SWIFT là gì? Điều kiện để trở thành thành viên của SWIFT

Khi mà hoạt động thanh toán quốc tế trở nên phổ biến và được coi trọng hơn. Thì nó cần một tổ chức để có thể cung cấp các thông tin cho tất cả các nước trên toàn Thế giới. Đây chính là nguyên nhân để SWIFT được thành lập. Một tổ chức, hiệp hội uy tín đang ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống thanh toán hiện nay. 

1.SWIFT là gì?

SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế. Tên đầy đủ là Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication. Hiệp hội được thành lập vào ngày 03-5-1973 tại Bruxelles, Bỉ với sự tham gia của 15 quốc gia khác nhau trên Thế giới. 

Mục đích thành lập ra SWIFT là để cung cấp một mạng lưới. Tại đây các tổ chức tài chính được phép gửi và nhận thông tin về các giao dịch tài chính trên toàn thế giới. Toàn bộ các giao dịch này được diễn ra trong một môi trường hiệu quả và an toàn. Hệ thống này được hoạt động trên toàn Thế giới, là một nơi đáng tin cậy để các cá nhân, tổ chức tham gia có thể tìm kiếm các thông tin giao dịch chính xác. 

SWIFT là gì
Hình 1: SWIFT là gì

Alt: SWIFT)

2.Thông tin bổ sung và SWIFT

Cho đến nay SWIFT đã thành lập được hơn 48 năm với sự tham gia của gần 240 ngân hàng khác nhau đến từ gần 20 quốc gia khác nhau trên Thế giới. Việc mở rộng quy mô kết nối giúp cho mạng lưới này ngày càng trở nên rộng, đa dạng và cung cấp được nhiều thông tin tài chính bổ ích hơn. Nó được phân chia nhiều hơn, công bằng hơn cho cả những nước chậm phát triển. Tất nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng để tham gia vào SWIFT. Họ phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định, có sự gắn kết, hỗ trợ và kết nối với nhau để trở thành một mạng lưới thực thụ. 

SWIFT, mỗi một ngân hàng và tổ chức, tài chính hay quốc gia tham gia vào SWIFT đều trở thành một thành viên và là một cổ đông của hiệp hội. Các thành viên có thể chuyển tiền, trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần phải thông qua bên thứ ba. Để được như vậy thì mỗi quốc gia sẽ có một mã SWIFT code riêng. Họ dùng mã này cho các công việc liên quan đến vấn đề trao đổi, gửi, nhận thông tin, tiền.

SWIFT là gì
Hình 2: Thông tin về SWIFT

2.1 Phương châm hoạt động của SWIFT

SWIFT được ra đời không phải với mục đích là kiếm lợi nhuận, đầu tư hay kinh doanh gì. Mà tiêu chí và mục đích của nó là phục vụ, hỗ trợ các ngân hàng trong việc tìm kiếm các thông tin về giao dịch tài chính. 

Mặc dù vậy thì trên thực thế, lợi nhuận phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của SWIFT lại là rất lớn. Doanh thu một ngày có thể lên đến hàng trăm triệu USD. Nếu nhân con số này theo tháng thì chắc chắn là không hề nhỏ chút nào. 

2.2 Khả năng bảo mật của SWIFT

Chưa từng có một vụ tấn công nào của hacker có thể thực hiện và diễn ra tại Hiệp hội này. Tính bảo mật của nó thực sự là rất cao. Bởi vì SWIFT không đơn thuần chỉ là một quốc gia. Mà nó là Hiện hội của Thế giới với rất nhiều ngân hàng, tổ chức khác nhau, là nơi điều khiển luồng tiền của cả Thế giới. Chính vì vậy, tấn công vào SWIFT thực sự là quá khó. 

3.Ưu điểm của SWIFT

Không phải tự nhiên mà doanh thu của SWIFT có thể lên tới 200 triệu USD trong một ngày. Khi được thành lập mục đích đầu tiên mà Hiệp hội đưa ra không phải là để kinh doanh, kiếm lợi nhuận. Vẫn có rất nhiều quốc gia khác nhau muốn tham gia vào SWIFT. Vì nó mang lại khá nhiều lợi ích cho các nước tham gia.

– SWIFT là một tổ chức, mạng lưới truyền thông chỉ hoạt động và sử dụng trong hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tài chính. Nhờ vậy mà SWIFT có tính bảo mật cao hơn, an toàn hơn. Rất khó để đánh cắp được các thông tin ở SWIFT. 

