Mô hình nến là gì? Các mô hình nến cần phải nắm rõ hiện nay

Để có được lợi nhuận, các nhà đầu tư, Trader bắt buộc phải nắm được tình hình, dự đoán hướng đi của giá trong tương lai của giá như thế nào. Và để làm được điều này, không có gì ngoài việc nắm được các mô hình nổi tiếng. Vậy mô hình nến là gì? Hiện tại có bao nhiêu mẫu hình nến cần phải nắm rõ? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!

1. Mô hình nến là gì?

Mẫu hình nến hay mô hình nến là một hình vẽ thể hiện sự thay đổi giá trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Được biển hiện dưới dạng đồ thị hoặc biểu đồ với các cây nến với hai phần chính là thân nến và bấc nến. 

Màu sắc của cây nến khi biểu thị sẽ thể hiện được giá đang đi lên hay đi xuống, mức giá thấp nhất và cao nhất. 

Khi nhìn vào màu sắc phần thân nến ta sẽ biết được xu hướng đang tăng hay giảm. Khi giá của một đồng ngoại tệ tăng, thân của chúng sẽ có màu trắng hoặc xanh biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Ngược lại, khi thân nén có màu đen hoặc đỏ nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa. 

2. Ý nghĩa của Mô hình Nến

Hiện nay, có nhiều mô hình nến xuất hiện trên thị trường. Và với những ai đã từng tìm hiểu về đầu tư hay tài chính, chắc chắn đã từng nghe đến Mô hình nến Nhật

Mô hình nến Nhật hay đồ thị nến Nhật là một dạng đồ thị, bao gồm nhiều cây nến riêng lẻ ghép lại với nhau để diễn đạt giá của thị trường trong một khung thời gian cố định nào đó. 

Nếu xem theo cày, mỗi cây nến có thể là một giờ, xem theo tuần, mỗi cây nến biểu thị cho một hay theo tháng, mỗi cây lại là một tuần,v.v. Việc này tùy thuộc vào báo cáo mà các nhà đầu tư muốn tìm hiểu. 

Vậy tại sao lại cần quan tâm đến mô hình này? Không phải tự nhiên mà các mô hình nến ra đời, chúng được coi là kỹ thuật phân tích thị trường cực kỳ quan trọng cho các nhà đầu tư. Bởi từ đây, họ sẽ có những đánh giá khách quan và chủ quan bức tranh biến động toàn cảnh của kinh tế (có thể ở riêng một lĩnh vực nào đó) và từ đó đưa ra những dự đoán chính xác hơn trong tương lai.

Nhìn vào mô hình các nhà đầu tư sẽ nắm được những gì? Đây chính là lý do khiến cho các mô hình, đồ thị nảy ra đời. Tất nhiên, đã ra đời, chúng phải có mục đích và có một ý nghĩa của riêng mình. 

Khi nhìn vào đồ thị hình nến, các nhà đầu tư, Trader sẽ xem được các thông tin:

-Giá mở của một phiên giao dịch

-Giá chốt thời điểm cuối phiên

-Giá cao nhất diễn ra trong phiên giao dịch

-Giá thấp nhất trong phiên.

Đây cũng chính là cấu tạo và lợi ích của một “nến”. Chúng có thể diễn tả tới 4 thông tin chỉ trong một hình ảnh, giúp các nhà đầu tư dễ hiểu, dễ hình dung và dễ so sánh với những thông tin trước đó hơn. 

Và đúng như những gì Cha đẻ của mô hình nến Nhật đã nói, ai nắm bắt được thông tin trước, nhiều hơn và nhanh hơn, người đó sẽ làm chủ cuộc chơi. Cuộc chơi giữa bên mua và bên bán, cuộc chơi giữa những người mua với nhau. Và trong kinh tế, đầu tư tài chính, đi trước một bước là đi trước cả một cuộc chiến. 

3. Cách đọc Mô hình Nến

Một cây nến Nhật sẽ chia ra thành ba phần chính:

-Bóng nến trên

-Thân nến

-Bóng nến dưới

Để hiểu rõ hơn, mọi người có thể nhìn vào hình ảnh ở bên dưới.

Cấu tạo của mô hình nến
Cấu tạo của mô hình nến

Như đã nói ở trên, màu sắc của cây nến sẽ quy định giá của thị trường tăng hay giảm. Màu xanh tương ứng với giá tăng, màu đỏ ứng với giá giảm. 

-Bóng nến bên trên: Là một đường thẳng nằm theo chiều dọc, độ ngắn dài khác nhau, phụ thuộc vào sự biến động của giá. 

-Thân nến: Biểu thị bằng một hình chữ nhật có kích thước khác nhau, thể hiện sự chênh lệch giữa giá mở của phiên và giá đóng trong phiên. Sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng thấp thì thân nến ngắn và ngược lại, sự chênh lệch giữa giá mở và giá đóng cao thì thân nến dài. 

-Bóng nến bên dưới: là một đường thẳng nằm theo chiều dọc, thể hiện khoảng cách từ giá mở cửa và giá thấp nhất (nếu giá tăng) hoặc giá đóng cửa và giá thấp nhất (nếu giá giảm) trong một phiên giao dịch. Tương tự như thân nến và bóng nến bên trên, mức chênh lệch cao thì bóng nến dài và ngược lại. 

