Trong bài viết trước, chúng ta đã đề cập rất chi tiết về khái niệm phái sinh là gì. Tiếp tục chuỗi bài viết về thị trường này, hôm nay sẽ là chuyên mục tìm hiểu rõ hơn về thị trường phái sinh là gì? Thị trường chứng khoán phái sinh là gì? Khi tham gia vào thị trường này, nhà đầu tư có thể nhận được những gì từ nó. Nào! Còn chần chừ gì nữa mà không đọc bài viết dưới đây.
1. Thị trường phái sinh là gì?
Thị trường phái sinh hay Derivatives Market là thị trường được tổ chức, hoạt động với mục đích trao đổi và mua bán các công cụ tài chính hay công cụ phái sinh. Thị trường này ra đời, mang đến sự cạnh tranh ổn định nhưng cung cấp thêm một kênh đầu tư cho người dùng.
Ở thị trường này, tất cả các công cụ tài chính cao cấp hay cơ sở đều có thể mang ra làm sản phẩm phái sinh. Các sản phẩm này cũng rất đa dạng, mang đến nhiều hơn sự lựa chọn. Không nhất thiết phải là lương thực, thực phẩm hay thuốc men mới được coi là sản phẩm cơ sở làm phái sinh. Ngay cả các sản phẩm cao cấp như hợp đồng tài chính, các loại hợp đồng tương lai, quyền mua bán các loại cổ phần hay cổ phiếu, v.v. cũng có thể là sản phẩm cơ sở phái sinh nhưng ở dạng cao cấp hơn. Và vì vậy, thị trường phái sinh cũng được coi là một thị trường tài chính dạng cao cấp.
2. Thị trường phái sinh có những ý nghĩa gì?
Khi thị trường này ra đời, nó không chỉ có ý nghĩa với những người đầu tư. Giữa các bên muốn tạo ra sân chơi để có thêm một kênh đầu tư khác. Chính các nhà quản lý, Chính phủ và Nhà nước cũng nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này.
Đánh dấu sự phát triển của hệ thống tài chính: Trải qua nhiều năm, nhiều biến động, chúng ta đều nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống tài chính đối với một quốc gia là như thế nào. Mỗi một sự dịch chuyển kinh tế đều có tác động đến hệ thống này. Và nếu như không có sự kiểm soát cũng như đầu tư tốt về hệ thống tài chính, nền kinh tế của một quốc gia có thể suy sụp. Kéo theo đó là hàng loạt các tác động gây nên suy thoái đất nước.
Bởi vậy, khi mà thị trường phái sinh ra đời. Nó chứng tỏ hệ thống kinh tế, tài chính của đất nước đang tập trung nhiều hơn, đa dạng hơn để phát triển, tạo thêm các điều kiện để thu hút các nhà đầu tư hơn. Thông qua đó, đẩy mạnh sự trao đổi, mua bán, xây dựng nền kinh tế của một quốc gia vững mạnh hơn.
Trong bối cảnh của một nền kinh tế hiện tại, sự tác động qua lại giữa hệ thống tài chính và thị trường phái sinh là mối quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển tốt hơn.
Trước đây, hầu hết các giao dịch phái sinh đều được thực hiện một cách tự phát. Giữa những người có nhu cầu tìm đến nhau. Họ tự tiến hành bàn bạc, trao đổi số lượng, giá hay các thông tin liên quan đến việc mua bán. Việc này đôi khi gây ra các tình trạng lừa đảo, rủi ro khá lớn.
Khi bắt đầu hình thành nên thị trường, sẽ tạo ra được một môi trường cạnh tranh và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Nhiều người có tâm lý chuyển dịch lên giao dịch ở các sàn chứng khoán phái sinh. Việc này vừa đảm bảo an toàn bởi có bên thứ ba hỗ trợ vừa tạo ra được lòng tin đối giữa hai bên, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải.