SWIFT có thể thực hiện được một số lượng lớn giao dịch trong thời gian ngắn nhờ vào tốc độ truyền tin nhanh. Đây là một điểm cực kỳ quan trọng, bởi trong thời đại 4.0 như thế này, không một ai muốn phải chờ đợi quá lâu để xem một thông tin nào đó. 

-So với hình thức Thư tín và Telex thì chi phí khi tham gia SWIFT trên một điện giao dịch thấp hơn rất nhiều. Nó chỉ rơi vào khoảng 0,25 USD/ điện, tức là chưa đến 6.000đ tiền Việt Nam. Như vậy là quá thấp cho truyền thông dạng truyền thống khác. 

SWIFT sẽ thống nhất và sử dụng những tiêu chuẩn chung để áp dụng cho tất cả thành viên khi tham gia. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác nhau, dù ở bất kỳ đâu trên Thế giới, một khi đã tham gia và SWIFT thì đều phải sử dụng những tiêu chuẩn và quy tắc chung này. Cách này vừa tạo ra sự thống nhất trong quá trình hoạt động vừa giúp cho người dùng dễ dàng và linh hoạt hơn.

4.Điều kiện khi gia nhập SWIFT

Để được tham gia và trở thành một phần của SWIFT, các ngân hàng trên khắp Thế giới, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính buộc phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe của SWIFT. Như vậy chất lượng sẽ được đảm bảo, hiệu quả hoạt động cũng cao hơn nhiều.

SWIFT là gì
Hình 3: Điều kiện để tham gia vào SWIFT

Trong SWIFT sẽ chia ra ba nhóm thành viên chính: Các tổ chức có sự kiểm soát, các tổ chức không có sự kiểm soát và doanh nghiệp và tổ chức khác. Cụ thể như sau:

4.1 Nhóm 1 của SWIFT: Tổ chức tài chính có sự kiểm soát (SFI)

Nhóm hay sẽ chia ra thành hai loại chính là các tổ chức hoạt động sau khi đã cam kết và có các dịch vụ, hoạt động trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm hoặc đầu tư. 

Loại thứ hai trong SWIFT là các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên kết giữa các thành viên trực thuộc chính phủ hoặc nằm trong chính phủ có các dịch vụ trong các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoặc đầu tư, tài chính.

4.2 Nhóm 2: Các tổ chức tài chính nhưng không có sự kiểm soát

Nhóm hai của SWIFT sẽ khác với nhóm 1. Đây sẽ là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Họ không bị kiểm soát của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường tài chính. 

Nhóm SWIFT cũng chia ra thành hai loại hình là:

-Tổ chức thực hiện các giao dịch và hoạt động dịch vụ trong ngành tài chính, thanh toản, chứng khoán, ngân hàng, tài chính,v.v. cho các Tổ chức tài chính. Tuy nhiên, các tổ chức này lại thuộc quyền quản lý và kiểm soát của các đơn vị chức năng có thẩm quyền. 

-Các tổ chức được thành lập với mục đích trọng tâm là cung cấp dịch vụ cho tổ chức tài chính có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường tài chính. Dịch vụ này sẽ bao gồm: dịch vụ yêu cầu gửi điện giao dịch dưới tên của tổ chức tài chính không kiểm soát (NSE), dịch vụ hỗ trợ giao dịch tài chính thông qua các phương tiện thông tin và xử lý thông tin.

Tất nhiên, cả hai loại hình tổ chức trên dù không bị kiểm soát nhưng vẫn là một tổ chức hợp pháp, có đầy đủ các chứng từ hợp lý, hoạt động một cách minh bạch và có tổ chức nhất định. Không vi phạm pháp luật, thực hiện đầy đủ các chính sách, minh bạch theo cơ chế luật pháp tại nước hiện hành. 

4.3 Nhóm SWIFT 3: Doanh nghiệp, tổ chức ngoài hai nhóm trên

Nhóm này sẽ bao gồm các loại hình như: Cơ quan quản lý thị trường tài chính, Doanh nghiệp, Công ty cung cấp dữ liệu thị trường chứng khoán, Tổ chức tham gia hệ thống thanh toán,  Công ty tham gia hệ thống giao dịch chứng khoán, v.v.

Tổng kết

SWIFT có nhiều ưu điểm điều đó được thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nó cũng gặp phải rất nhiều chỉ trích cũng như nhận phải một số ý kiến tiêu cực về tính kém hiệu quả của nó. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì SWIFT vẫn là một hiệp hội rất lớn trên Thế giới. 

Google search engine