Tuy nhiên, trên thực tế, khi biểu thị trên mô hình, không phải lúc nào một cây nến cũng biểu thị cả ba thành phần như ở trên. Chúng có độ ngắn dài khác nhau, có hay không có bóng nến bên trên hoặc bên dưới. Và đó chính là lý do có nhiều mô hình khác nhau được ra đời như vậy.

4. Các mô hình nến phổ biến trên thị trường

Hiện nay, không chỉ có một mô hình, thị trường kinh tế thường xuyên biến động và thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, cần có nhiều đồ thị nến hơn để thể hiện bức tranh kinh tế sinh động và rõ nét hơn. 

4.1 Mô hình nến tăng Hammer – Nến Búa

Mô hình Hammer được biểu thị bằng hình một cây nến với thân ngắn và bóng nến dưới dài hơn, thậm chí có thể dài gấp đôi với thân nến. Mô hình Hammer hay nến búa này thường xuất hiện ở cuối của một kỳ xu hướng giảm.  

Hàm ý của mô hình Hammer: Khi bóng nến bên dưới dài hơn thân nến, có nghĩa là thị trường vẫn đang ở tình trạng “cần cân nhắc và xem xét”, giá chưa được xác định rõ sẽ thuộc về bên nào. Tuy nhiên, ngay sau khi đã xác định được rõ ràng, mức giá có thể sẽ theo chiều hướng tăng và tăng nhanh cho đến khi chạm đến mức giá mở của phiên giao dịch. Đồng nghĩa, xu hướng giảm giá đã bị ngắt đứt. 

Mô hình Nến Búa
Mô hình Nến Búa

4.2 Mô hình nến Búa ngược – Inverse Hammer

Mô hình búa ngược tương tự như mô hình búa tăng, tuy nhiên, điểm khác ở chỗ thân nến ngắn ở phía dưới, còn bóng nến dài ở phần trên. Vẫn có bóng nến bên dưới, nhưng chúng rất ngắn, ngắn hơn nhiều so với bóng nến bên trên. 

Ý nghĩa: Mô hình búa ngược thể hiện áp lực mua, khi mà sự chênh lệch giữa mức giá thấp nhất và giá mở cửa không đáng kể. Một tín hiệu cho thấy mức giá có thể sẽ tăng mạnh khi mà giá thấp nhất phiên và giá chốt phiên gần bằng nhau. Tức mức chênh lệch không nhiều. Điều này lý giải vì sao bóng nến bên dưới lại ngắn đến như vậy. 

4.3 Mô hình Nhấn chìm tăng

Mô hình Nhấn chìm tăng hay còn gọi là Bullish Engulfing được hình thành từ hai cây nến. Cây đầu tiên có thân màu đỏ ngắn nhỏ hơn rất nhiều so với cây thứ hai màu xanh. Chúng diễn tả sự đảo chiều trong thời gian vừa qua, từ giảm giá chuyển sang tăng giá. 

Lúc này, thân nến của cây nến đầu tiên (giảm giá) sẽ ngắn hơn so với thân cây nến thứ hai (tăng giá). Điều này cho thấy người mua có ưu thế lớn hơn, dễ dàng giành được chiến thắng so với người bán. 

4.4 Mô hình Sao Mai

Mô hình này được rất nhiều người yêu thích vì nó được coi là dấu hiệu của hi vọng trong một xu hướng giảm ảm đạm của thị trường. Đây là mô hình hợp thành bởi 3 cây nến. Cây nến ở giữa ngắn hơn rất nhiều so với hai cây nến ở hai bên. Cây nến đầu tiên màu đỏ dài và cây nến thứ ba màu xanh. 

Mô hình báo hiệu rằng áp lực bán của cây nến phía trước (cây nến đầu tiên) đang có dấu hiệu lắng xuống và trong tương lai gần, thị trường sẽ tăng giá đầy triển vọng. 

Nến Sao Mai
Nến Sao Mai

4.5  Mô hình nến Sao Hôm

Mô hình Sao Hôm giống với mô hình Sao Mai nhưng dành riêng cho thị trường gấu. Chúng cũng được hình thành từ ba cây nến, hai cây nến đầu tiên màu xanh, cây nến thứ ba có màu đỏ. 

Cây nến đầu tiên thân dài, không có bóng nến ở cả hai phía. Cây nến thứ hai bị kẹp ở hai cây nến hai bên, giống như hình một dấu cộng. Trong khi đó, Cây nến màu đỏ thứ ba lại có thân dài, có bóng nến ở bên dưới. 

Ý nghĩa của mô hình này chính là biểu hiện của một xu hướng tăng cho đến khi cây nến thứ ba xóa đi mức tăng của nến xanh đầu tiên. 

Mô hình nến Sao Hôm
Mô hình nến Sao Hôm

3. Tổng kết

Như vậy, bài viết vừa đưa ra cụ thể định nghĩa mô hình nến là gì cũng như các mô hình nến khá phổ biến trong thời gian gần đây. Khi đọc các mô hình này, nhà đầu tư có thể đưa ra được các nhận định về xu hướng thị trường nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn. Mặc dù cần nhiều kỹ thuật phân tích, tuy nhiên, việc nắm bắt rõ các xu hướng, giảm thiểu rất nhiều rủi ro khi tham gia vào đầu tư.

Tổng hợp: toptradingforex.com 

Google search engine