra đời của MACD Histogram

Vào năm 1986, cha đẻ của đường chỉ số MACD này là Thomas Aspray đã nghiên cứu và phát hiện ra sự di chuyển của xu hướng giá. Nó được nằm bên dưới các mô hình nến nhưng có tầm quan trọng không kém gì về việc dự đoán xu hướng giá của thị trường. Ông đã nghiên cứu và cho ra đời MACD Histogram. Chính việc này đã tạo tiền đề để giúp các nhà đầu tư có thể phân tích và đưa ra các dự đoán về sự giao nhau giữa các đường tín hiệu.

Đường MACD có thể làm được điều này bởi vì có được cấu tạo từ đường trung bình động. Trong khi đó, những đường trung bình động này lại có thể làm trễ giá. Kết hợp với việc phân tích và ảnh hưởng của đường tín hiệu, MACD Histogram sẽ giúp cho nhà đầu tư nhận được các tín hiệu về sự giao nhau có thể xảy ra trong tương lai.

2.1 Cấu tạo của MACD Histogram

Về cơ bản thì chỉ báo MACD Histogram sẽ được cấu tạo từ ba thành phần chính:

+Đường MACD

+Đường Signal

+Đường Histogram

Khi ba đường này kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra chỉ báo MACD Histogram và thể hiện thông qua khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu. 

MACD histogram
Cấu tạo của Histogram

3. Chỉ báo MACD Histogram có tác dụng gì?

Tất nhiên, tác dụng mà chúng ta đang đề cập đến chính là tác dụng trong thị trường Forex. Nơi mà mỗi một biến động của thị trường đều có những ảnh hưởng đến giá của các tài sản. 

Khi nói đến tác dụng của chỉ báo MACD Histogram, nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao phải là chỉ báo mà không phải chỉ cần đường MACD là đủ. Tuy nhiên, nếu như hiểu rõ hơn về đường MACD bạn sẽ thấy được rằng. Đường MACD không thể nào diễn tả đầy đủ và chính xác được thời điểm thích hợp nhất để nhà đầu tư đặt lệnh. Nó chỉ xác định và phát hiện được các đường xu hướng và dự báo là chính. Còn đặt được lệnh, chốt lời hay tránh lỗ thì bắt buộc phải sử dụng chỉ báo MACD Histogram

Điều quan trọng hơn, chỉ báo MACD được tạo ra với mục đích xây dựng một hệ thống cảnh báo cho các nhà đầu tư. Hệ thống cảnh báo ấy được cập nhật và phân tích kỹ thuật một cách liên tục. Nó được tích hợp từ nhiều kỹ thuật dựa trên các tình huống thực tế khác nhau. Sau đó, thông báo tại những đường giao cắt tín hiệu. Nhà đầu tư khi vận dụng và nắm được những đường này sẽ xác định được đâu là khoảng giá cho mình. Từ đó, tìm ra điểm thích hợp nhất để đưa ra các quyết định. 

Mục đích thứ hai để tạo ra chỉ báo MACD Histogram đó là lọc các đường, tín hiệu không đúng, gây rối và phá hỏng dự báo của nhà đầu tư. Khi mà nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này, họ sẽ lọc được các điểm giao cắt của đường tín hiệu. Quá trình lọc diễn ra càng chặt chẽ và kỹ càng bao nhiêu thì càng chọn được các đường giá trị. Những đường chỉ báo, tín hiệu không phù hợp sẽ bị loại bỏ để không làm ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư. 

4. Khi sử dụng MACD Histogram cần những quy tắc gì?

Không chỉ riêng chỉ báo Histogram mà bất kỳ một chỉ báo nào khác cũng vậy. Khi sử dụng nó, nhà đầu tư buộc phải tuân theo những quy tắc nhất định. Có như vậy mới có thể đảm bảo được hiệu quả một cách tối ưu nhất. 