3. Thị trường phái sinh có những hoạt động nào?
Trái với dự đoán của nhiều người, thị trường này được tạo ra chỉ để phục vụ và thực hiện các hoạt động trao đổi sản phẩm phái sinh cơ sở. Sau nhiều năm hình thành, đã có rất nhiều hoạt động khác nhau được ra đời. Từ đó, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thị trường này.
3.1 Đầu cơ sản phẩm phái sinh
Có lẽ với nhiều người thì hoạt động đầu cơ nghe có vẻ mới. Nhưng với những ai đang đầu tư hay tham gia vào thị trường phái sinh thì hoạt động này không hề xa lạ chút nào. Nó được coi là hoạt động phổ biến nhất tại thị trường này. Hoạt động này mang đầy tính mạo hiểm. Bởi có rủi ro rất lớn, nhưng cũng nhận được rất nhiều lợi nhuận nếu thành công.
Khi thực hiện các hoạt động đầu cơ này, nhà đầu tư có thể lựa chọn bất cứ công cụ phái sinh, tài sản nào để làm căn cứ mua bán, xác định cơ hội kiếm được lợi nhuận sau này. Một khi nhà đầu tìm ra được các cơ hội phát triển và đầu tư có được lợi nhuận cao, họ sẽ không ngần ngại để thực hiện các hoạt động đầu cơ.
3.2 Hưởng lợi nhuận từ việc chênh lệch giá
Nhiều nhà đầu tư chủ động thực hiện các công việc liên quan đến việc kinh doanh các loại công cụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá. Đôi khi, họ không có nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh đó. Thay vào đó, đứng trên vai trò của một bên trung gian, mua đi bán lại cho những người cần để lấy phần trăm hay ăn chênh lệch một cách tốt hơn.
3.3 Phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải
Trường hợp này, nhà đầu tư có thể coi như mình đang thực hiện các hoạt động để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro hoặc mua bảo hiểm cho chính mình. Bởi trên thực tế, các công cụ phái sinh được chọn làm cho trường hợp phòng ngừa rủi ro chủ yếu là các sản phẩm phổ biến trên thị trường, dễ mua bán và trao đổi.
4. Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm chứng khoán, thực hiện các công cụ tài chính, công cụ chứng khoán, hợp động mua bán tài chính làm công cụ phái sinh.
Ở thị trường chứng khoán phái sinh nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động mua bán tương tự như thị trường khác. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm phái sinh bị hạn chế hơn.
Tuy nhiên, xét trên góc độ đầu tư và an toàn, thị trường chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội với nhiều ưu điểm hơn. Khi tham gia vào thị trường này, chính các nhà đầu tư đang lựa chọn cho mình một đòn bẩy tài chính cực kỳ hiệu quả để nâng cao khối tài sản. Nhất là khi họ đang tham gia thị trường chứng khoán từ trước đó.
Nếu như các loại tài sản cơ sở đi theo chiều hướng mà các nhà đầu tư dự định và mong đợi từ trước thì tất nhiên, lợi nhuận thu được không hề nhỏ chút nào. Thậm chí còn lớn hơn so với đầu tư chứng khoán thông thường.
Trong trường hợp ngược lại, nếu như đầu tư chứng khoán phái sinh không như mong đợi của các nhà đầu tư, họ vẫn có thể coi đây là một hợp đồng bảo hiểm phòng trừ cho các trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Tất nhiên, không thể nào không có vấn đề gì. Nhưng mức độ rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều.
Thị trường chứng khoán phái sinh dành cho bất kể ai. Những người đã và đang giao dịch với các loại tài sản cơ sở trên sàn giao dịch chứng khoán. Đó có thể là cá nhân hay các tổ chức với mong muốn tìm kiếm một kênh đầu tư mới. Hoặc thậm chí những người không giao dịch tài sản cơ sở nhưng nhìn ra được cơ hội và muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh ngắn hạn cũng đều có thể tham gia.
Tổng kết
Bài viết đã vừa giới thiệu đến các nhà đầu tư khái niệm thị trường phái sinh là gì. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin cần thiết để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về bức tranh kinh tế. Từ đó có những quyết định đầu tư hiệu quả hơn trong tương lai.