Stochastic Oscillator là gì? Tổng quan về Stochastic

Trên sàn giao dịch chứng khoán, việc phân tích các thông số kỹ thuật thông qua các chỉ báo dao động là một kĩ năng vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng nên biết và nắm rõ để giúp các quyết định đầu tư trở nên hiệu quả. Các chỉ báo dao động đó có thể kể đến như RSI, MACD, Stochastic,… Và qua bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn những thông tin về chỉ báo Stochastic Oscillator, một trong những chỉ báo có cách sử dụng tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng vận dụng được một cách hiệu quả. Vậy Stochastic Oscillator là gì?

Định nghĩa về Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator hay còn được gọi là Stochastic hoặc Stoch là một chỉ báo động lượng được sử dụng rộng rãi trong thị trường chứng khoán, do tiến sĩ George Lane phát triển vào năm 1950. Chỉ báo này so sánh giá đóng cửa cụ thể của một chứng khoán với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể nắm bắt được động lượng hay xu hướng giá của loại chứng khoán đó.

Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ đưa ra tín hiệu khi nhận thấy giao dịch quá mua hoặc quá bán, sử dụng trong phạm vi giới hạn từ 0 -100. Khi nhận thấy các tín hiệu thì nhà đầu tư nên xem xét cũng như đưa ra quyết định đúng đắn vì biến động đảo chiều trong thị trường có thể xảy đến ngay lập tức.

Stochastic Oscillator chỉ báo đa năng
Stochastic Oscillator chỉ báo đa năng

Cấu tạo của chỉ báo Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic Oscillator là sự kết hợp được tạo nên bởi hai đường, đường chính thể hiện giá trị của Stoch hay còn gọi là %K và đường %D, đường tính dựa trên SMA, là đường trung bình 3 giai đoạn của đường %K. Thông thường, đường %K sẽ được thể hiện bằng nét liền còn %D thì đứt nét. Đường %K đôi khi được gọi là chỉ báo ngẫu nhiên nhanh, ngược lại, đường %D bị phụ thuộc vào đường %K nên tốc độ sẽ chậm hơn và được gọi là chỉ báo ngẫu nhiên chậm.

Ngoài ra, còn có đường biên mặc định ở mức 20 và 80. Nếu chỉ báo vượt đường biên 80 thì giá đang quá mua, ngược lại nếu vượt quá đường biên 20 thì đang ở tình trạng quá bán.

Như vậy, dựa vào các tín hiệu từ Stochastic Oscillator nhà đầu tư sẽ được gợi ý nên mua hay bán, dừng mua hay dừng bán, hoặc chốt lời trong thời điểm đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, vì chỉ báo không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn, không phải lúc nào vượt biên thì xu hướng sẽ đảo chiều vì thị trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy để đưa ra được quyết định chính xác thì nhà đầu tư cần kết hợp và nghiên cứu nắm bắt các yếu tố khác.

Ví dụ về chỉ báo ​​Stochastic Oscillator
Ví dụ về chỉ báo ​​Stochastic Oscillator

Hạn chế của Stochastic Oscillator

Hạn chế của Stochastic Oscillator là nó đã tạo ra tín hiệu sai. Khi tín hiệu giao dịch được tạo ra bởi chỉ báo, nhưng giá không thực đảo ngược, điều này dẫn đến một giao dịch thua lỗ. Đối với điều kiện thị trường đầy biến động, điều này có thể xảy ra khá thường xuyên. Một cách để giúp bạn không vướng phải rủi ro do chỉ báo tạo nên là lấy xu hướng giá làm bộ lọc, nơi các tín hiệu chỉ được thực hiện nếu chúng cùng hướng với xu hướng.

Những lưu ý về chỉ báo Stochastic Oscillator

Thứ nhất, phải vào lệnh đúng thời điểm, không phải lúc nào cũng vào lệnh ngay lập tức khi nhận thấy tín hiệu của Stochastic Oscillator. Sở dĩ, Stochastic Oscillator còn phụ thuộc vào các tín hiệu khác như chỉ báo RSI, hay mô hình nến đảo chiều, chúng phải đồng thuận với nhau thì Stochastic Oscillator mới đưa ra tín hiệu điểm vào lệnh.

Thứ hai, Stochastic Oscillator ở khung càng nhỏ thì tín hiệu càng bị gây nhiễu và dễ bị sai lệch. Ngược lại, Stochastic Oscillator ở khung càng lớn thì xác suất chính xác càng cao.

Cuối cùng, hãy giao dịch theo đúng xu hướng, đừng đi ngược lại xu hướng của tín hiệu vì tín hiệu do chỉ báo Stochastic Oscillator được đưa ra từ việc kết hợp với nhiều loại tín hiệu khác.

Thông qua bài viết, chúng tôi mong rằng có thể đưa đến những thông tin hữu ích về Stochastic Oscillator để bạn có thể trau dồi thêm kỹ năng phân tích thông số kỹ thuật.

Google search engine