MACD histogram
Cách sử dụng chỉ báo hiệu quả

Thứ nhất, cần phải nhớ, trong chỉ báo này có hai loại tín hiệu được đưa ra. Các tín hiệu này cần phải vận dụng vào giao dịch để có được kết quả tốt nhất. 

+Nếu muốn đặt lệnh Mua, thì cần phải quan sát thanh sau. Nếu như nó cao hơn thanh trước thì chứng tỏ là độ dốc đồ thị đang cao dần lên. Như vậy, đồng nghĩa với việc thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này sẽ là lúc thích hợp nhất để đặt lệnh Mua. 

Và ngược lại, nếu muốn đặt lệnh Bán thì hãy chọn lúc thị trường đang có xu hướng giảm, thanh sau cao hơn thanh trước. Như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. 

Tất nhiên, giá trên thị trường không phải lúc nào cũng chỉ có hai trường hợp trên. Nó có thể biến động và thay đổi liên tục. Cũng sẽ có những lúc giá đi thẳng theo một chiều. Chỉ báo MACD Histogram có thể di chuyển cùng hướng hoặc ngược lại. Vậy nếu trong trường hợp này, cách nào là hiệu quả nhất. Muốn biết cách nào hiệu quả nhất thì nhà đầu tư phải nắm bắt và xác định được giá của thị trường tại thời điểm đó. Giá có thể yếu dần và nằm trong xu hướng giám. Tuy nhiên, không lâu sau, nó sẽ bắt đầu chuyển sang xu hướng tăng ngược trở lại.

Việc xác định đúng xu hướng giá của thị trường là một cách hết sức quan trọng để nhà đầu tư nắm được tình hình và thời điểm để đặt lệnh như thế nào cho phù hợp nhất. 

+Xác định điểm cắt lỗ thích hợp nhất. Đây sẽ là lúc nhà đầu tư quan sát vào chỉ báo MACD Histogram. Nếu nó đã ngừng giảm và bắt đầu có dấu hiệu tăng lên thì hãy đặt lệnh Mua để cắt lỗ. Trường hợp này, điểm cắt lỗ thích hợp nhất là dưới đáy gần nhất. 

Ngược lại, sẽ đặt điểm cắt lỗ trên đỉnh gần nhất nếu như chỉ báo MACD Histogram ngừng tăng và có dấu hiệu giảm xuống. Lúc này, hãy đặt các lệnh Bán đến giảm thiểu chi phí lỗ cho mình nhé!

Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhà đầu tư cần phải lưu ý khi quan sát chỉ báo MACD Histogram. Đó là nếu quan sát theo các khung giờ nhỏ, phút, giờ hoặc theo ngày thì sẽ không nắm được tình hình một cách khái quát nhất. Bởi ở thời điểm này, trong các phiên nhỏ thì giá vẫn không ngừng chuyển động lên xuống. Vậy nên nếu nhìn vào các khung giờ nhỏ sẽ không thể nào nắm được tình hình một cách chính xác và toàn diện. 

Đây cũng không phải là lúc tốt nhất để vào bất cứ lệnh nào, dù là mua hay bán. Bởi nó không thể hiện được đầy đủ bản chất của thị trường ở thời điểm đó. Và nếu như nhà đầu tư đang cần thực hiện các lệnh giao dịch gấp để không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt. Điều mà chúng tôi khuyên là bạn nên sử dụng kết hợp các chỉ báo và phân tích tín hiệu từ các nguồn khác. Có như vậy mới đảm bảo nhận về được lượng thông tin đa chiều và khách quan hơn.

Xem thêm: Atari breakout là gì? Hướng dẫn sử dụng Atari breakout

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã vừa giới thiệu một cách khá chi tiết và đầy đủ về chỉ báo MACD Histogram. Hi vọng, với các thông tin vừa cung cấp, nhà đầu tư có thể sử dụng một cách hiệu quả và vận dụng nó một cách đúng đắn vào trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Google search engine